So sánh các đặc điểm của Dev khi làm việc tại Nhật và tại nước ngoài

13/08/2021

Một bài viết gần đây trên Blog Qiita của một kỹ sư Nhật Bản đã có thâm niên làm việc lâu năm với nhiều môi trường khác nhau được tổng kết lại. Chúng ta hãy cùng đọc qua để xem tác giả có suy nghĩ như thế nào về các Dev trên thế giới nhé. Bài viết này không nhằm so sánh Dev nước nào ngầu lòi hơn Dev nước nào, mà chỉ có tính tham khảo để cung cấp thêm thông tin thôi các bạn nhé.

Lời mở đầu

Tôi đã có khoảng 25 năm làm việc trong một công ty IT, trong đó có 12 năm làm việc tại Nhật Bản, 5 năm làm việc tại Mĩ và khoảng 8 năm làm việc tại Đức. Hiện tại, tôi đang là kỹ sư vận hành hệ thống IT tại Đức của công ty đó.

Vì chỉ làm việc trong một công ty nên tôi sẽ không đưa ra những so sánh với các công ty khác, hay viết về toàn bộ ngành IT mà chỉ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của bản thân đã trải qua.

Tôi hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho những ai đang có ý định trở thành một kỹ sư IT, hoặc có ý định chuyển ra nước ngoài làm việc. Những ý kiến này chỉ là cảm nhận của cá nhân chứ không mang một đánh giá chung nào hết, vậy nên hãy chỉ xem các thông tin này là tham khảo thôi nhé.

Về ngôn ngữ

lam dev o cong ty nhat va cong ty nuoc ngoai

Dù ở quốc gia nào thì về cơ bản tiếng Anh vẫn trở thành ngôn ngữ chung. Công ty tôi có chi nhánh ở nhiều quốc gia nên cho dù đang làm việc tại Nhật Bản nhưng hầu hết tôi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, vậy nên tiếng Nhật hiếm khi được sử dụng.

Việc này là tùy thuộc vào từng công ty, nhưng cũng có trường hợp các dự án được đặt hàng bởi các công ty nước ngoài đúng không?

Tiếng Anh là ngôn ngữ chung ở Mỹ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều nói tiếng Anh dễ nghe như trên phim, mọi người từ các quốc gia khác nhau nói chuyện bình thường với nhau bằng giọng điệu đặc biệt theo tiếng mẹ đẻ của chính quốc gia đó. Khi đã quen với nó, đến một lúc nào đó khi nghe người khác nói tiếng Anh, bạn sẽ biết được tiếng mẹ đẻ của họ là gì.

Ngay cả ở Đức cũng vậy, về cơ bản thì mọi người đến từ nhiều quốc gia khác nhau và làm việc remote, vậy nên việc sử dụng tiếng Đức khi làm việc cũng không thực sự cần thiết. Và một lần nữa thì hầu hết mọi người cũng nói tiếng Anh với từng giọng điệu khác nhau.

Ví dụ, cộng đồng người Đức nói tiếng Anh sẽ có phát âm khác với những người gốc Ấn Độ nói tiếng Anh, vì vậy bạn sẽ mất kha khá thời gian để quen với nó, tuy nhiên, chỉ cần một thời gian ngắn thì bạn có thể hiểu được thói quen nói tiếng Anh của họ. Ngoài ra, vì địa điểm làm việc là ở Châu ÂU nên có vẻ gần đây ngành IT đang phát triển nhanh ở Đông Âu, vậy nên tôi thường xuyên làm việc với những đồng nghiệp ở Đông Âu.

Cách triển khai dự án

Ấn tượng đọng lại trong tôi nhất chính là cách thức triển khai dự án ở mỗi quốc gia. Trải nghiệm này có được khi tôi tham dự sự kiện dành cho nhân viên, và cho đến thời điểm hiện tại thì tôi vẫn ấn tượng với nó.

Đức: bắt đầu một cách đột ngột

Điều làm tôi bất ngờ nhất khi tham gia một dự án ở Đức là việc phân công vai trò trong ngày diễn ra sự kiện được thực hiện ngay buổi sáng hôm đó, mọi người tập trung lại và bắt đầu thảo luận "Bây giờ thì sao?". Dù cho sự kiện sẽ được bắt đầu sau khoảng 1-2h nhưng có vẻ không có kế hoạch nào được chuẩn bị trước. Có lẽ việc này chỉ xảy ra ở công ty chúng tôi, nhưng có vẻ chúng tôi không nhìn quá xa và lên kế hoạch cho bất kì điều gì. Nhưng cuối cùng, bằng một cách nào đó thì những việc đã được quyết định đều được thực hiện một cách đáng kể.

Mĩ: lên kế hoạch cho đến ngày lập kế hoạch

Cũng là sự kiện đó nhưng khi tham gia ở Mĩ thì người leader đã cẩn thận sử dụng Microsoft Project,.. để viết tài liệu kế hoạch, phân công rõ vai trò ai sẽ đảm nhận nhiệm vụ gì một cách chi tiết. Ngoài ra, trong tài liệu kế hoạch cũng bao gồm số ngày tạo bản kế hoạch đó, vậy nên có thể hiểu rõ bản kế hoạch này được xây dựng chi tiết như thế nào. Tuy nhiên, việc có làm theo bản kế hoạch được hay không thì lại là một chuyện khác, điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên xem các tác vụ có được hoàn thành theo đúng kế hoạch hay chưa.

Nhật: làm thêm giờ để tăng mức độ hoàn hảo

Thoạt nhìn thì việc này có vẻ là điều hiển nhiên khi ở Nhật Bản nhưng ở nước ngoài, đặc biệt là ở Đức thì rất khó để thực hiện. Ngay từ đầu thì chúng tôi không làm thêm giờ, cũng không được giao phó các công việc cần làm thêm quá nhiều. Có thể nói là người quản lý đã nắm rõ lượng công việc cả team và không để vượt quá khối lượng công việc dự kiến.

Đặc biệt, ở Nhật thường có xu hướng làm thêm để đạt 100% khối lượng công việc. Việc đạt được 80%-90% thường không quá khó, nhưng để hoàn thành 10% còn lại thì thường mất nhiều thời gian hơn so với đạt 90% đầu tiên. Đối với các dự án nội bộ, nếu ngay lập tức hoàn thành 90% khối lượng công việc, còn 10% còn lại sẽ làm cùng với các việc khác có độ ưu tiên hơn thì có thể giảm bớt được thời gian làm thêm.

Tiện đây, tôi chưa bao giờ tham gia một dự án nào ở Đức hay Mĩ mà khi bắt đầu đến kết thúc có độ hoàn hảo 100% cả.

Làm việc và Nghỉ ngơi

lam dev o cong ty nhat va cong ty nuoc ngoai 1

Làm thêm

Về cơ bản thì cả Đức và Mĩ đều không làm thêm ngoài giờ. Dù việc chưa xong thì cũng không liên quan, đến giờ vẫn cứ ra về, "mai xử lý tiếp".

Việc này không chỉ xảy ra ở nhân viên phổ thông mà ngay cả cấp quản lý cũng tương tự, việc làm thêm sẽ tạo cảm giác "đi sớm về muộn" và gây áp lực lên họ.

Bản thân tôi đã có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản nên ít nhiều đã từng làm thêm, dù vậy thì vẫn ít hơn nhiều so với lúc làm việc tại Nhật, mỗi tháng dù bận đến mức nào thì cũng làm thêm tầm khoảng 20 tiếng. Điều này cũng xảy ra mỗi năm khoảng 1 lần, tuy nhiên mỗi lần thường ít hơn 10 tiếng.

Đức và Nhật chênh nhau khoảng 7-8 tiếng, khi những đồng nghiệp bên Đức kết thúc giờ ăn trưa (tầm 9h tối bên Nhật) thì thấy các đồng nghiệp Nhật vẫn online, họ thường hỏi tôi rằng điều này là bình thường sao?

Nhân tiện, ở Đức nếu bạn ở lại làm thêm đến 9h tối thì bạn sẽ trở thành người gác đêm hoặc người ở lại cuối cùng của tòa nhà đó.

Ngày thứ 6

Hiện nay, về cơ bản thì tôi đang làm việc tại nhà, tuy nhiên, ngay cả khi không làm việc tại nhà thì tôi cũng có nửa ngày nghỉ vào thứ 6. Có nhiều người làm việc tại nhà và khoảng tầm 3h họ sẽ Off-line. Lí do ở đây là, "tôi đã nỗ lực làm thêm một chút vào thứ 4 và thứ 5, vậy nên hôm nay tôi sẽ về sớm một chút để cân bằng giữa làm việc và cuộc sống".

Nghỉ ngơi

Dù chỉ là ấn tượng nhưng tỉ lệ được nghỉ cao áp đảo ở Đức, sau đó là đến Mĩ và cuối cùng là Nhật Bản. Tùy thuộc vào từng công ty nhưng về cơ bản thì ở Đức, nhân viên có 30 ngày nghỉ có lương. Tôi có xu hướng nghỉ dài ngày vào kì nghỉ mùa xuân hoặc lễ giáng sinh, còn các đồng nghiệp của tôi thường nghỉ dài 3 tuần vào tháng 8 mỗi năm.

Nhiều người Mĩ thì thường nghỉ vào lễ Tạ ơn hoặc kì nghỉ Giáng sinh. Tuy nhiên, những kì nghỉ này không dài suốt 3 tuần giống như Châu Âu.

Hình thức tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp

Bảo đảm công việc

Hình thức tuyển dụng ở mỗi quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào luật pháp từng quốc gia đó.

Tại Nhật, nhân viên chính quy được bảo vệ ở một mức độ nào đó theo Luật tiêu chuẩn lao động.

Ở Mĩ thì khá đơn giản, có khi không được bảo hộ, việc bảo hộ như thế nào là tùy thuộc công ty, có khi còn không có hợp đồng lao động đàng hoàng. Có vẻ như việc tuyển dụng bình thường là Tuyển dụng/Thuê mướn tự do (At Will). Về cơ bản thì doanh nghiệp có thể sa thải nhân viên mà không cần lí do, nhân viên cũng có thể tự ý nghỉ việc mà không cần lí do nào cả.

Hồi làm việc ở Mĩ, tôi thường xuyên chứng kiến việc đồng nghiệp bên cạnh biến mất vào ngày hôm sau là chuyện bình thường. Và đương nhiên, khi nghỉ việc mà không có sự chuyển giao công việc thì mọi người sẽ không biết được tình hình công việc đang như thế nào, vậy nên cũng có lúc dự án phải tạm thời dừng lại.

Tại Đức thì việc bảo hộ nhiều hơn Nhật Bản, hợp đồng lao động cũng cực kì chi tiết, có khi lên đến cả chục trang. Có một hệ thống đại diện cho nhân viên ở Đức, các đại diện đó được lựa chọn từ các nhân viên và có thể tham gia quản lý trong công ty ở một mức độ nào đó.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không thể gây điều gì bất lợi cho nhân viên nếu như không được sự chấp thuận của các đại diện, cũng như các đại diện có thể nộp đơn kiện doanh nghiệp để yêu cầu bổ sung, sửa đổi điều gì đó.

Vì lí do này, khi doanh nghiệp tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh, sẽ có những sai khác về việc tác động lên nhân viên giữa các quốc gia dễ dàng/khó khăn trong việc điều chỉnh nhân sự, tiền lương.

Kỹ sư hoạt động suốt đời

lam dev o cong ty nhat va cong ty nuoc ngoai 2

Về nghề nghiệp, tôi nghĩ ở Nhật làm việc cho công ty và thuyên chuyển, thay đổi bộ phận tùy theo chính sách của công ty là chuyện bình thường.

Cả Hoa Kỳ và Đức đều làm việc cho các công ty, nhưng tôi đã ứng tuyển vào một vị trí cụ thể và được tuyển dụng, và tôi chưa bao giờ đột ngột chuyển sang một bộ phận hoặc nghề nghiệp khác. Khi tôi nhìn xung quanh mình, các kỹ sư có xu hướng làm như vậy, và có nhiều người là kỹ sư tích cực trong suốt cuộc đời của họ hơn là trở thành nhà quản lý.

Vì tôi không phải là người quản lý, tôi không phải là nhân viên bình thường, và có thể có đủ các kỹ sư kiếm được nhiều tiền hơn người quản lý. Một kỹ sư giỏi không phải lúc nào cũng là một ông chủ tốt, vì vậy có thể hấp dẫn các kỹ sư có nhiều lựa chọn khác nhau bên cạnh sự thăng tiến trong nghề nghiệp ở chỗ họ có thể chọn loại công việc phù hợp với mình.

Phúc lợi

Cả Đức và Nhật đều có hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân, vì vậy nhân viên và các công ty phải trả một tỷ lệ nhất định cho phí bảo hiểm của họ, nhưng điều này rất khác ở Hoa Kỳ. Bảo hiểm thường được đề cập trong các tin tức của Mỹ, nhưng ở Mỹ không có bảo hiểm, và bảo hiểm mà nhân viên nhận được tùy thuộc vào công ty. Kết quả là, phạm vi bao phủ khác nhau, và khi tôi đến khám nhãn khoa ở Hoa Kỳ, tôi đã rất ấn tượng rằng "Các công ty CNTT thực sự giỏi trong lĩnh vực nhãn khoa."

Phụ cấp đi lại cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ở Nhật Bản, những người làm việc ở các khu vực đô thị thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm và nhận phụ cấp đi lại. Không có phụ cấp đi lại như vậy ở Hoa Kỳ. Về cơ bản, chi phí đi lại do tôi tự trả, và công ty không thanh toán.

Có một hệ thống công ty xe hơi ở Đức và có vẻ như nó được nhiều công ty áp dụng. Khác với xe của công ty, nhân viên tự chọn xe và trả lương hàng tháng tùy theo thời giá. Tùy từng hãng có vẻ khác nhau, nhưng hình như khoảng vài trăm euro một tháng bao gồm phí xăng dầu, phí bảo hiểm, phí bảo dưỡng, v.v. Có vẻ như không có gánh nặng nào đối với nhân viên trong một số ngành.

Cái hay của hệ thống này là bạn có thể sử dụng xe riêng hoặc gia đình bạn có thể sử dụng. Vì vậy, việc di chuyển bằng ô tô của công ty ở châu Âu, được kết nối với đất liền là khá phổ biến. Trong trường hợp này, bạn có thể đi du lịch mà không cần bất kỳ chi phí vận chuyển nào.

Nộp thuế

Đối với nhân viên văn phòng ở Nhật, thông thường cuối năm sẽ điều chỉnh và kết thúc. Cả Hoa Kỳ và Đức đều không thể làm điều này một cách dễ dàng và mọi người đều phải khai thuế. Khi quen rồi thì bạn sẽ làm được, nhưng bạn phải nghiên cứu hệ thống thuế của từng nước thì mới biết được khoản nào được ghi vào chi phí và khoản nào phải chịu thuế.

Ví dụ: chi phí đi lại được đề cập trước đó có thể được coi là chi phí miễn thuế ở Nhật Bản, nhưng ở Hoa Kỳ, chi phí này không được công nhận là chi phí và không được khấu trừ vào thu nhập.

Ở Đức, nếu bạn sử dụng ô tô của công ty cho mục đích cá nhân, nó sẽ được coi là tiền lương và sẽ phải chịu thuế.

Nếu nghiên cứu về hệ thống thuế của từng quốc gia, bạn có thể nghiên cứu về cách thức thành lập của quốc gia đó, tuy nhiên ban đầu việc này vẫn khá rắc rối và mất nhiều thời gian.

Cuối cùng

Tôi nhận ra rằng mỗi quốc gia trong số ba quốc gia đều để lại ấn tượng cho tôi. Bạn nghĩ gì.

Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, vì vậy có vẻ như một số người có trải nghiệm hoàn toàn khác nhau ở cùng một nước Đức và Hoa Kỳ. Tôi hy vọng bạn có thể tham khảo nó như một ví dụ.

Tôi nghĩ rằng ngay cả người Nhật cũng có thể làm việc ở nước ngoài đủ nếu họ học tiếng Anh và có được các kỹ năng của kỹ sư.

Làm việc ở nước ngoài không phải lúc nào cũng là điều tốt nhất để làm, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ thu được những kinh nghiệm mà bạn không thể làm được ở Nhật Bản và mở rộng hiểu biết của mình.

Nếu bạn quan tâm, tại sao bạn không thử nó?

Theo qiita.com

Mỹ Linh dịch

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành