Nhiều câu trả lời cho những câu hỏi này, chẳng hạn như - Một kỹ sư senior là một vai trò điển hình cho những người thực sự giỏi trong công việc trong khi một tech lead ại đóng vai trò nhóm. Hoặc nói cách khác một senior là một kỹ sư có đủ chuyên môn để lãnh đạo các công việc kỹ thuật như thiết kế, tiến hành estimate effort, thực hiện review code, cố vấn cho người khác, v.v.
Mặt khác, tech lead cũng là một người trong nhóm, phụ trách các quyết định và phương pháp về kỹ thuật, một loại kiến trúc sư phần mềm. Bên cạnh đó, người đó còn làm các nhiệm vụ quản lý, tạo động lực, hướng dẫn nghề nghiệp, điều phối và lên kế hoạch. Tất nhiên bạn có thể làm cả hai việc ấy cùng một lúc.
Quả thực khá khó để phân chia rõ ràng giữa hai vị trí ấy. Cả hai đều có chung những đặc điểm như nhau, nhưng có một điểm khác biệt khá rõ là người ta thường khuyến khích các senior thể hiện những kỹ năng đó, trong khi lại kỳ vọng một tech lead sẽ thành thạo chúng.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ cố tập trung vào một số đặc điểm quan trọng nhấn mạnh sự khác biệt giữa mỗi vai trò ấy.
Chuyên môn
Tức là bạn biết những gì và biết như thế nào. Ví dụ về một ngôn ngữ lập trình chẳng hạn. Một senior sẽ nói: "Tôi biết ngôn ngữ x, tôi đã làm việc với nó trong một số năm, nên tôi đã có kinh nghiệm với nó" nhưng đối với một tech lead thì sự kỳ vọng lại có một chút khác biệt:
- Là một người có thể xác định cách tối ưu để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Cho dù việc đó là sửa lỗi hoặc trong quá trình đánh giá mã, một tech lead sẽ ngay lập tức nói rằng, "bạn nên dùng thử Y". Người đó đưa ra ý kiến dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, project timeline và sự hiểu biết của đồng đội.
- Biết là chưa đủ. Cách bạn có được kiến thức quan trọng hơn nhiều. Sau khi xem xét cẩn thận, người đó nên chắc chắn tham dự các hội nghị công nghệ phù hợp, đọc những quyển sách chuyên ngành sâu sắc, phát triển một số project nhỏ, tham gia các meetup và tìm những người cố vấn phù hợp với mình. Do đó, việc tăng cường khả năng hiểu bất kỳ concept, platform hoặc bất cứ cái gì đều có thể để khiến cho công việc của mình tốt hơn.
- Luôn cập nhật bất kỳ xu hướng kỹ thuật phần mềm mới nổi nào (framework, platform, concept, ngôn ngữ, v.v.). Hoặc bằng cách đọc các nguồn khác nhau, nghe podcast hoặc bất kỳ phương pháp phù hợp khác nhau nào. Hơn nữa, duy trì profile tại một trong các blog kỹ thuật SW, trả lời các câu hỏi về những xu hướng đó, việc này không chỉ giúp đỡ người khác mà còn mở rộng thêm hiểu biết của bạn. Bạn trở thành một chuyên gia dạy cho người khác, và đây chính là cách học tốt nhất.
- Tạo một kho lưu trữ mã nguồn mở trực tuyến. Về cơ bản, là để học ngôn ngữ X, phát triển một dự án mẫu, thậm chí là một dòng lệnh hello-world đơn giản sẽ dạy cho bạn rất nhiều điều. Sau này, những người khác đều có thể nhận xét, chia sẻ hoặc đóng góp.
- Đẩy mình về phía trước. Bạn biết được những cái mà bạn không biết, mỗi ngày trôi qua bạn nghĩ về cách thu hẹp khoảng cách đó và hiểu thêm về nó nhiều hơn.
- Cuối cùng, bạn đánh giá cao ai là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình thì hãy làm theo các bước của họ để cố gắng trở thành một người như họ.
Theo kinh nghiệm của tôi, một tech lead sẽ có ít nhất ba chuyên môn vừa kể ở trên.
Ảnh hưởng
Là một senior, sự ảnh hưởng của bạn chắc chắn là cần thiết. Bạn ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm thông qua các cuộc thảo luận kỹ thuật khác nhau và bằng cách cộng tác với các nhóm khác.
Trong khi đó, một tech lead sẽ có cả hai điều trên và ảnh hưởng đến cả các khách hàng, các nhóm liền kề và các nhà lãnh đạo tổ chức. Anh ta biết khi nào nên chia sẻ thông tin, cũng như khi nào nên lắng nghe. Công việc hàng ngày của anh ấy là giúp người khác cải thiện các kỹ năng của họ bằng cách hướng dẫn và chủ yếu là lắng nghe (một kỹ năng quan trọng của việc trở thành một nhà lãnh đạo).
Tác động
Chính là giá trị mà bạn cung cấp. Ví dụ, bạn tìm ra một vấn đề và có thể nghĩ ra một giải pháp để giải quyết nó. Ngoài ra, sự tác động có thể là một sáng kiến mới mà không ai nghĩ đến hoặc thậm chí là tái tạo đáng kể code hiện có để cải thiện chất lượng sản phẩm. Những hành động đó (và hơn thế nữa) đều được chuyển thành giá trị kinh doanh với số lượng rất cao.
Bạn có thể biết chuyên môn kỹ thuật trọng tâm hay có thể là kỹ sư phần mềm hàng đầu trong lĩnh vực của mình, được biết đến rộng rãi, nhưng bạn không phải là một tech lead. Sự cân bằng chính là là chìa khóa, bạn cần phải cân bằng giữa ba lĩnh vực trên để đảm bảo đều phát triển trong mỗi một lĩnh vực ấy.
Theo techmaster.vn
Japan IT Works