Văn hóa chào hỏi không cần tiếp xúc của người Nhật


Nhật Bản, nơi mọi người lựa chọn "Cúi đầu thay cho một lời chào" lại trở thành cách chào hỏi an toàn và lịch sự nhất mà tôi có thể chọn để học hỏi trước tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới như hiện nay. Bài viết này, tôi sẽ chia sẻ về ý nghĩa nguồn gốc văn hóa này để xem chúng ta có thể áp dụng được gì về nó nhé!

Bắt tay trong văn hóa Nhật Bản

Bắt tay trong văn hóa người Nhật Chào hỏi bằng cách bắt tay cũng đã từng xuất hiện ở Nhật Bản trong giai đoạn cuối thời Edo đến thời Meiji.

Tuy nhiên, nếu như nhiều nước chọn "bắt tay" để thể hiện thiện chí hòa bình thì tôi có thể hiểu rằng "bắt tay" lại là một cách thể hiện sự phấn khởi và vui mừng quá mức dành cho những cặp đôi, những người bạn cực kì thân thiết khi có dịp gặp lại nhau.

Thế nên có thể thấy với những khác biệt về văn hóa, về cách suy nghĩ lẫn bản tính hay e ngại, thận trọng của mình thì đối với người Nhật, bắt tay trong lần đầu tiên gặp nhau chính là hành động động chạm khó thể chấp nhận được.

 

Ý nghĩa văn hóa cúi chào của người Nhật

Có một dạo, anh bạn tôi đang sống và học tập tại Nhật có chia sẻ rằng:

Cúi đầu chào mỗi khi gặp người lạ là cách người Nhật chọn lựa để vừa có thể giữ khoảng cách cũng như vừa thể hiện một thái độ tôn kính

Thiết nghĩ văn hóa cúi chào của "Đất nước Mặt Trời mọc" được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, cùng với Phật giáo đã du nhập vào Nhật Bản từ năm 500 - 800 và hành động này được cho là cách để thể hiện vị trí cao hay thấp của chính mình.

Tuy nhiên, đây cũng được hiểu như một cách thể hiện sự khiêm nhường, bày tỏ thái độ cảm ơn hay xin lỗi với đối phương trong văn hóa của mỗi người Nhật Bản.

Và nếu bạn đang có ý định đến Nhật để du lịch, học tập hay làm việc thì văn hóa cúi chào chính là nghi thức đầu tiên bạn phải học hỏi.

nguoi nhat cui chao

3 cách cúi chào của người Nhật

Bằng cách cúi người từ phần eo trở lên về phía trước, người Nhật có 3 cách chào phổ biến như sau:

  • Eshaku kết hợp với các từ chào hỏi, đây được xem là cách chào phổ biến và thân thiện giữa bạn bè, với người trong gia đình hoặc với các đồng nghiệp
  • Keirei thường xuất hiện trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên. Đây được xem là cách mà người Nhật thể hiện sự nhiệt tình và hiếu khách khi mới gặp hoặc tiếp xúc với ai đó lần đầu.
  • Saikeirei là cách chào trang trọng nhất đối với người quan trọng hoặc người mà bạn tôn trọng. Trong khoảng 3 - 4s, đây cũng được sử dụng khi người Nhật muốn bày tỏ lời "cảm ơn" hay "xin lỗi" đến ai đó.

Ba cách cúi chào của người Nhật

Mỗi cách chào đều của người Nhật đều mang đến một sắc thái biểu cảm khác nhau nhưng đều là một hành động, một thái độ thể hiện sự khiêm nhường và tôn trọng đối với người khác.

Đọc thêm: Cách thức chào hỏi và các lễ nghi của Nhật Bản

nguoi nhat cui chao 1

Đây là cách chào hỏi "an toàn" để nhiều nước có thể áp dụng khi sống chung với Covid-19?!

Trong thời điểm Covid-19 đang hoành hành như hiện nay, trong khi nhiều nước trên thế giới phải dần thay đổi và tập thích nghi với thói quen "xin chào" của mình thì người dân Nhật Bản vẫn luôn trung thành với văn hóa cúi chào của mình.

Khoảng cách 2m an toàn có thể mới nhưng phong thái khiêm nhường, tôn trọng và lịch sự đã trở thành thói quen và ăn sâu vào trong từng thói quen của mỗi người dân nơi đây.

Ấy thật không nói đâu xa, tôi và bạn bè của mình cũng đang dần tập thay đổi thói quen "xin chào", ít nhất là để đảm bảo an toàn cho chính mình trong mùa dịch Covid-19 rồi đấy ạ!

Vâng, giao lưu văn hóa, hội nhập thế giới nhưng hầu như có những thứ thuộc về đặc tính cội nguồn của dân tộc sẽ mãi không thể thay đổi ạ. Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Theo wakuwaku.today

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành