10 Phẩm chất của người quản lý dự án


Phẩm chất nào là quan trọng nhất đối với quản lý dự án giỏi?

Trong vài năm qua, những người trong tổ chức ESI International, các nhà quản lý trên thế giới trong chương trình đào tạo quản lí dự án đã tìm ra những điều giúp cho quản lý dự án trở nên xuất sắc.

Với cơ hội duy nhất đó là hỏi các nhà quản lý dự án tài năng nhất trên thế giới về các khóa học quản lí dự án, ESI đã có gắng thu thập toàn bộ những phản hồi của họ và dưới đây là top 10 phẩm chất được họ liệt kê trong quá trình khảo sát.

1. Chia sẻ tầm nhìn

Một người quản lí dự án giỏi thường được cho là người có tầm nhìn về dự án. Với doanh nhân, đây là phẩm chất càng không thể thiếu. Để cho cả đoàn tầu doanh nghiệp của bạn được chuyển bánh đúng hướng, bạn cần chia sẻ thường xuyên và rõ ràng về tầm nhìn của mình cho doanh nghiệp.

Về quản lý dự án, phẩm chất này sẽ dẫn tới khả năng nhìn ra được các vấn đề thay đổi và có thể phân các mốc cho dự án. Nhiều người cho rằng quản lí là người nâng chúng ta lên, cho chúng ta biết lí do để có thể đạt được mục đích và đưa ra tầm nhìn cũng như truyền thêm năng lượng cho mọi người.

Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn có thể  làm cho mọi người cảm thấy họ có vai trò thực sự quan trọng trong dự án. Họ cho phép mọi người được trải nghiệm và làm việc theo cách nhìn riêng của từng người.

Theo ông Bennis, ông có viết rằng: ” quản lí dự án sẽ cho mọi người cơ hội được tạo ra tầm nhìn cho chính mình, có thể giúp mọi người thấy được tầm nhìn nào sẽ phù hợp và có ý nghĩa với công việc và cuộc sống của họ và giúp họ hình dung tương lai của họ đóng vai trò là một phần trong dự dự án.

2. Giao tiếp hiệu quả

Kĩ năng quan trọng thứ 2 chính là có khả năng giao tiếp với mọi người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Quản lí dự án luôn phải là người giao tiếp rõ ràng về mục đích, trách nhiệm, cách thể hiện bên ngoài, mong đợi, và phản hồi từ khách hàng. Với doanh nhân, đây thậm chí là công việc bạn phải làm hàng ngày, với đồng nghiệp, với khách hàng, với đối tác,…

Người quản lí phải có khả năng đàm phán hiệu quả

Người quản lí phải có khả năng đàm phán hiệu quả

Cởi mở và thẳng thắn tạo nên giá trị to lớn, doanh nhân hay người lãnh đạo dự án cũng là người kết nối toàn đội. Người quản lí phải có khả năng đàm phán hiệu quả và biết thuyết phục khi cần thiết để đảm bảo sự thành công cho cả đội cũng như cho cả dự án.

Nhờ có giao tiếp hiệu quả, quản lí dự án sẽ hỗ trợ từng thành viên trong đội cũng như giúp đội đạt được những thành tựu thông qua việc hướng dẫn rõ ràng để đạt được kết quả và cả đội cùng nhau tiến bộ.

3. Tính toàn vẹn, không giả dối

Một trong những đặc điểm quan trọng của quản lí dự án là phải mới rằng bất kể hành vi, không phải là lời nói, thiết lập cách làm việc cho cả đội. Người lãnh đạo giỏi đòi hỏi phải cam kết được những gì mình nói và đi đôi với làm, các hành vi, ứng xử, đạo đức. Tạo ra tiêu chuẩn cho những hành vi mang tính đạo đức và phải làm được những điều đó, kèm theo khen thưởng những ai có trách nhiệm trong công việc.

Quản lí mà chỉ thúc đẩy các thành viên trong đội với mục đích cá nhân thì sẽ không mang lại niềm vui và tin tưởng cho cả đội. Quản lí là đại diện cho tính toàn vẹn, không giả dối, luôn chia sẻ, có các hành vi đúng mực và cống hiến vào dự án một cách thực sự. Nói cách khác, quản lí dự án là luôn làm được những gì mình đã nói và luôn được sự tin tưởng của người khác.

4. Hăng hái

Không cầu kì và đơn giản – Chúng ta thường không thích những người lãnh đạo tiêu cực – những người này sẽ làm xuống tinh thần của cả đội.

Chúng ta luôn mong muốn người quản lí luôn nhiệt tình, lúc nào cũng hừng hực khí thế và lúc nào cũng làm việc với thái độ tích cực.

Chúng ta muốn rằng chúng ta là một phần của một cuộc hành trình có tương lai –  chúng ta muốn có cảm giác về một tương lai tốt đẹp.

Chúng ta thường có xu hướng làm theo những người có thái độ tích cực , chứ không phải những người cho chúng ta 200 lí do tại sao không thể làm được điều gì đó.

Người quản lí nhiệt tình luôn cam kết mục tiêu và thực hiện mục tiêu của mình bằng một sự lạc quan. Người quản lí là một người mà luôn thể hiện sự tự tin vào một dự án  và luôn muốn chia sẻ sự kì vọng và lạc quan của mình. Nhiều nhà quản lí giỏi biết rằng tính cách hăng hái rất dễ bị “ lây nhiễm”.

5. Đồng cảm

Sự khác biệt giữa đồng cảm và thông cảm là gì? Mặc dù hai từ này đều gần giống nhau, nhưng trên thực tế, nó lại là bổ sung cho nhau. Theo ông Norman Paul, thông cảm chủ yếu nghiêng về cảm xúc riêng của một con người khi chúng được đối chiếu với những việc khác và có chút lo ngại về tính xác thực và sự phù hợp với tùy từng người.

Nói cách khác, đồng cảm  là giả thiết sự tồn tại của một mục tiêu của một cá thể bao gồm cảm xúc, ý tưởng, và những kí ức của người đó. Và một người lãnh đạo xuất sắc là người biết nhận ra rằng tất cả mọi người chúng ta đều có cuộc sống riêng ngoài công việc.

6. Có năng lực

Đơn giản chỉ cần giao việc cho họ và chúng ta phải tin rằng người đó biết mình đang làm làm gì. Tuy nhiên, năng lực quản lí không liên quan đến năng lực mang tính kĩ thuật mà quản lí dự án cần phải có trong lĩnh vực cốt lõi của một doanh nghiệp. Quản lí dự án đơn thuần chỉ là một lĩnh vực thiết yếu trong việc quản lí dự án.

Như từ trước đến nay, người quản lí dự án sẽ được chọn dựa vào khả năng dẫn dắt các thành viên trong đội thành công hơn là việc đánh giá chuyên môn về kĩ thuật. Việc có một bản danh sách liệt kê các thành tựu đạt được là cách tốt nhất để nhận ra năng lực thật sự. Expertise in leadership skills is another dimension in competence.

Để trở thành một nhà quản lí có năng lực thật sự, thì ngươi này phải có khả năng vượt qua những khó khăn, truyền cảm hứng, làm được và biết khuyến khích các thành viên trong đội.

7. Có khả năng giao nhiệm vụ

Niềm tin là một yếu tố rất cần thiết của người quản lí dự án  với các thành viên trong đội. Bạn phải chứng mình niềm tin vào người khác qua hành động – bạn sẽ kiểm tra và quản lí công việc như thế nào, bạn sẽ giao việc như thế nào và bạn cho những ai tham gia vào dự án.

Người quản lí nào không tin tưởng vào người khác thì sẽ thường thất bại và sẽ mãi chỉ là người quản lí ở tầm vi mô hoặc nhận tất cả các phần việc về mình. Một quản lí dự án có thể lười một chút nhưng sẽ khá thú vị. Một doanh nhân biết giao nhiệm vụ cho người khác sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.

8. Bình tĩnh trước áp lực

Nếu chúng ta đang sống trong một thế giới hoàn hòa, thì dự án sẽ được giao đúng thời gian, vẫn nằm trong dự trù kinh phí và không có vấn đề lớn hay những trở ngại. Nhưng vì chúng ta không sống trong thế giới luôn luôn hoàn hảo đó, có nghĩa là dự án thì phải có những khó khăn. Một quản lí nhiệt huyết sẽ giải quyết được những vấn đề xảy đến.

Khi quản lí  gặp phải vấn đề nào căng thẳng, họ sẽ coi đó là một việc thú vị và họ sẽ cảm thấy họ có thể thay đổi được nó và coi đó như một cơ hội. Trong số những việc bất ổn, thay đổi, lộn xộn, các nhà quản lí sẽ càng vững bước và vẽ ra được hướng đi tốt đẹp trong tương lai cho dự án. Và hãy nhớ – không được để cho các thành viên thấy bạn lo lắng.

9. Kĩ năng xây dựng nhóm

Nhiều người nghĩ rằng một người xây dựng được một nhóm mạnh là người mạnh mẽ, hướng toàn đội vào  mục tiêu chung và đi đúng hướng. Để phát triển đội từ một nhóm toàn người lạ thành một đội gắn kết thì người quản lí phải hiểu rõ quá trình và biết được những động lực cần thiết cho việc nâng cao chất lượng đội.

Người quản lí phải biết lựa chọn cách quản lí phù hợp áp dụng cho từng giai đoạn phát triển. Quản lí phải hiểu rõ từng thành viên trong đội và biết cách làm thế nào để tận dụng từng người một cách phù hợp.

Hiểu rõ từng thành viên trong đội và biết cách làm thế nào để tận dụng từng người một cách phù hợp

teamwork

10. Kĩ năng giải quyết vấn đề

Mặc dù nhiều người cho rằng một nhà quản lí giỏi  sẽ có trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề với toàn đội, chúng tôi mong muốn các nhà quản lí dự án của chúng tôi phải có kĩ năng giải quyết vấn đề thật sự xuất sắc.

Họ phải thật sáng suốt và nhanh nhạy với những cơ hội mới hoặc hiện ra trước mắt và không cần bận tâm nhiều vào về việc người khác đã thực hiện thế nào.

Theo startnow.vn

Ảnh Internet

Japan IT Works

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành