Tặng quà cho người Nhật cũng phải đúng cách

14/11/2020

Quà cáp là việc không thể thiếu trong những dịp quan trọng. Đó cũng là một cầu nối tốt để giữ vững mối quan hệ của bản thân với người xung quanh. Quốc gia nào cũng có những nét riêng, vậy muốn tặng quà cho người Nhật phải chú ý điều gì?

1. Hiểu văn hóa tặng quà

  • Nên: Tặng những món quà 形に残らないもの, tức là những thứ ăn- uống sẽ hết, không phải quà lưu niệm để trưng. Những món quà lưu niệm chỉ nên tặng khi thật sự thân thiết
  • Không nên: quá cao cấp, mắc tiền vì người nhận sẽ ngại. Người Nhật rất sợ phải mắc nợ người khác, họ sẽ tìm cách “trả lễ” lại bạn.
  • Tặng khi:
    • Đi du lịch: mua quà cho đồng nghiệp (sếp)
    • Dọn nhà đến chỗ mới (định cư lâu dài): tặng cho hàng xóm (còn ở trọ thì không cần thiết)
    • Dịp Ochugen, sinh nhật,…

2. Đối tượng

Tuỳ từng đối tượng, độ thân thiết mà chọn món quà có giá tiền phù hợp

2.1. Xã giao (hàng xóm, đồng nghiệp, …):

Hàng xóm: hộp bánh, kẹo tầm 1 sen

Đồng nghiệp: tặng cho 1 người thì tầm 500 yên, cho cả văn phòng nhiều người thì nên đếm đầu người mà mua những hộp bánh dễ chia (thường bánh Nhật sẽ gói từng cái) .

Khách hàng: Tùy vào mục đích.

      • Như lễ ký kết thì là những món quà lưu niệm mắc tiền, việc trao quà sẽ là 1 phần trong buổi lễ
      • Còn thăm hỏi định kì thì mua bánh, kẹo, … mấy cái tầm 1000- 2000 sen, không để lại hình dạng gì hoặc nếu có để lại hình dạng thì là mấy cái xài được như khăn tay, quạt, usb, viết bi, … chẳng hạn

Sếp: những đồ xài được như cà vạt, khăn tay, viết bi (để ký tên), … Nên mua loại hàng hiệu và khoảng tầm 2000- 5000 yên thôi. Cái này thì nên cân nhắc kĩ về “Gu” của sếp và độ thân thiết. Còn quà đi công tác thì mua bánh chung cả phòng rồi người phụ trách phát quà (*) sẽ chia ra cho cả phòng là được, không cần mua riêng

(*) Người phụ trách phát quà: công ty Nhật thường có những người phụ trách phần này

tang qua cho nguoi Nhat

2.2. Trả lễ

Với người có ơn với mình thì hằng năm gửi Nengajo vào trước ngày 25/12 và gửi quà Ochugen (お中元) vào dịp hè.

Hoặc gửi trả lễ khi người ta tặng quà mình.

Ví dụ như thầy cô giáo giúp mình nhiều trong khi sống ở Nhật, hay người làm Hoshonin cho mình thì nên gửi Nengajo, Ochugen liên tục trong ít nhất 3 năm

Có thể tham khảo chi tiết ở bài viết này của Takashimaya về Ochugen

2.3. Thân thiết

Như nhà chồng, bạn thân, chồng- vợ người Nhật thì nên hỏi thẳng người đó.

Cách hỏi: お土産は何がいい?クリスマスプレゼントは何が欲しい?…

Việc hỏi thẳng có thể trong văn hoá Việt thì nghe có vẻ “kì kì” nhưng người Nhật thì không thấy vậy. Ngược lại họ sẽ thấy vui khi được hỏi, vì mình sẽ mua đúng cái họ thích.

Còn nếu không hỏi mà mua thì cần phải tinh tế chứ đừng mua đại. Quan trọng nhất vẫn là “Của cho không bằng cách cho

Riêng với những bạn lần đầu ra mắt ba mẹ chồng- vợ, nhà chồng- vợ người Nhật thì chỉ nên mua cái gì ăn được trong tầm 3000 yên. Đừng mua những thứ quá mắc, cũng đừng quá rẻ, đừng tặng quà từ VN liền vì chưa biết khẩu vị, gu người ta.

tang qua cho nguoi nhat

3. Quà từ VN

Nên mua những đồ mà người Nhật “đã biết“, đừng mua những món quá “lạ” mà không có ở Nhật

Tuỳ vào độ thân thiết mà mua đồ ăn hoặc đồ lưu niệm. Đa phần nên mua đồ ăn, những thứ không lưu lại hình dáng để người nhận không thấy 重い (omoi).

3.1. Thực phẩm

Mình sẽ liệt kê 1 vài món mà các doanh nhân Nhật hay mua về làm quà cho bạn bè, vợ con

  • Trà
  • Cà phê: KHÔNG ĐƯỜNG ( đồ uống như trà, cà phê thì người Nhật ít dùng đường). Nếu bạn mua cà phê có đường thì khả năng họ không uống sẽ cao.
  • Chocolate: Boniva( ở sân bay), Pheva (ở B1, Takashimaya)
  • Phở ăn liền Acecook
  • Hạt điều, đậu phộng (rang, đã lột vỏ)

http://www.phevaworld.com/?lang=jp

Các doanh nhân mình từng tiếp xúc không thích “Bánh đậu xanh” vì ngọt (và vì lạ ). Nói chung người Nhật đa phần kén mấy món “lạ” trừ những người cởi mở.

3.2. Lưu niệm

  • Dầu dừa, mấy loại mỹ phẩm- xà phòng từ dừa
  • Giỏ đan
  • Khẩu trang: kiểu dễ thương

4. Tiệc cưới, tang lễ

4.1. Tiệc cưới

Tuỳ từng đối tượng mà số tiền mừng cưới sẽ khác đi

  • Gia đình, họ hàng: 50,000-100,000 yên
  • Khác: 20,000- 30,000 yên
  • Chủ đi đám cưới nhân viên: 30,000- 50,000 yên

Lưu ý: tiền mừng cưới nên dùng tiền mới

4.2. Lễ tang

Tiền phúng điếu: 香典.

Tuỳ từng đối tượng mà số tiền phúng điếu sẽ khác đi:

  • Bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, đối tác: 5000- 10,000 yên
  • Họ hàng, người nhà của bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên: 3000-5000 yên

Lưu ý: tiền phúng điếu nên là tiền đã xài qua, tuyệt đối không được dùng tiền mới vì có ý nghĩa là “lại gọi tới điềm bất hạnh”. Nếu tiền mới thì nên gấp lại để cho bị “dấu vết đã xài qua”

Việc tặng quà cho người Nhật đòi hỏi sự tinh tế và phù hợp với văn hoá Nhật.

Có những trường hợp mất công “vác nặng” từ VN qua, đối với các bạn là rất quý nhưng người Nhật là không vui khi nhận vì họ không biết ăn, không thích thì rất uổng và gây ra sự thất vọng cho bạn.

Nên mình nghĩ, trước khi tặng quà cho ai đó nên tìm hiểu kĩ về “gu” và thói quen để không làm buồn mình nhưng vẫn thể hiện được tấm lòng của mình với họ.

Chúc các bạn luôn truyền tải được tấm lòng qua những món quà.

Theo mikochan

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành