Tất tần tật những xưng hô trong tiếng Nhật (P1)


Cách xưng hô trong tiếng Nhật thực chất không khó, có điều giống như tiếng Việt, người Nhật cũng phân chia thành các cách xưng hô khác nhau khi gặp những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau.

Nếu so sánh về cách xưng hô trong tiếng Việt với cách xưng hô trong tiếng Nhật thì cách xưng hô trong tiếng Nhật giao tiếp có phần dễ hơn. Ví dụ khi gọi một người trong họ, người Việt chia ra đủ kiểu: chú, cậu, bác (người Nhật gọi chung là : おじさん), hoặc mợ, cô, bác(người Nhật gọi chung là : おばさん.

Cách xưng hô trong tiếng Nhật dễ hơn tiếng Việt, nhưng bởi nó cũng chia ra rất nhiều trường hợp, nên để ghi nhớ và sử dụng thành thạo cũng mất khá nhiều thời gian. Làm sao để nhớ được hết các cách xưng hô trong tiếng Nhật? 

1. Cách xưng hô trong gia đình Nhật 

gia dinh

Ngôi thứ 1:

boku: tôi, dùng cho con trai, mấy cậu nhóc trong nhà thì hay dùng cách này, còn ông bố thì ít khi dùng.

ore: tao, dùng cả nam lẫn nữ, nhiều ông bố cũng xưng là ore với vợ hoặc con cái, các này khá suồng sã, nên cũng có gia đình không dùng.

watashi: tôi, dùng chung cho cả nam và nữ.

otousan: bố, okaasan: mẹ. Đôi lúc bố hoặc mẹ dùng otousanokaasan để chỉ bản thân mình. Ví dụ : okaasan to asobini ikanai ? đi chơi với mẹ không?

Ngôi thứ 2:

Mấy đứa em: gọi tên chúng hoặc tên + kun (với em trai) hoặc chan (với em gái và cả e trai). Ví dụ : maruko, hoặc maruko chan. Xem thêm : em gái tiếng Nhật là gì?

Chị: neesan/ oneesan/ oneue (cách này ít dùng hơn) – Có thể thay san  = chan.

Anh: niisan/ oniisan/ oniue  –  Có thể thay san  = chan

Bố: tousan/ otousan/ papa/ chichioya jiji (ông già)   –   Có thể thay san  = chan

Mẹ: kaasan/ okaasan/ hahaoya / mama  –   Có thể thay san  = chan

Ông (nội, ngoại): jiisan, ojiisan   –  Có thể thay san  = chan

Bà (nội, ngoại): baasan, obaasan   –  Có thể thay san  = chan

Cô, Gì, Bác (gái): basan, obasan  –  Có thể thay san  = chan

Chú, cậu, bác (trai): jisan, ojisan  –  Có thể thay san  = chan

omae: mày (anh em gọi nhau, bố gọi các con hoặc vợ)

Ngôi thứ 3: dùng như ngôi thứ 2

2. Cách xưng hô của học sinh Nhật trong trường học 

ban be

Bạn bè với nhau

Ngôi thứ 1: watashi/boku hoặc xưng tên của mình (thường con gái). ore (tao)

Ngôi thứ 2: gọi tên riêng/ tên + chan, kun (bạn trai), kun. kimi (đằng ấy, cậu: dùng trong thường hợp thân thiết  Omae (mày), Tên + senpai (gọi các anh chị khóa trước).”

Với thầy cô

Trò với thầy

Ngôi thứ 1: watashi/ boku (tôi dùng cho con trai khi rất thân)

Ngôi thứ 2: Sensei/ tên giáo viên + sensei/ sensei gata: các thầy cô. Hiệu trưởng: kouchou sensei.

Thầy với trò

Ngôi thứ 1: sensei (thầy)/ boku (thầy giáo thân thiết)/ watashi

Ngôi thứ 2: tên/tên + kun/ tên + chan/ kimi/ omae

3. Cách xưng hô của người Nhật trong công ty Nhật

dong nghiep

Ngôi thứ 1: watashi/ boku/ ore (dùng với người cùng cấp hoặc dưới cấp)

Ngôi thứ 2:

Tên (dùng với cấp dưới hoặc cùng cấp).

tên + san (dùng với cấp trên hoặc senpai).

Tên + chức vụ (dùng với người trên : tanaka buchou : trường phòng Tanaka).

Chức vụ : buchou (trường phòng), shachou (giám đốc).

Tên + senpai (dùng gọi senpai – người vào công ty trước).

Omae : mày (dùng với đồng cấp hoặc cấp dưới).

Kimi (cô, cậu : dùng với đồng cấp hoặc cấp dưới).

4. Cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp xã giao 

Ngôi thứ 1: watashi/ boku/ ore (tao : suồng sã, dễ cãi nhau)/atashi (thường dùng cho con gái, dùng cho tình huống thân mật, điệu hơn watashi :D)

Ngôi thứ 2: Tên + san/ tên + chức vụ/ omae (mày : suồng sã, dễ cãi nhau), temae (tên này -> dễ đánh nhau :D), aniki (đại ca, dùng trong băng nhóm hoặc có thể dùng với ý trêu đùa), aneki (chị cả, dùng giống như aniki)

 

5. Cách gọi người yêu trong tiếng nhật 

couple

Có 3 cách xưng hô với người yêu trong tiếng nhật phổ biến mà các cặp đôi có thể dùng để xưng hô với nhau::

Tên gọi + chan/kun : phổ biến ở cặp đôi trong độ tuổi khoảng 20

Gọi bằng nickname (cặp đôi trong độ tuổi khoảng 30, nhưng ít hơn cách trên)

Gọi bằng tên (không kèm theo chan/kun) : phổ biến ở độ tuổi khoảng 40

Gọi bằng tên + san : phổ biến ở độ tuổi 40 nhưng ít hơn cách trên

Ngoài ra, khi yêu nhau các bạn trẻ thương gọi người yêu là omae, tự xưng mình là ore mà không hề có nghĩa thô tục. 

Theo tuhoconline.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành