20 câu tục ngữ - 20 bài học ý nghĩa từ Nhật Bản (P1)


Hai cái sai không làm nên một cái đúng. Ngòi bút sắc hơn thanh kiếm. Khi ở Rome, làm những gì người Roma làm. (Nhập gia tùy tục). Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những câu tục ngữ trên ít nhất một lần. Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến những câu tục ngữ Nhật Bản chưa? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 20 câu tục ngữ rất thông dụng tại Nhật Bản!

Tục ngữ là sự kết tinh của những kiến thức từ đời ông cha để lại. Chúng giúp ta thay đổi cách ta suy nghĩ, sống tốt hơn mỗi ngày. Ngoài ra, nó cũng phần nào phản ánh văn hóa của một quốc gia. Dưới đây là 20 câu tục ngữ Nhật Bản sẽ dạy cho bạn những bài học trong cuộc sống! 

1. Đừng cho cô dâu/con dâu ăn cà tím (秋茄子は嫁に食わすな)ca tim

Có rất nhiều cách giải thích cho câu tục ngữ này. Bởi từ "yome" trong tiếng Nhật vừa có nghĩa là cô dâu vừa có nghĩa là con dâu, vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau. Bạn có thể hiểu rằng, câu tục ngữ thể hiện những xích mích không thể tránh khỏi giữa mẹ chồng và nàng dâu, bởi cà tím là một thực phẩm vô cùng ngon. Ý kiến khác lại cho rằng ăn quá nhiều cà tím có thể gây bệnh, người mẹ chồng biết điều đó và muốn bảo vệ con nên đã ngăn không cho cô con dâu ăn.

2. Giấu đầu hở đuôi (頭隠して尻隠さず)

Giấu đầu hở đuôi Câu tục ngữ này có nghĩa là bạn nghĩ rằng bạn đã che giấu tất cả những sai sót của mình, nhưng thực tế bạn chỉ che đậy được một phần của chúng, mọi người khác đều có thể nhìn thấy vấn đề.

3. Sau lễ hội (後の祭り)

Câu tục ngữ này có nghĩa đen là "đã quá muộn!" Dù bạn hối tiếc điều gì đó thì cũng đã quá muộn, và thật lãng phí thời gian cho việc tiếc nuối. "Matsuri" trong tiếng Nhật có nghĩa là "lễ hội", thường được thực hiện tại các đền thờ Thần đạo, đền thờ Phật giáo, những lễ hội này có không khí rất là vui vẻ.

4. 3 năm ngồi trên tảng đá  (石の上にも三年)

3 năm ngồi trên tảng đá

Điều gì xảy ra khi bạn ngồi trên một hòn đá trong 3 năm? Hòn đá đó sẽ ấm lên. Câu tục ngữ này có nghĩa là cho dù bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn, thế nhưng nếu kiên trì, bạn cũng sẽ thay đổi được điều gì đó và mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.

5. Hãy gõ vào cây cầu đá trước khi đi qua (石橋を叩いて渡る)

Hãy gõ vào cây cầu đá trước khi đi qua

Cầu đá theo nghĩa đen là rất chắc chắn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại cầu nào khác, cầu đá vẫn có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu cấu trúc xuống cấp. Câu tục ngữ này cho thấy sự cần thiết phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa bất trắc cho dù có những chuyện tưởng như đơn giản và an toàn lúc đầu.

6. Cuộc gặp gỡ một lần trong đời (一期一会)

Câu tục ngữ này là để nhắc nhở chúng ta rằng: những cuộc gặp gỡ với mọi người trong cuộc sống chỉ là tạm thời mà thôi, do đó hãy luôn ghi nhớ, tôn trọng đối phương và cư xử để sau này khi không gặp mặt nhau nữa cũng không phải luyến tiếc điều gì.

7. Cả đầu cá mòi cũng chứa đựng tâm linh (鰯の頭も信心から)

Nguồn gốc của câu tục ngữ này xuất phát từ thời Edo. Trong thời kỳ đó, người Nhật có phong tục treo đầu cá mòi trên đường vào nhà vào ngày Setubun (ngày trước Risshun, ngày đầu tiên của mùa xuân theo lịch âm) để xua đuổi linh hồn ma quỷ. Câu này ý muốn nói chỉ cần có đức tin, bất kì thứ gì cũng trở thành sức mạnh chống lại cái xấu, bởi vì đức tin là một điều gì đó rất bí ẩn.

8. Niệm phật vào tai ngựa (馬の耳に念仏) (Đàn gảy tai trâu) 

Niệm phật vào tai ngựa

Câu tục ngữ này có nghĩa là việc giảng những điều hay, điều lý tưởng, tuyệt vời cho một người hay một vật không có khả năng hoặc không cố gắng hiểu thật sự lãng phí thời gian. Người Nhật Bản còn những câu tương tự khác như "bàn triết học của Khổng Tử với chó", "đưa tiền cho một con mèo" và "cho heo đeo vòng ngọc". 

9. Thả tôm bắt cá tráp (海老で鯛を釣る) (Thả con cá bé bắt con cá lớn) 

Thả Tôm bắt cá TrápCá tráp là loại cá cao cấp ở Nhật Bản, và thường được ăn trong các dịp lễ hội hay trong các bữa tiệc ăn mừng. Trong khi đó tôm lại là một loại hải sản rất bình dân và phổ biến. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là chỉ cần bỏ ra một chút công sức hoặc số tiền nhỏ là ta có thể thu được lợi nhuận cực lớn. 

 10. Nằm dưới trướng của kẻ lực lưỡng (縁の下の力持ち)(Anh hùng vô danh) 

En (縁) là hiên gỗ dài và mỏng trong những ngôi nhà kiểu Nhật Bản, như bạn có thể thấy ở phía dưới bên phải của hình ảnh trên. En không phải là điểm nổi bật, nhận được nhiều chú ý trong thiết kế của một ngôi nhà. Câu tục ngữ này ám chỉ tới việc bạn làm việc chăm chỉ cho người khác nhưng lại không hề được công nhận, cũng như những người anh hùng vô danh, hay những người làm những công việc thầm lặng.

Hãy đón xem 10 câu tục ngữ Nhật Bản tiếp theo nhé!

Theo tsunagujapan.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành