20 câu tục ngữ - 20 bài học ý nghĩa từ Nhật Bản (P2)


Tục ngữ là sự kết tinh của những kiến thức từ đời ông cha để lại. Chúng giúp ta thay đổi cách ta suy nghĩ, sống tốt hơn mỗi ngày. Ngoài ra, nó cũng phần nào phản ánh văn hóa của một quốc gia. Dưới đây là 10 câu tục ngữ Nhật Bản tiếp nối phần trước sẽ dạy cho bạn những bài học trong cuộc sống!

11. Quá dài cho một obi, quá ngắn cho một tasuki (帯に短くたすきに長し) (Dài không được mà ngắn cũng không xong)

obiObi là một mảnh vải trang trí dùng để buộc quanh eo khi mặc kimono, như trong hình trên. Tasuki là một mảnh vải được sử dụng để buộc quần áo. Hình ảnh dưới đây cho thấy cách để sử dụng tasuki. Cách giữ quần áo này được gọi là tasuki-gake (たすき掛け).

Câu tục ngữ này ý nói về những thứ không bao giờ phù hợp để có thể sử dụng trong bất cứ trường hợp nào (Ý nghĩ về sự lỡ dở, lưng chừng).

12. Ăn trong cùng một cái nồi sắt (同じ釜の飯を食う)

nồi

Một kama là một cái nồi sắt, như hình trên, thường được sử dụng trong các bữa ăn chính của người Nhật. Câu tục ngữ này ý muốn nói tới việc tăng sự gắn kết cộng đồng, nhóm bằng cách cùng nhau ăn chung một bữa ăn, đồng thời cũng đề cập đến việc mọi người cùng nhau sống dưới một mái nhà.

13. Kappa cũng bị dòng sông cuốn trôi  (河童の川流れ)

kappa

Kappa là một sinh vật thần thoại của Nhật Bản. Kappa được cho là sống trong lòng những dòng sông trong vắt, có khả năng bơi lội tuyệt vời và rất thích ăn dưa chuột. Câu tục ngữ này có nghĩa rằng ngay cả một người là bậc thầy về một cái gì đó cũng có thể mắc sai lầm. Câu tục ngữ tương tự của Nhật Bản là "khỉ còn bị rơi từ trên cây" và "ngay cả Koubou (một thầy tu Phật giáo nổi tiếng) cũng mắc lỗi khi viết".

14. Nhảy xuống từ vũ đài của Kiyomizu (清水の舞台から飛び降りる)

Vũ đài của Kiyomizu, hay nói cách khác đó là một tầng quan sát của đền Kiyomizudera ở Kyoto. Có một truyền thuyết kể rằng nếu bạn nhảy khỏi nơi này mà không bị thương, điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta rằng đôi khi nên mạo hiểm một chút biết đâu thành công sẽ đến. 

15. Nếu không biết, bạn có thể bình an như Phật (知らぬが仏) (Ngu si hưởng thái bình)

Câu tục ngữ này ý muốn nói rằng, bạn sẽ được thảnh thơi, thanh thản như đức Phật nếu như bạn không biết sự thật của một chuyện gì đó. Đồng thời câu tục ngữ này cũng mang nghĩa bạn sẽ vô tư, hạnh phúc hơn nếu không biết sự thật. Môt câu tục ngữ tương tự trong tiếng Anh là "ignorance is bliss." (Không biết là hạnh phúc)

 16. Ba người hợp lại sẽ trở nên sáng suốt hơn (三人寄れば文殊の知恵) (Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao)

Câu tục ngữ này có nghĩa rằng ngay cả với những cá nhân không đặc biệt thông minh, nhưng bằng cách tập hợp lại với nhau, họ có thể cho ra những ý tưởng tuyệt vời; hai cái đầu vẫ tốt hơn một cái đầu.

 17. Dáng đứng của cô ấy trông giống như một bông hoa mẫu đơn Trung Quốc, dáng ngồi của cô ấy trông giống như một bông hoa mẫu đơn, và dáng đi của cô ấy trông giống như một bông huệ (立てば芍薬座れば牡丹歩く姿は百合の花) 

hoa mau don

Câu tục ngữ này mô tả ngoại hình và hành vi được coi là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp của người phụ nữ bằng cách sử dụng phép ẩn dụ, so sánh với các loài hoa. Trong hình trên là hoa shakuyaku và botan, thuộc cùng một họ hoa mẫu đơn nhưng hơi khác nhau. Hoa shakuyaku trông giống như ảnh bên dưới.

 18. Mặt trăng và rùa mai mềm Trung Quốc (月と鼈) (Một trời một vực) 

Mặt trăng thì tròn. Con rùa mai mềm Trung Quốc, như trong hình trên, cũng tròn. Cả hai đều có hình dạng giống nhau, nhưng giá trị khác nhau. Một mặt trăng là biểu tượng của vẻ đẹp, trong khi con rùa mai mềm lại sống trong bùn bẩn. Do đó, câu tục ngữ này dùng để nói tới những thứ quá khập khiễng không thể mang ra so sánh.

19. Nấu lên và uống chất bẩn bên dưới móng tay (爪の垢を煎じて飲む)

Câu tục ngữ này ám chỉ việc cố gắng trở thành một người tuyệt vời bằng cách uống chất bẩn từ bên dưới móng tay của những người tài giỏi đi trước. Senjiru (煎 じ る) có nghĩa là việc chiết xuất các thành phần thảo mộc bằng cách đun sôi chúng. Câu tục ngữ cũng có thể được hiểu là những người vĩ đại thì ngay cả bụi bẩn dưới móng tay họ cũng có đáng giá.

 20. Đếm da chồn trước khi bắt chúng (捕らぬ狸の皮算用) (Đếm cua trong lỗ) 

chồn

Ý câu này chỉ những người chưa bắt tay vào công việc nhưng đã tính toán xem có thể nhận được lợi ích bao nhiêu, tương tự với câu “Đếm gà trước khi chúng nở”. Câu này thường được nói gọn lại thành “kawazanyou."

Theo tsunagujapan.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành