So sánh AWS và Azure

02/11/2020

Như chúng ta đã biết, trong dịch vụ điện toán đám mây hiện tại, 2 ông lớn Microsoft và Amazon đang chiếm đầu thị trường. Với thị phần lớn nhất, Amazon Web Services (AWS) không chỉ là người thống trị với thị phần lớn nhất mà hiện dung lượng hạ tầng đám mây của AWS còn lớn gấp mười lần 14 đối thủ cạnh tranh còn lại. Không chỉ có dung lượng lớn hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, các tính năng của AWS cũng trội hơn hẳn các đối thủ khác.

Theo dự tính của Gartner, AWS hiện có khoảng 92% các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp, trong khi đó đối thủ theo sau là Microsoft Azure chỉ có khoảng 75%, các đối thủ khác còn bị bỏ lại xa hơn.

DIEN TOAN DAM MAYĐã hơn 10 năm kể từ khi Amazon Web Services (AWS) ra đời. Trong thời gian đó rất nhiều đã thay đổi về AWS và những sản phẩm cạnh tranh với nó. Một trong những đối thủ cạnh tranh đó là Microsoft Azure hoạt động từ năm 2010. Không lâu như AWS, nhưng hơn sáu năm cũng là thời gian khá dài mà Microsoft đã cải tiến đáng kể đối với tất cả sản phẩm của mình.

Cả hai dịch vụ đều có đủ thời gian để tạo ra các sản phẩm linh hoạt, ổn định. Ở high level, bạn sẽ so sánh AWS như một sự lựa chọn ổn định và đáng tin cậy. Còn đối với Microsoft Azure, là sự tích hợp tốt với các công cụ của Microsoft như Visual Studio, SQL Server, và bao gồm cả Windows.

1. Basic

Amazon IaaS (Infrastructure as a Service) cung cấp vào bốn thể loại là: compute, lưu trữ (Storage) và phân phối nội dung (Content Delivery), cơ sở dữ liệu (Database), và mạng (Networking). Tất cả các tài nguyên này đều được sử dụng dựa trên các dịch vụ bảo mật và nhận dạng của Amazon, bao gồm Amazon hosted Active Directory, AWS Identity Management, AWS Certificate quản lý các chứng chỉ SSL/TLS và thậm chí cả phần cứng - dựa trên storage thông qua AWS CloudHSM. Bạn có thể theo dõi việc sử dụng tài nguyên cơ sở hạ tầng của mình thông qua các công cụ quản lý như Amazon CloudWatch, AWS Cloudtrail để theo dõi hoạt động của người dùng và sử dụng API và AWS Config để theo dõi việc kiểm kê và thay đổi tài nguyên.

Azure bao gồm tất cả các thể loại, mà nó gọi là: Compute , Quản lý dữ liệu (bao gồm cơ sở dữ liệu) (data manage) và Hiệu suất (Performance), và Mạng (Networking). Nó sẽ bảo mật các dịch vụ này bằng cách sử dụng kết hợp Azure Active Directory, Active Directory Federation Services, Multi-Factor Auth và Azure Role-Based Access Control. Azure cũng có một số dịch vụ và tích hợp để giám sát và cảnh báo sâu về các chỉ số hiệu năng và logs.

2. License

Các ứng dụng máy chủ Microsoft có đủ điều kiện có thể được triển khai trên AWS sử dụng giấy phép hiện có. Điều này cho phép bạn dễ dàng di chuyển khối lượng công việc của bạn tới đám mây của Amazon Web Services mà không phải trả bất kỳ khoản phí cấp phép phần mềm bổ sung nào của Microsoft. Lợi ích này dành cho khách hàng có Volume Licensing của Microsoft với các ứng dụng máy chủ đủ điều kiện được bảo hiểm bởi các hợp đồng chủ động của Microsoft Software Assurance (SA). Không chỉ Giấy phép di động làm cho quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn đối với các khách hàng hiện tại của SA, nó cho phép khách hàng mua license vĩnh viễn trong khi vẫn tận dụng hiệu quả của đám mây.

Giấy phép Di chuyển thông qua Bảo đảm Phần mềm (SA) cho phép khách hàng của Microsoft có Volume Licensing triển khai các ứng dụng máy chủ đủ điều kiện với phần mềm Bảo đảm Phần mềm đang hoạt động trên Azure. Với lợi ích Bảo hiểm Phần mềm này, không cần phải mua giấy phép mới và không có phí di chuyển liên quan, bạn có thể dễ dàng triển khai các giấy phép hiện có trên nền tảng đám mây Azure.

Về tính năng này thì cả 2 cùng đủ tiêu chuẩn để chạy các phần mềm / hệ điều hành sử dụng hàng của microsoft.

3. Hybrid Cloud

Nếu như Amazon Web Services là người tiên phong trong điện toán đám mây, thì Microsoft Azure lại là người đi đầu trong việc đưa hybrid cloud đến với khách hàng. Đây có lẽ là điểm yếu duy nhất trong chiến lược đám mây của Amazon mà Microsoft có thể tận dụng. Không như Azure, AWS dường như không quan tâm lắm đến nhu cầu này của khách hàng. Trên thực tế, nhiều tổ chức muốn lưu các dữ liệu nhạy cảm trên server riêng của họ, nhưng đồng thời họ vẫn muốn sử dụng các dịch vụ và tính năng của đám mây trong server riêng đó. Microsoft đã nhìn thấy mô hình này và đáp ứng với sự hỗ trợ mạnh mẽ cho cấu hình đám mây lai.

DAM MAY

Do vậy, Azure cho phép khách hàng có thể tạo ra các ứng dụng lai khi vừa có thể sử dụng dữ liệu trong server riêng của mình, đồng thời các ứng dụng đó cũng có thể kết hợp với sức mạnh điện toán của đám mây để đẩy mạnh khả năng tính toán, tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc.

Ngoài ra, giải pháp này của Azure còn giúp các lập trình viên, không chỉ có thêm dung lượng lưu trữ trên server riêng, mà còn an tâm hơn cho sản phẩm của mình khi có thể đa dạng hóa biện pháp sao lưu dữ liệu. Các ứng dụng có thể vừa “sống” được ở trong cả các server riêng của lập trình viên và trên đám mây Azure. Ngoài ra, với các ứng dụng có các plugin hay services khác chạy trên server riêng, Azure cũng cho phép các phần riêng này của ứng dụng có thể tương tác với phần còn lại chạy trên đám mây. Với các nền tảng như Azure StorSimple, Hybrid SQL Server, Azure Stack và những thứ khác, Microsoft rõ ràng có lợi thế trong Hybrid Cloud.

Amazon biết rằng họ cần phải tạo bước tiến ở đây và họ cũng đang cố gắng phát triển. Amazon hiện cung cấp một số giải pháp lai như Storage Gateway, DynamoDB Local, và OpsWorks, nhưng cho tới bây giờ, Microsoft vẫn có lợi thế lớn.

4. Microsoft Service

Microsoft đã luôn tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, và khi những người dùng Windows và hầu hết các nền tảng khác mà các khách hàng này đang sử dụng, điều đó có nghĩa là câu chuyện tích hợp vào Azure của họ là tuyệt vời.

Với việc được tích hợp các công cụ phổ biến của Microsoft, các khách hàng sẽ nhanh chóng làm quen với các thao tác cũng như sử dụng nhanh hơn khi họ là khách hàng dịch vụ đám mây Azure. Đặc biệt là với các khách hàng vốn đang dùng các dịch vụ của Microsoft trong nội bộ doanh nghiệp như SQL Server, BizTalk Server hay IIS, thì việc sử dụng Azure sẽ giúp họ tiếp tục sử dụng các công cụ này thay vì phải chuyển sang làm quen với công cụ khác.

Microsoft cũng đảm bảo rằng Visual Studio và tích hợp TFS là tuyệt vời và Active Directory tích hợp tốt. Bạn có thể sử dụng các tài khoản Active Directory giống như bạn đã đăng nhập vào các dịch vụ đám mây Azure như Office 365 hoặc Azure SQL một cách bình thường.

Trong khi đó, các dịch vụ của AWS vẫn còn quá phức tạp và người dùng phải đọc rất nhiều hướng dẫn để có thể nắm được cách sử dụng.

5. Open Source

Đối với mã nguồn mở, cho đến gần đây, Azure đã hỗ trợ cho các phiên bản Ubuntu, CentOS, Oracle, SUSE Linux Enterprise và openSUSE. Còn với phiên bản của Red Hat – RHEL (Red Hat Enterprise Linux), sau nhiều lần trì hoãn, mãi đến đầu tháng 11/2016, Microsoft mới chính thức thông báo Azure sẽ hỗ trợ cho phiên bản này. Dù trước đây Microsoft luôn chê bai Linux nhưng hiện tại đã phải thay đổi cách nhìn.

Mối quan hệ xấu đó cho phép Amazon AWS mở ra một vị trí dẫn đầu đáng kể về Azure trong không gian lưu trữ đám mây của Open Source. AWS sử dụng Linux ngay từ đầu. Vì vậy, nếu bạn là người dùng nguồn mở, có thể bạn sẽ khá thoải mái với AWS và với tất cả các tích hợp công cụ mã nguồn mở mà nó cung cấp.

PowerShell và .NET Core đều là mã nguồn mở và nhận pull request trên GitHub. SQL Server chạy trên Linux và Hyper-V sẽ chạy Docker. Đó là xu hướng sẽ tiếp tục trong Azure, nơi bạn có thể chạy các nhóm Red Hat Enterprise Linux và Apache Hadoop. Azure và Microsoft, nói chung, đang thực sự cố gắng để nắm lấy mã nguồn mở như một trong những thay đổi chiến lược lớn nhất.

Amazon có lẽ vẫn còn có ưu thế ở đây vì lịch sử của nó gắn với mã nguồn mở rất lâu. Và bởi vì Azure thực sự hoạt động trơn tru hơn nhiều nếu bạn sử dụng các công cụ phát triển của Microsoft hơn là không có chúng.

6. Costs

Chi phí luôn là một trong các yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc. Hiểu rõ điều này, nên cả hai nhà cung cấp dịch vụ đám mây, Azure và AWS đều đưa ra các mức giá tương đương nhau, nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các dịch vụ riêng biệt hoặc các cách tính phí sử dụng khác nhau. Để đơn giản hơn cho khách hàng trong việc tính toán chi phí, cả hai cũng đều có công cụ tính giá của riêng mình.

7. Feature

Thật khó để so sánh trực tiếp giữa hai nhà cung cấp dịch vụ như Azure và Amazon. Bảng dưới đây là so sánh danh sách các dịch vụ tương đương (vẫn chưa hoàn chỉnh)

 

Microsoft Azure

Amazon Web Services (AWS)

Available Regions

Azure Regions

AWS Global Infrastructure

Compute Services

Virtual Machines (VMs)

Elastic Compute Cloud (EC2)

Cloud Services

Azure Websites and Apps

Amazon Elastic Beanstalk

 

Azure Visual Studio Online

None

Container Support

Docker Virtual Machine Extension (how to)

EC2 Container Service (Preview)

Scaling Options

Azure Autoscale (how to)

Auto Scaling

Analytics/Hadoop Options

HDInsight (Hadoop)

Elastic MapReduce (EMR)

Government Services

Azure Government

AWS GovCloud

App/Desktop Services

Azure RemoteApp

Amazon WorkSpaces, Amazon AppStream

Storage Options

Azure Storage (Blobs, Tables, Queues, Files)

Amazon Simplge Storage (S3)

Block Storage

Azure Blob Storage (how to)

Amazon Elastic Block Storage (EBS)

Hybrid Cloud Storage

StorSimple

AWS Storage Gateway

Backup Options

Azure Backup

Amazon Glacier

Storage Services

Azure Import Export (how to)

Amazon Import / Export

 

Azure File Storage (how to)

AWS Storage Gateway

 

Azure Site Recovery

None

Content Delivery Network (CDN )

Azure CDN

Amazon CloudFront

Database Options

Azure SQL Database

Amazon Relational Database Service (RDS), Amazon Redshift

NoSQL Database Options

Azure DocumentDB

Amazon Dynamo DB

 

Azure Managed Cache (Redis Cache)

Amazon Elastic Cache

Data Orchestration

Azure Data Factory

AWS Data Pipeline

Networking Options

Azure Virtual Network

Amazon VPC

 

Azure ExpressRoute

AWS Direct Connect

 

Azure Traffic Manager

Amazon Route 53

Load Balancing

Load Balancing for Azure (how to)

Elastic Load Balancing

Administration & Security

Azure Active Directory

AWS Directory Service, AWS Identity and Access Management (IAM)

Multi-Factor Authentication

Azure Multi-Factor Authentication

AWS Multi-Factor Authentication

Monitoring

Azure Operational Insights

Amazon CloudTrail

 

Azure Application Insights

Amazon CloudWatch

 

Azure Event Hubs

None

 

Azure Notification Hubs

Amazon Simple Notification Service (SNS)

 

Azure Key Vault (Preview)

AWS Key Management Service

Compliance

Azure Trust Center

AWS CLoudHSM

Management Services & Options

Azure Resource Manager

Amazon CloudFormation

API Management

Azure API Management

Amazon API Gateway

Automation

Azure Automation

AWS OpsWorks

 

Azure Batch, Azure Service Bus

Amazon Simple Queue Service (SQS), Amazon Simple Workflow (SWF)

 

Visual Studio

AWS CodeDeploy

 

Azure Scheduler

None

 

Azure Search

Amazon CloudSearch

Analytics

Azure Stream Analytics

Amazon Kinesis

Email Services

Azure BizTalk Services

Amazon Simple Email Services (SES)

Media Services

Azure Media Services

Amazon Elastic Transcoder, Amazon Mobile Analytics, Amazon Cognitor

Other Services & Integrations

Azure Machine Learning (Preview)

Amazon Machine Learning

 

Logic Apps

AWS Lambda (Preview)

 

Service Bus

AWS Config (Preview)

Theo viblo.asia

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành