Tiết kiệm - Rèn luyện tính kỷ luật (P1)


Tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên để đạt đến sự giàu có. Ai cũng biết tiết kiệm tiền là điều vô cùng quan trọng, nhưng nhiều người phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày để có thể làm được điều đó. Hãy tiết kiệm tiền từ ngay hôm nay bằng một số biện pháp dưới đây.

Những lý do khiến người ta khó tiết kiệm được

Không chú trọng tiết kiệm tiền bạc: Một số bạn trẻ thường có quan điểm rằng “kiếm tiền để đi trải nghiệm” nên số tiền họ kiếm được hầu như dành toàn bộ để đi du lịch hoặc làm những việc mà họ thích, trong khi đó sổ tiết kiệm của họ dường như là con số 0.

Tuy nhiên nên rèn cho mình tư duy tiết kiệm tiền ngay từ sớm để: đảm bảo đủ chi trả cho các chi phí cá nhân, đề phòng trường hợp khẩn cấp sẽ cần một khoản tiền lớn, chuẩn bị kỹ càng để nắm bắt cơ hội bất chợt và hơn hết là có thể tự chủ về tài chính của bản thân.

cach tiet kiem tien 1

Nếu có tiền tiết kiệm, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống

Không có bất kỳ mục tiêu nào: Nhiều người mặc dù vẫn biết tiết kiệm tiền là thói quen tốt nhưng do không có mục tiêu cụ thể nên không có quyết tâm, do đó kế hoạch tiết kiệm tiền thường thất bại.

Ngay từ bây giờ, bạn nên bắt đầu xác định mục tiêu tiết kiệm tiền để: du lịch, mua nhà, mua xe, trợ giúp gia đình hay chuẩn bị chi phí chữa bệnh đến khi già. Sau đó, hãy tiếp tục xác định con số chi tiết mình sẽ cần là bao nhiêu, mỗi tháng phải kiếm được bao nhiêu và cần để dành bao nhiêu tiền.

Chi tiêu trước, tiết kiệm sau: Nhiều bạn thường sử dụng thu nhập để trả cho các khoản chi tiêu trước, sau đó số tiền còn lại sẽ để dành tiết kiệm. Tuy nhiên nếu thu nhập không cao, chi tiêu càng nhiều thì bạn chẳng tiết kiệm được gì.

Bạn nên trích một khoản cố định từ thu nhập của mình để tiết kiệm trước. Theo đó, số tiền còn lại sẽ cân đối cho việc chi tiêu. Cách này sẽ giúp bạn thay đổi thói quen chi tiêu, không lãng phí tiền vào những thứ mình không cần.

Đặt toàn bộ tiền tiết kiệm vào một chỗ: Nếu đặt tất cả tiền tiết kiệm vào một nơi hoặc cùng một tài khoản, bạn sẽ có suy nghĩ chủ quan, thói quen ỷ lại rằng bạn đang có dư một số tiền lớn, dễ dẫn đến việc chi tiêu bừa bãi. Đồng thời việc “bỏ trứng vào cùng một giỏ”, rủi ro rất cao.

Thay vào đó, hãy học cách “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, tạo nhiều tài khoản tiết kiệm độc lập với nhiều mục tiêu khác nhau. Khi đó, bạn dễ quan sát sự tăng trưởng của mỗi tài khoản riêng biệt. Nếu chưa đến ngày đáo hạn mà bạn cần gấp một số tiền nhỏ để chi tiêu, bạn có thể tất toán 01 sổ tiết kiệm, những sổ tiết kiệm còn lại vẫn tiếp tục được duy trì để nhận lãi.

Chỉ tiết kiệm khoản tiền bất ngờ nhận được: Nhiều người có thói quen chỉ tiết kiệm những khoản tiền lớn do may mắn nhận được (ví dụ được cho, được tăng lương hoặc trúng thưởng) chứ không tiết kiệm những đồng tiền hàng ngày.

Tuy nhiên để tiết kiệm được nhiều tiền, bạn nên bắt đầu có kế hoạch cụ thể mỗi ngày và đừng quên để dành từ những đồng tiền lẻ.

Tiết kiệm tiền một cách quá độ: Một số người vì quá “thắt lưng buộc bụng” nên chất lượng cuộc sống ngày càng giảm. Tình trạng này cứ kéo dài thì đến một thời điểm nào đó rất dễ phát sinh tiêu xài hoang phí.

Chúng ta cần hiểu rõ tiết kiệm là cắt bỏ những thứ lãng phí chứ không phải hạn chế các hoạt động cần thiết để dành dụm tiền bạc.

Nên tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Vì mức thu nhập và chi tiêu của mỗi người là khác nhau nên không thể có mức tiết kiệm tối thiểu chung.

Tuy nhiên theo phân tích của các chuyên gia, mỗi người thường dành khoảng 50% thu nhập hàng tháng cho các khoản chi tiêu bắt buộc, khoảng 30% thu nhập khác được dùng để chi tiêu cho các khoản phát sinh tùy ý. Như vậy 20% thu nhập còn lại dành cho tiết kiệm.

Lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên tiết kiệm khoảng 15 - 20% thu nhập mỗi tháng và bắt đầu từ năm 25 tuổi.

Cách tiết kiệm tiền hiệu quả

1. Đừng “coi thường” tiền lẻ 

Chúng ta thường có xu hướng chỉ muốn cất giữ những đồng tiền có mệnh giá lớn coi thường những đồng tiền lẻ, có thể vứt lung tung ở đâu đó rồi quên hoặc có xu hướng “tiêu đại cho gọn”, hễ cứ có tiền lẻ là chi tiêu hết. Tuy nhiên, hãy giữ lại những đồng tiền lẻ này trong vòng một tháng để xem kết quả nhé. Mặc dù chúng có giá trị nhỏ nhưng khi góp nhặt được nhiều thì con số mà bạn có được sẽ không hề ít đâu nhé.

cach tiet kiem tien 2

2. Sử dụng dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản lương

Hàng tháng, ngân hàng sẽ tự động trích vào tài khoản tiết kiệm một khoản tiền tương ứng. Điều này giúp bạn có thể tiết kiệm từ 10-20% thu nhập hàng tháng. Để tránh trường hợp bạn quên hay vì một lý do nào đó đột xuất cần phải chi nhiều tiền thì hãy để ngân hàng giúp bạn làm điều này. Chỉ cần ta đăng ký dịch vụ này của ngân hàng của ta là được.

3. Hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng

Hãy cất thẻ tín dụng ở nhà và đừng để chúng trong ví của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế bị “cám dỗ” khi có nhiều món đồ hấp dẫn ngoài đường đang được giảm giá nhưng tiền mặt trong ví của bạn không đủ để mua ngay lúc ấy.

4. Tiêu tiền để giảm stress? - Không!

Chúng ta thường hay biện minh cho việc chi tiêu của mình rằng để giải tỏa áp lực công việc căng thẳng hằng ngày bằng cách đi shopping, lê la hàng quán với bạn bè. Tuy nhiên đây chính là một thói quen xấu gây ảnh hưởng nhiều đến việc chi tiêu hàng tháng. Thay vì vậy, hãy chọn những giải pháp vừa không tốn kém những đem lại hiệu quả tuyệt vời như ập thể dục, một bài thiền hay yoga, đọc sách, xem phim, trồng cây, … sẽ giúp đầu óc bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. 

cach tiet kiem tien 3

5. Lập kế hoạch để trả nợ

Hãy đặt ra mục tiêu hàng tháng rằng bạn sẽ trả bao nhiêu tiền trong tổng số khoản nợ của mình hiện có. Hãy có một kế hoạch thật cụ thể và rõ ràng để có mục tiêu, động lực thúc đẩy bản thân tiết kiệm để trả các khoản nợ đó. Mỗi tháng sẽ phải trả bao nhiêu tiền, mỗi tháng phải tiết kiệm bao nhiêu để trả nợ. Điều này sẽ giúp bạn có cách tiết kiệm tiền tối đa.

Trên đây đã nêu nguyên nhân và cách tiết kiệm chi tiêu, hãy đón xem phần tiếp theo để cập nhật đầy đủ cách tiết kiệm để bản thân trở thành người biết tiết kiệm và kỷ luật hơn nhé.

Sưu tầm và tổng hợp

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành