Trang phục phỏng vấn như thế nào cho phù hợp từng vị trí của công ty?


Trang phục góp phần không nhỏ vào sự thành công của buổi phỏng vấn. Vậy đi phỏng vấn nên mặc như thế nào để phù hợp với công ty?

Một bộ trang phục tốt có thể giúp bạn tăng tự tin trong quá trình trò chuyện. Cảm giác hài lòng về vẻ ngoài có thể làm dịu bớt những bất an, rối loạn bên trong tâm trí bạn.

Quyết định nên mặc gì, khi nào?

Bạn vẫn thường nghe rằng “nên chọn trang phục phù hợp với công việc ứng tuyển”, nhưng điều quan trọng hơn chính là phải ăn mặc phù hợp với công ty bạn muốn gia nhập. Nếu trước đây, mặc vest hay comple là chuẩn mực quốc tế thì nay không nhất thiết phải như vậy trong mọi trường hợp nữa.

Dường như gần đây văn hoá diện hoodie của những người trẻ khởi nghiệp tại thung lũng Silicon đã dần thay thế cho các bộ trang phục “kín cổng cao tường” lịch lãm một thời. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực vẫn khá truyền thống. Trong khi không ít công ty đã giải phóng nhân viên khỏi các quy định khắt khe về trang phục thì một số ngành như luật, tài chính vẫn trông đợi bạn xuất hiện cùng bộ com lê chuẩn A đi dự phỏng vấn.

Vì đã không còn các nguyên tắc cứng rắn bất di bất dịch về trang phục nữa, nên tốt nhất bạn hãy tìm hiểu xem đâu là loại trang phục thích hợp nhất để đến dự phỏng vấn công ty mình yêu thích.

di phong van
6 mẹo giúp bạn lựa chọn trang phục phỏng vấn thành công

Mỗi công ty sẽ có quan điểm khác nhau rằng thế nào là ăn mặc phù hợp, sau đây là vài chỉ dẫn giúp ứng viên đưa ra lựa chọn trang phục hợp lý nhất cho mỗi lần phỏng vấn khác nhau.

Chuẩn bị trước

Bạn biết bao nhiêu về công ty? Bằng vài thao tác trên mạng bạn nên làm một đợt “nghiên cứu” nho nhỏ để khám phá quy tắc trang phục (dress code) của công ty. Ví dụ như vào trang web chính thức của công ty, nhiều khả năng sẽ có hình ảnh và video về nhân viên trên đó.

Điều này tạo cho bạn cái nhìn sâu hơn về các giá trị cảm xúc tổng quan của doanh nghiệp. Lựa chọn đồ phù hợp theo đó. Ngoài ra, hỏi thăm một người bạn hay đồng môn cũ đang làm việc tại đó để biết về văn hoá công ty cũng là cách làm khá ổn.

Mặc quá lên một chút?

Mặc hơn một mức so với trang phục thường ngày của nhân viên công ty được xem là quy tắc tốt.

Lưu tâm chi tiết

Hãy đảm bảo bạn trông luôn sáng sủa. Nói cách khác, đừng xuất hiện trong bộ quần áo nhăn nheo, bạc màu, sờn rách hay kém lịch sự. Chải tóc, và kiểm tra kỹ lưỡng để chắc chắn không có chút thức ăn nào còn mắc lại trong kẽ răng sau bữa sáng. Cân nhắc về việc mang theo một bộ chải răng nhỏ để phòng trường hợp cần đến vào phút chót.

Giữ mọi thứ đơn giản

Bạn sẽ muốn người phỏng vấn chú ý đến mình, không phải trang phục của mình. Nên hãy khiến cho vẻ ngoài của bản thân từ cách trang điểm, đeo trang sức và phụ kiện, làm tóc và áo quần đều dễ chịu, không quá rườm rà hay cầu kỳ.

Tuyệt đối tránh xa những màu sắc và phong cách “thái quá” cũng như mang gương mặt đánh phấn dày cộp như tượng sáp đi phỏng vấn. “Hãy để cho các câu trả lời thông minh mà bạn đưa ra trong suốt buổi phỏng vấn làm bạn tỏa sáng.”

Tuy nhiên, lời khuyên này không có nghĩa là bạn nên khiến mình nhàm chán, tẻ nhạt. Cần đầu tư thêm vào một chiếc cặp hoặc túi xách tốt, phong cách cổ điển, phù hợp với trang phục nhằm tạo ra cảm giác rằng bạn gọn gàng và phong cách.

mac do doi gian

Tạm cất nước hoa

Một khi đã tắm sạch, cạo râu và dùng các loại khử mùi, hãy cố tránh sự thôi thúc được “ướp mình” trong các loại dầu thơm. Không ít phỏng vấn viên đã cảm thấy ngộp thở, như phát bệnh khi phải đối diện với ứng viên dùng mùi hương quá nồng nặc và đậm đặc. Bạn muốn được nhớ đến vì kỹ năng, không phải mùi hương.

Thử đồ trước

Nếu bộ đồ không vừa, hay áo khoác bị thiếu mất một cái nút, hay chiếc áo yêu thích quá nhăn nheo thì bạn vẫn luôn có đủ thời gian để khắc phục sự cố.

suit phong van

Giải mã “dress code”

Chuyên nghiệp (Business professional). Trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, thì u phục hay com lê là chuẩn mực. Nữ có thể mặc chân váy hoặc quần tây với giày cao gót; trong khi nam có thể dùng áo khoác như vest hay blazer, áo sơ mi cổ cài nút (button-down/Polo shirt), quần tây, thắt cà vạt và mang giày lịch sự.

Thường phục (Business casual). Hãy quên bộ com lê đi khi bạn đến dự phỏng vấn tại công ty dạng này. Nam có thể lựa chọn các dạng quần mặc thường ngày như slack hay chinos (quần vải dệt chéo), áo sơ mi cổ cài nút, thắt lưng và giày công sở. Các bạn nữ có thể cân nhắc một chiếc đầm cổ điển kín đáo; hoặc diện áo kiểu (blouse) hay áo len chui đầu (sweater) với quần u hay chân váy kết hợp cùng giày công sở hoặc boot.

Thoải mái (Casual). Khi bạn dự phỏng vấn ở một công ty có phong cách tự do, chăm chút cho diện mạo sáng sủa và chuyên nghiệp vẫn quan trọng. Cất quần jean và dép xỏ ngón của bạn lại cho đến khi đã thực sự có được việc. Nam có thể mặc áo sơ mi dài tay, quần kaki, thắt lưng và mang giày. Nữ có thể mặc áo kiểu có cổ với váy bút chì, hoặc một chiếc đầm công sở.


Theo careerbuilder.vn
Japan IT Works

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành