Thuê nhà tại Nhật - Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp (P3)


Bạn mong muốn được biết cụ thể và được hướng dẫn khi sống ở phòng đi thuê tại Nhật Bản. Vì vậy, Japan IT Works sẽ trình bày các nội dung liên quan như: “Quy trình tìm phòng”, “Hợp đồng”, “Quy tắc khi đang sống trong phòng”, “Những thủ tục khi ra khỏi phòng”, “Chuẩn bị cho tai họa khẩn cấp”, v.v... được ghi lại. Đặc biệt, liên quan đến “Từ ngữ chuyên dụng trong bất động sản”, “Quy tắc khi đang sống trong phòng”, vì có những điểm khác biệt. Vậy nên hãy đọc kỹ, hiểu đúng và bắt đầu việc tìm phòng thật thuận lợi nhé.

Quy trình tìm phòng và sống ở Nhật gồm có 6 nội dung chính: 

  1. Đi đến phòng giao dịch bất động sản
  2. Ký hợp đồng
  3. Chuyển vào
  4. Quy tắc khi sống trong phòng ở Nhật
  5. Khi hết hợp đồng
  6. Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về quy trình thuê và chuyển vào phòng/nhà thuê tại Nhật và các quy tắc sống tại nhà thuê ở Nhật như thế nào. Trong phần 3 này sẽ thông tin những thứ chuẩn bị cho trường hợp khẩn khi sống tại Nhật.

dong dat

Động đất 

① Thu thập bản đồ phòng tai họa, đường đi sơ tán: 

■ Thu thập tạp chí thông tin, bản đồ phòng tai họa được làm bởi các đoàn thể tự quản tại nơi mà bạn đang sống; nắm chắc những nơi sơ tán ưu tiên hàng đầu ở gần nơi sinh sống. 

■ Nhiều trường hợp bản đồ đường để đi đến nơi sơ tán (đường đi sơ tán) được làm bởi các đoàn thể tự quản. Do vậy việc thu thập sẵn từ trước cũng rất quan trọng. 

② Chuẩn bị sẵn cho những tình huống khẩn cấp 

■ Cho những đồ cần thiết vào balo mà có thể mang được bằng cả 2 tay, chuẩn bị sẵn để lúc nào cũng có thể mang theo được. 

Ví dụ những đồ cầm đi trong trường hợp khẩn cấp: [Túi mang theo dùng trong trường hợp khẩn cấp thì ước chừng khoảng dưới 15kg với nam giới và dưới 10kg với nữ giới]

Các vật dụng cần bỏ vào balo khẩn cấp là:

Nước uống 

Khẩu trang 

Đồ chống mưa (kiêm cả đồ chống lạnh) 

Đồ ăn khẩn cấp 

Gang tay 

Đài cầm tay, pin dự phòng 

Đồ vật có giá trị (sổ ngân hàng, con dấu, tiền mặt, thẻ bảo hiểm sức khỏe, hộ chiếu, thẻ lưu trú, v.v…)  

Đèn pin 

Cục sạc điện thoại di động 

Đồ dùng cho cấp cứu, thuốc mang bên người  

Quần áo, đồ lót 



Miếng dán làm ấm cơ thể dùng 1 lần 

Mũ bảo hiểm, mũ trùm phòng tai họa 

Chăn, khăn 

Diêm, bật lửa 

Giấy lau, khăn ướt 

Địa chỉ liên lạc của gia đình, họ hàng, bạn bè, v.v…

Đồ vệ sinh cá nhân 

③ Khi động đất đến 

Khi cảm thấy rung chấn lớn nếu vội vàng chạy ra ngoài sẽ nguy hiểm. Hãy xem tình hình và phán đoán. 

Đầu tiên là đảm bảo an toàn của bản thân. Ẩn mình xuống dưới những vật chắc chắn như là bàn để bảo vệ phần đầu từ những vật rơi xuống. Khi rung chấn giảm đi, hãy kiểm tra nguồn lửa. 

Kiểm tra thông tin về tai họa bằng tivi, đài hay thông qua internet và hành động một cách bình tĩnh là điều rất quan trọng.

④ Xác nhận an toàn và thu thập thông tin khi xảy ra tai họa 

Khi xảy ra tai họa, việc đường truyền bị hỗn loạn, điện thoại không thể kết nối được dự đoán sẽ xảy ra. Hãy kiểm tra lại những phương pháp xác nhận an toàn từ trong cuộc sống hàng ngày. 

  • Quay số chuyển lời nhắn dùng trong tai họa 

Khi gọi điện thoại vào số máy 171, có thể thu âm được lời nhắn, những người biết số điện thoại của bạn như người trong gia đình, v.v… có thể phát lại những lời nhắn đó (chỉ ở trong nước). 

  • Bảng tin chuyển lời nhắn dùng khi tai họa 

Sử dụng internet từ điện thoại di động hoặc PHS để đăng ký thông tin bằng chữ, những người biết số điện thoại của bạn như người trong gia đình, v.v… có thể xem những thông tin đó. 

  • Khác 

Khi xảy ra tai họa, các dịch vụ mạng xã hội (SNS) được sử dụng rộng rãi như là phương tiện truyền tải thông tin. Thêm vào đó, việc xem tivi bằng chức năng 1seg của điện thoại thông minh, điện thoại di động cũng có khả năng thu thập thông tin. Hãy xác nhận trước những thứ có thể thu thập thông tin trong phạm vi cuộc sống của bạn. 

lua

Hỏa hoạn 

Ngay lập tức phủ chăn hoặc khăn đã được làm ướt đủ bằng nước, khi làm vậy mà lửa vẫn chưa tắt thì thông báo đến trạm cứu hỏa (số điện thoại: 119 ) và nhanh chóng sơ tán. Khi sơ tán, hãy thông báo về hỏa hoạn cho những người dân sống xung quanh bằng giọng lớn. Ngoài ra, nếu đóng cửa ra vào và cửa sổ sẽ ngăn chặn được việc gia tăng của thiệt hại. 

Mất điện 

Trong trường hợp bị mất điện, hãy xác định xem mất cả những nhà xung quanh hay chỉ có phòng của mình. Trường hợp chỉ mất trong phòng của mình, hãy kiểm tra xem cầu dao hay thiết bị ngắt mạch khi bị rò rỉ điện có bị cắt hay không. Trường hợp bị cắt, hãy rút phích cắm của những dụng cụ điện đang sử dụng ra rồi bật lại. Nếu lại bị cắt thì có khả năng bị rò rỉ điện, hãy liên lạc đến người phụ trách quản lý.

Rò rỉ ga

Khi cảm thấy có mùi hôi của ga hãy mở cửa và cửa sổ ra để thông khí, đóng van khóa của công tơ ga lại. Để ngăn chặn cháy nổ, không được sử dụng lửa, không được bật quạt thông khí cũng như thiết bị chiếu sáng. Hãy liên lạc đến công ty ga. Hàng ngày, hãy kiểm tra tình trạng đóng mở của van khóa ga và tình trạng xuống cấp của ống cao su. Nếu có điều bất thường ở đồ sử dụng ga hãy ngay lập tức liên lạc đến công ty ga.

Rò rỉ nước 

Ngay lập tức đóng nước lại, lau chỗ nước đã rò rỉ ra. Trường hợp nước thấm xuống phía dưới sàn, ngay lập tức liên lạc với người sống ở tầng dưới. Thông thường phần nhiều nguyên nhân của rò rỉ nước là do sự cố xả nước ở máy giặt hay do sự xâm nhập của nước mưa khi quên đóng cửa sổ, v.v… Hãy kiểm tra hàng ngày xem nước xả từ máy giặt có chảy tốt hay không. 

nuoc

Vỡ đường ống nước do đóng băng 

Ở vùng đất lạnh, vào mùa đông đường ống nước có thể bị vỡ do đóng băng. Hãy nói chuyện trước với người phụ trách quản lý về cách phòng chống. 

Mất chìa khóa 

Việc mất chìa khóa có thể là nỗi lo dẫn đến thiệt hại vì trộm cắp. Khi đánh mất chìa khóa, ngay lập tức liên lạc và nói chuyện với người phụ trách quản lý. Tùy vào tình huống việc xử lý sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu đang trong thời gian làm việc, có thể mượn hoặc thay chìa khóa. 

Mất trộm 

Khi gặp phải thiệt hại vì trộm vào nhà, ngay lập tức thông báo cho cảnh sát (số điện thoại: 110). Khi sổ ngân hàng hay thẻ ngân hàng bị lấy mất, ngay lập tức liên lạc đến cơ quan tài chính và làm thủ tục khóa thẻ (ngừng sử dụng). Việc đảm bảo khóa chặt cửa là rất quan trọng. Ngay cả khi ra ngoài ít phút cũng nhất định phải khóa cửa lại. 

trom

Trên đây là toàn bộ những thông tin khi có trường hợp khẩn cấp hoặc không may xảy ra tại nơi ở của mình ở Nhật. các bạn khi sống và làm việc tại Nhật, không chỉ cố gắng trau dồi kỹ năng để phục vụ tốt cho công việc mà còn nên nắm kỹ những quy tắc khi sống tại đây. Có sự hiểu biết và chuẩn bị trước những kiến thức thường nhật thì cuộc sống xa quê hương đỡ rắc rối và thoải mái hơn mà đúng không?

Theo zentaku.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành