Những lợi ích AWS mang lại cho doanh nghiệp là gì?

04/09/2021

Khoảng 10 năm trước, câu hỏi “Tại sao nên di chuyển hệ thống lên Amazon Web Services?” thường được coi là “một câu châm biếm” hoặc “một trò đùa”. Vì sao lại như thế? Liệu câu hỏi này có còn mang ý châm biếm trong năm 2021 và trở về sau?

Thành phần của một hệ thống CNTT

Từ khi khái niệm về điện toán đám mây (cloud computing) rục rịch từ những năm 2008-2012, gần như mọi dịch vụ online khi hoạt động đều sẽ cài lên những máy chủ vật lý (server), những server đó sẽ xử lý yêu cầu của trình duyệt nếu bạn dùng web trên máy tính, sau đó là những ứng dụng điện thoại. Những trang web có lượng người dùng lớn thì họ cần xây dựng một máy chủ cơ sở dữ liệu (database) để lưu trữ dữ liệu nữa.

Những hệ thống hiện đại về sau còn có thêm các cơ chế cache để giảm tải cho server và giảm thời gian load dữ liệu, rồi có những luồng xử lý phục vụ cho việc phân tích, cho học máy và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Mỗi một thành phần được liệt kê trên trong hệ thống được gọi là dịch vụ (service), những công ty thường có từ hàng chục tới hàng trăm service như vậy, tất cả đều được cài đặt trên một hoặc nhiều máy chủ vật lý.

Trước khi có các dịch vụ đám mây như AWS, các công ty phải tự mua server về, cài đặt hệ điều hành lên, rồi cài những công cụ cần thiết để vận hành các dịch vụ của mình, sau đó là tự xây dựng những phòng máy không đủ tiêu chuẩn để chạy những server đó.

Tuy nhiên điều này lại tốn rất nhiều công sức, vì doanh nghiệp phải tự quản lý server và vị trí đặt, và dành thời gian để xử lý các sự cố phần cứng, cúp điện, đứt mạng… đồng thời phát sinh rất nhiều chi phí quản lý, và chi phí nhân sự. Chưa kể việc đầu tư một máy chủ vật lý mà không tận dụng hết tài nguyên của nó cũng gây ra lãng phí cho doanh nghiệp.

Sự bùng nổ của Đám mây công cộng

Hiểu một cách đơn giản thì Đám mây công cộng (Public Cloud) là hình thức sử dụng công nghệ Điện toán đám mây để chuyển hoá các tài nguyên vật lý thành các dịch vụ cung cấp cho người dùng (có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp).

Trong mô hình Public Cloud cơ bản, nhà cung cấp lưu trữ các tài nguyên CNTT theo yêu cầu qua các gói đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm (gọi là subscription). Họ có thể mở rộng và cung cấp chúng cho người dùng qua thông qua kết nối mạng riêng, hoặc qua Internet.

Public Cloud là xu hướng và là cách thức giúp doanh nghiệp thay thế cho các kiến trúc CNTT truyền thống. Doanh nghiệp không cần quản lý máy chủ vật lý, không cần thuê chỗ đặt server cũng như không tốn thời gian và nguồn lực vận hành các phòng làm mát, thậm chí thời gian cài đặt dịch vụ cũng được rút ngắn. 

Bên cạnh việc giảm đi các chi phí không cần thiết, các dịch vụ đám mây công cộng cũng có cam kết tính ổn định (Stabilization), tính sẵn sàng (High-Availability) và tính bền vững (Durability), điển hình là Amazon Web Services.

Amazon Web Services – “Người tiên phong” của ngành điện toán đám mây

Ngoài việc là người đi đầu và có những bước tiến cách biệt với các ông lớn như Microsoft, Google hay Oracle, Amazon Web Services (AWS) LUÔN CAM KẾT độ ổn định rất cao trong các dịch vụ và hạ tầng mà hãng cung cấp.

Dưới đây là 05 yếu tố chính giải thích tại sao AWS sẽ đem lại sự tin tưởng tối đa cho người dùng cuối và doanh nghiệp trong việc đầu tư thay đổi hoặc mở rộng hệ thống CNTT đã cũ, cũng như đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng hiện đại sau này.

Hạ tầng của AWS: Luôn có tính sẵn sàng cao

AWS mang đến mức độ sẵn sàng mạng cao nhất trong tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Mỗi Region đều được tách biệt hoàn toàn và gồm nhiều Vùng sẵn sàng (Availability Zones – AZ, mỗi AZ bao gồm tối thiểu 2 data center khác nhau), là những phân vùng được tách biệt hoàn toàn trong cơ sở hạ tầng của AWS.

Để cô lập mọi sự cố và đạt được mức độ sẵn sàng cao hơn, doanh nghiệp được khuyến khích phân chia các ứng dụng trên nhiều AZ tại cùng khu vực (Region). 

Ngoài ra, tầng điều khiển (control planes) và bảng điều khiển quản lý của AWS (AWS Management Console) được phân phối trên nhiều khu vực và bao gồm các regional API Endpoints. Khách hàng thậm chí sẽ không biết được rằng trang quản trị AWS Management Console hay API dịch vụ có bị lỗi hay không!!!

Phần cứng của AWS: Vũ khí tối thượng

Có thể bạn đã nghe qua Google tự thiết kế (custom-built) mẫu server của chính họ, nhưng lại chạy chip Intel bên trong, hay Facebook sử dụng các dòng switch tự thiết kế thay thế cho các hãng switch cao cấp như Cisco hay HPE…

Nhưng với AWS, tất cả đều là tự thiết kế!

Đúng vậy, AWS thiết kế không chỉ bộ định tuyến (router), chip trong các máy chủ và các thiết bị mạng, các máy chủ lưu trữ (storage server) và máy chủ tính toán (compute server) và còn cả mạng tốc độ cao của riêng mình (high-speed network). Tất cả đều theo tiêu chuẩn công nghiệp cao nhất với cấu hình và thông số thuộc hàng khủng để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của lượng người dùng trên thế giới.

Thông tin có trong bài thuyết trình tại re:Invent 2016 bởi James Hamilton:

Dịch vụ của AWS: Đầy đủ chức năng nhất

AWS có nhiều rất nhiều dịch vụ và nhiều tính năng bên trong, hơn bất kỳ nhà cung cấp đám mây nào khác, bao gồm cả các công nghệ mới, như machine learning và trí tuệ nhân tạo, kho dữ liệu và phân tích, hay Internet of Things. Điều này giúp bạn chuyển các ứng dụng hiện có của bạn lên đám mây nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn về chi phí cũng như triển khai nhanh và ít tốn công sức hơn.

AWS cũng có chức năng sâu nhất trong các dịch vụ đó. Ví dụ, AWS cung cấp nhiều loại cơ sở dữ liệu nhất (bao gồm hỗ trợ cho MySQL, SQL Server, Oracle Server, PostgreSQL…) được xây dựng có mục đích cho các loại ứng dụng khác nhau để bạn có thể chọn công cụ phù hợp cho công việc để có chi phí và hiệu suất tốt nhất.

Bên cạnh đó, về khả năng mở rộng của các dịch vụ AWS được cho là rất dễ dàng và hầu như có thể được tự động hoá, với việc cấu hình Auto-Scaling phù hợp, các EC2 instance có thể được tự động tạo mới, đáp ứng lượng người dùng truy cập tăng cao. Doanh nghiệp không phải lo tới các ngày hội sales như 11.11, 12.12 hay Black Friday… mà chỉ cần tập trung nhân lực vào việc đẩy mạnh kinh doanh và quảng cáo.

Bảo mật của AWS: AWS thuộc nhóm nhà cung cấp bảo mật nhất

AWS được thiết kế để trở thành môi trường điện toán đám mây bảo mật và linh hoạt nhất hiện nay. Cơ sở hạ tầng cốt lõi được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu bảo mật cho quân đội, ngân hàng toàn cầu và các tổ chức khác với mức độ nhạy cảm cao.

Điều này được hỗ trợ bởi một bộ công cụ bảo mật trên đám mây chuyên sâu, với 230 tính năng cũng như dịch vụ bảo mật, tuân thủ và quản trị. AWS hỗ trợ 90 tiêu chuẩn bảo mật và chứng nhận tuân thủ, như CSA, ISO 9001, ISO 27001, ISO 27017, ISO 27018, PCI DSS Level 1, SOC 1, SOC 2, SOC 3… Tất cả 117 dịch vụ AWS lưu trữ dữ liệu khách hàng đều cung cấp khả năng mã hóa các dữ liệu đó.

Chi phí của doanh nghiệp: Dùng bao nhiêu tính bấy nhiêu, luôn dự đoán và quản lý triệt để chi phí

Chúng ta đã quá quen thuộc với cách tính tiền của các dịch vụ điện toán đám mây là pay-as-you-go, dùng bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Tính năng này hỗ trợ doanh nghiệp tính toán dễ dàng chi phí thực tế mình sẽ bỏ ra để xây dựng một hệ thống CNTT, nhưng chỉ trả hàng tháng.

Tuy nhiên, vẫn sẽ luôn có những thời gian hệ thống phải mở rộng do tăng trưởng vượt trội của doanh nghiệp, hoặc chạy thử nghiệm công nghệ mới.

Trong AWS, chúng ta có thể thiết lập chính xác số tiền tối đa phải trả cho các instance và các dịch vụ khác. Tất cả các loại cảnh báo thanh toán có thể được đặt để đảm bảo rằng ngân sách không bị vượt quá. Đồng thời, phần giao diện billing cũng sẽ dự đoán chi phí của hệ thống trong những ngày tới, giúp cảnh báo nhân viên quản trị về rủi ro vượt hạn mức, nhằm có những điều chỉnh về hệ thống trong thời gian sớm nhất.

Nhân sự của doanh nghiệp: Tối ưu chi phí nhưng vẫn tăng hiệu quả kinh doanh

Cách đây 10 năm, một doanh nghiệp lớn có tới gần 20 nhân viên IT để quản trị hệ thống, phần cứng, server room, quản trị hệ điều hành, và ứng dụng cho các dự án lớn nhỏ. Thì giờ đây, doanh nghiệp có thể tận dụng thế mạnh của các đối tác hàng đầu của AWS để giảm số lượng nhân sự.

Một đội ngũ 2-3 người của đối tác có thể hỗ trợ quản trị toàn bộ hệ thống khách hàng trên AWS, doanh nghiệp chỉ cần duy trì từ 5-10 nhân sự cho việc quản trị các dự án lớn nhỏ khác nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí quản lý con người và tập trung hơn trong việc hoàn thành dự án và phát triển kinh doanh.

Theo vticloud.io 

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành