Bí kíp tối ưu truy vấn cơ sở dữ liệu cần biết

24/03/2021

Lập trình viên mỗi ngày phải làm việc rất nhiều với các câu lệnh SQL do vậy họ hiểu được cách để tối ưu câu lệnh SQL cực kỳ quan trọng.

Việc tối ưu câu lệnh SQL sẽ làm tăng hiệu năng của ứng dụng, giảm thời gian chờ đợi của người dùng cuối. Hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn một số tips để làm điều đó nhé.

Những điều cần biết

Trước khi đi vào các tips tôi sẽ chia sẻ, các bạn cần nắm được một số khái niệm sau:

  • Cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ dữ liệu.
  • Những thao tác tới cơ sở dữ liệu gồm truy vấn (select), thêm (insert), sửa (update), xoá (delete) dữ liệu. Khi dữ liệu nhỏ, tốc độ thực hiện gần như là tức thì, khi dữ liệu đủ lớn thì tốc độ thực hiện trở thành một trở ngại đối với dự án. Đôi khi bạn có thể mất hàng giờ để thực hiện một thao tác bất kỳ tới cơ sở dữ liệu.

Bài toán đặt ra lúc này là làm sao giảm thời gian thực hiện mà vẫn đáp ứng được dữ liệu mong muốn. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương án để giải quyết bài toán này như sử dụng cache, đưa dữ liệu lên RAM...

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đưa ra một số lưu ý khi thao tác tới cơ sở dữ liệu nhằm đạt được hiệu năng tốt nhất.

 

Lưu ý: CSDL mình sử dụng là MsSql nhé.

Bí kíp tối ưu truy vấn cơ sở dữ liệu

1. Hạ tầng

Do cơ sở dữ liệu lưu trữ trên ổ cứng nên việc nâng cấp hạ tầng như chuyển ổ cứng thường thành SSD, kết nối mạng giữa server và client phải đảm bảo, tăng bộ nhớ, chia nhỏ thành nhiều CSDL rồi thực hiện tổng hợp lại... Cách thức này chỉ phù hợp trong một thời gian vì hạ tầng luôn bị giới hạn chưa kể chi phí cũng đội lên rất nhiều.

2. Giới hạn kết quả trả về

Chỉ trả về những trường được sử dụng (tránh sử dụng Select * ...). Hạn chế số bản ghi trả về.

3. Đánh chỉ mục (Index)

Chỉ mục là bảng tra cứu đặc biệt mà Database Search Engine có thể sử dụng để tăng thời gian và hiệu suất truy vấn dữ liệu. Một lưu ý nhỏ là: index làm tăng hiệu năng của lệnh SELECT nhưng lại làm giảm hiệu năng của lệnh INSERT, UPDATEDELETE. Chỉ nên index những trường có kiểu dữ liệu số. Những kiểu dữ liệu khác nếu không phải là đặc biệt, hoặc ko phải tìm kiếm nhiều thì ko nên index.

Ví dụ: bạn có bảng Users có trường Username là nvarchar(200). Trong ứng dụng việc truy vấn theo Username là rất nhiều nên bạn có thể đánh index cho trường Username đó.

Các trường được index không nên thao tác với một số phép toán phủ định như: “IS NULL”, “!=”, “NOT”, “NOT IN”, “NOT LIKE”... Vì vậy một trường được tạo ra và được xác định index thì nên là khác NULL hoặc có giá trị mặc định.

Hạn chế sử dụng phép toán so sánh 2 lần như “>=”, “<=” với những trường đánh index (bản chất của phép toán này là phép toán OR).

 

Ví dụ:

Select UserId, Username From Users Where Amount >= 18

Câu lệnh trên tương ứng với câu lệnh sau

Select UserId, Username From Users Where Amount > 18 Or Amount = 18

4. Sử dụng từ khoá Like phải hợp lý

Khi sử dụng LIKE, không nên sử dụng ký tự %, * đặt ở phía trước giá trị tìm kiếm.

Select UserId, Username, FirstName From Users Where FirstName Like '%Hello';

Bạn hãy thay thế bằng câu lệnh sau:

Select UserId, Username, FirstName From Users Where FirstName Like 'Hello%';

Hoặc trong trường hợp bắt buộc thì nên sử dụng FULL TEXT search như sau:

Select UserId, Username, FirstName From Users Where CONTAINS(FirstName, 'Hello');

6. Không nên sử dụng hàm thao tác trực tiếp đến các column

Chúng ta hãy xem ví dụ dưới đây - xác định danh sách user có tuổi lớn hơn 18:

Select UserId, Username, DateOfBirth From Users Where DATEDIFF(YY, DateOfBirth, GETDATE()) > 18

Hàm DATEDIFF đã tác động trực tiếp tới trường DateOfBirth. Chúng ta có thể thay thế thành câu lệnh như sau:

Select UserId, Username, DateOfBirth From Users Where DateOfBirth < DATEADD(YY, -18, GETDATE())

7. UNION vs UNION ALL

Khi sử dụng UNION, Mssql sẽ thực hiện sắp xếp, lọc và loại bỏ các bản ghi trùng. Sử dụng UNION không khác gì bạn đang sử dụng SELECT DISTINCT. Nếu chúng ta xác định việc hợp dữ liệu giữa các nguồn với nhau mà không có bản ghi trùng thì việc sử dụng UNION sẽ không hợp lý.

Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng UNION ALL.

8. Distinct, Order By

Hạn chế sử dụng 2 từ khóa này. Hai thao tác này chiếm phần lớn thời gian truy vấn vì phải thực hiện lọc bản ghi trùng và sắp xếp các bản ghi.

9. EXISTS vs COUNT; IN vs EXISTS và IN vs BETWEEN

Khi bạn muốn xác định một bản ghi có tồn tại không hãy chọn EXISTS thay vì COUNT hoặc IN.

Giữa IN và BETWEEN hãy chọn BETWEEN.

10. Đếm số bản ghi

Trong trường hợp sử dụng SELECT COUNT(*) để xác định số bản ghi thì thay bằng Select rows FROM sysindexes WHERE id = OBJECT_ID(‘table_name’).

11. Sử dụng store procedure (SP)

Đối với những thao tác được thực hiện thường xuyên và phức tạp, bạn nên sử dụng SP để giảm lượng dữ liệu truyền đến máy chủ (thay vì bạn phải gửi câu lệnh sql dài bạn chỉ cần gửi đi tên sp và danh sách tham số).

12. Tránh dùng CURSOR

Cursor không khác một vòng lặp thao tác tới từng bản ghi. Bản ghi đó sẽ bị lock cho tới khi được xử lý xong. Khi có thao tác tác động tới dữ liệu của cursor sẽ gây ra lỗi. Trong nhiều trường hợp sử dụng bảng temp để thay thế cho cursor. Nếu có thể hãy dùng biến table trong Mssql (từ phiên bản 2008 đến nay) thay thế cho bảng temp.

13. Tránh sử dụng trigger

14. Tránh sử dụng having và group by

15. Tránh sử dụng subquery

Có thể thay thế Sub-Query bằng JOIN.

Tạm kết

Trên đây là những tips mình hay thực hiện khi thao tác tới cơ sở dữ liệu. Mong sẽ có ích cho các bạn.

 

Theo codelearn.io

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành