Thế vận hội Olympic và Nhật Bản

22/07/2021

Lễ vận hội thể thao Tokyo Olympics sẽ diễn ra từ ngày 23 tháng 7 năm 2021. Đây sẽ là lần thứ 04 Nhật Bản đăng cai tổ chức lễ vận hội Olympic và Paralympic, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một kỳ lễ vận hội "bị hoãn" tổ chức

Bạn có biết rằng Nhật Bản đã từng đăng cai 3 kì vận hội Olympic và Paralympic trước đó không? Và bạn có biết chúng được tổ chức khi nào và ở đâu không? Hòa chung không khí chào đón lần đăng cai tổ chức thứ tư vào mùa hè năm 2021, hãy cùng nhìn lại và tìm hiểu thêm về những sự kiện thú vị của "Olympics, Paralympics và Nhật Bản" nhé!

Nhật Bản đã đăng cai tổ chức Olympics bao nhiêu lần?

Trong quá khứ, Nhật Bản đã tổ chức 3 kỳ thế vận hội tất cả; 1 kỳ thế vận hội mùa hè và 2 kỳ thế vận hội mùa đông.

  • 1964 Olympics mùa hè: Tokyo
  • 1972 Olympics mùa đông: Sapporo, Hokkaido
  • 1998 Olympics mùa đông: Nagano

olympic tokyo

Thế vận hội mùa hè năm 1964 - Nguồn: Wikipedia

Kỳ thế vận hội mùa hè Tokyo năm 1964 cũng là lần đầu tiên Olympic được tổ chức tại châu Á và tiếp theo sau đó là kỳ thế vận hội mùa đông Sapporo năm 1972 cũng là lần đầu tiên tại châu lục này.

Dự kiến ban đầu, thế vận hội lần thứ 4 sẽ được tổ chức vào mùa hè năm 2020. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sự kiện đã được hoãn lại và dời sang năm 2021 nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi ban đầu là Tokyo 2020. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức một kỳ thế vận hội Olympic và Paralympic "bị hoãn" trong lịch sử, và chắc chắn rằng sự đặc biệt này sẽ còn được nhắc tới nhiều lần nữa trong tương lai và những kỳ vận hội sau này.

"Di sản" từ những kỳ thế vận hội Olympic trước đó?

Với tư cách là nước đầu tiên tổ chức Olympic tại châu Á vào năm 1964, Nhật Bản đã giới thiệu tới du khách quốc tế nhiều những sáng chế, phát minh vô cùng hữu dụng và tân tiến. Một vài trong số những sáng chế đó hiện đã trở nên thành một phần trong cuộc sống thường ngày khiến lịch sử ra đời của chúng đôi khi bị bỏ qua, kể cả với người Nhật. Hãy cùng tìm hiểu những phát minh này nhé!

Shinkansen

Tàu điện siêu tốc đầu tiên trên thế giới được phát minh để phục vụ cho Tokyo Olympics 1964.

Tại thời điểm đó, để đi từ Tokyo đến Osaka sẽ mất hơn 06 giờ đồng hồ di chuyển. Với sự ra đời của tàu Shinkansen, di chuyển với vận tốc 201km/h, thời gian này đã được rút ngắn xuống chỉ còn 03 tiếng 10 phút. Và điều kinh ngạc hơn nữa là sự nghiên cứu và phát triển của loại tàu này chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 5 năm.

shinlanzen

Bạn có biết rằng hiện này Shinkansen có thể đạt tốc độ tới hơn 300km/h? Nhờ đó mà ngày nay di chuyển từ Tokyo tới Osaka chỉ mất có 02 tiếng 30 phút mà thôi.

Tốc độ cũng như sự an toàn của loại tàu này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển và không ngừng cải tiến!

Pictogram

Đơn giản mà nói thì đây là những bảng thông báo dùng hình biểu tượng (icon) để chỉ dẫn du khách tới những vị trí cố định như "nhà vệ sinh" hay "cửa thoát hiểm".

icon

Trước năm 1964, đa số các bảng chỉ báo và bảng hướng dẫn đều chỉ được viết bằng tiếng Nhật. Và để chào đón du khách quốc tế tới Tokyo Olympics 1964, Pictogram đã được ra đời. Đặc biệt là biểu tượng "nhà vệ sinh" mà chúng ta vẫn thấy hàng ngày hiện nay, là Made in Japan đấy!

icon

Những "Pictogram" năm ấy ngày nay tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong nhiều bối cảnh trên toàn thế giới và tất nhiên là cả ở những kì Olympics sau này nữa. Chúng được biết tới như một ngôn ngữ hình ảnh.

Taxi

Bạn có biết rằng khi bắt một chiếc Taxi tại Nhật Bản, bạn không cần phải mở cửa không? Bởi vì chúng sẽ tự động mở ra cho bạn, vậy nên hãy lùi lại một chút để cửa có thể mở ra nhé.

taxi

Cửa Taxi mở tự động cũng được phát minh để phục vụ cho Tokyo Olympics 1964 và dần trở nên thịnh hành kể từ đó. Dịch vụ này được sử dụng rộng rãi bởi các công ty Taxi khi Olympics diễn ra với mục đích chào đón du khách quốc tế theo cách chu đáo và lịch thiệp nhất.

Còn nếu cửa không tự động mở thì hãy đợi một chút nhé, tài xế sẽ xuống xe và mở cửa cho bạn đấy! Người Nhật thật chu đáo phải không nào?

Bạn thấy sao? Những thông tin phía trên thật thú vị và mới lạ phải không nào?

Tokyo Olympics 2020 đã tới rất gần rồi. Và trong sự kiện đặc biệt mang tính lịch sử này, liệu "di sản" tiếp theo nào sẽ được giới thiệu đây nhỉ...?

Theo wakuwaku.today

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành