Quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người Nhật (P1)


Từ lúc nhận được thiệp mời dự đám cưới đến lúc đi dự tiệc cưới của người Nhật chúng ta cần lưu ý điều gì để tránh thất lễ? Hãy xem bài viết sau đây để nắm được những quy tắc ứng xử đó nhé.

Khi được mời dự lễ cưới tại Nhật Bản, bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm như trả lời thư mời, chuẩn bị quà mừng, chọn trang phục và kiểu tóc phù hợp,… Không chỉ vậy, bạn còn cần phải biết những quy tắc lễ nghi phức tạp, văn hóa ứng xử cần thiết khi tham dự sự kiện quan trọng này. Bài viết này sẽ giới thiệu những quy tắc ứng xử mà người tham dự lễ cưới tại Nhật Bản cần biết. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ đọc nội dung dưới đây để biết cách chúc mừng cô dâu chú rể đúng cách trong ngày trọng đại của họ.

Trả lời thư mời tham dự càng sớm càng tốt

tra loi loi moi tham du dam cuoi o nhat

Có thể nói việc trả lời thư mời là khởi nguồn cho mọi công tác chuẩn bị đám cưới. Gia chủ sẽ không thể sắp xếp chỗ ngồi trong tiệc chiêu đãi, đặt đúng số lượng món ăn hay quà tặng khách nếu không biết chính xác số lượng người đến tham dự.

Do đó, bạn cần trả lời ngay trong 2~3 ngày kể từ khi nhận được thư mời. Nếu bạn chưa rõ kế hoạch công việc trong thời gian tới thì cũng nên thông báo rõ điều này trong thời hạn trả lời thư mời. Bạn cần hiểu rằng nhận được thư mời có nghĩa là bạn là một phần quan trọng trong đám cưới của họ, vì vậy hãy cố gắng để cô dâu, chú rể không phải lo lắng quá nhiều về bạn.

Ngoài ra, cách trả lời thư mời cưới cũng có quy tắc riêng. Hiện nhiều đám cưới cho phép trả lời theo phong cách tự do, nhưng vẫn còn nhiều đám cưới giữ nguyên tắc trả lời truyền thống. Khi đó, trong nội dung trả lời, người được mời cần phải xóa những từ kính ngữ mà người tổ chức đã dành cho mình trong thư mời bằng cách gạch song song 2 nét lên đó.

Cụ thể như trong tiếng Nhật, bạn sẽ phải gạch bỏ chữ “go (御/ご)” trong chữ “go shusseki (御出席)” hoặc “go kesseki (御欠席)”. Và nếu phần trả lời có khoảng trống cho phép ghi chép thì bạn có thể tự hiểu rằng người tổ chức muốn bạn ghi lời chúc mừng đám cưới ở đó.

Nhật Bản đang thịnh hành loại thư trả lời có kèm biểu tượng minh họa chúc mừng. Tuy nhiên, nếu đối tượng chúc mừng là lãnh đạo hoặc cấp trên thì những hình minh họa này có thể bị coi là thất lễ và thiếu trang trọng với gia chủ. Còn nếu là đám cưới của bạn bè thân thiết thì cách làm này đang trở thành một xu hướng, giúp người tham dự có thể truyền tải sinh động lời chúc mừng của mình.

Thông báo trước những món ăn bạn không thể ăn

nhung thu khong the an trong dam cuoi

Một trong những điều thú vị tại tiệc chiêu đãi đám cưới là các món ăn. Nếu tiệc chiêu đãi được tổ chức tại khách sạn thì gia chủ thường chọn sẵn xuất ăn dành cho người tham dự. Vì vậy, bạn cần báo trước cho gia chủ về đồ ăn gây dị ứng hoặc món bạn không thể dung nạp… Nhiều cô dâu chú rể gần đây rất cẩn thận nên họ dành riêng nội dung ghi chú “thực phẩm gây dị ứng cho bạn” trong thư mời.

Tuy nhiên, lưu ý bạn chỉ nên ghi những món ăn gây dị ứng cho bạn, chứ không nên ghi những món bạn không muốn ăn do sở thích cá nhân. Ngoài ra, nếu bạn không thể ăn được một số món ăn vì vấn đề tôn giáo thì cũng hãy ghi rõ trong mục này.

Nếu thư mời không có mục riêng dành cho ghi chú này, bạn có thể ghi vào phần để trống hoặc gọi điện trực tiếp cho cô dâu, chú rể để báo trước. Dị ứng đồ ăn là vấn đề rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều này có thể sẽ phá hỏng lễ cưới nên việc thông báo trước một cách rõ ràng được xem là việc hết sức quan trọng.

Đừng quên những món đồ cần thiết khi đi dự lễ cưới

nhung mon do can thiet khi du le cuoi o nhat

Lễ cưới được coi là sự kiện chỉ có một lần trong đời đối với cô dâu chú rể. Khách mời tham dự cũng muốn có sự chuẩn bị cẩn thận và muốn chúc phúc cho cô dâu chú rể. Và để tham dự lễ cưới trong tư thế sẵn sàng nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

  1. Phong bì, quà mừng
  2. Khăn/Túi gói quà mừng (được dùng để gói quà mừng, có thể thay thế bằng khăn tay)
  3. Thư mời (nên mang theo vì có lễ cưới sẽ yêu cầu xuất trình để vào hội trường cưới)
  4. Khăn tay
  5. Điện thoại di động
  6. Máy ảnh
  7. Ví tiền
  8. Tất chân dự phòng (phụ nữ nên mang theo để cảm thấy yên tâm hơn nếu không may tất bị xước, rách)

Bạn có thể nhận được quà tặng từ gia chủ sau lễ cưới nên tốt nhất là hãy mang ít đồ nhất có thể. Nam giới thường đi tay không hoặc mang theo chiếc túi nhỏ. Ngay cả khi bạn đến từ một nơi xa thì cũng không cần phải quá lo lắng, vì bạn có thể gửi hành lí lớn như va li nếu hội trường cưới tổ chức tại các địa điểm có quy mô như khách sạn.

Ngoài ra, các lễ cưới tổ chức vào mùa đông đều bố trí chỗ gửi áo khoác và khăn choàng nên bạn sẽ không cảm thấy vướng víu trong suốt buổi lễ. Trong quá trình di chuyển đến nơi tổ chức lễ cưới, trang phục mùa đông có thể vướng víu nhưng là vật dụng cần thiết để giữ ấm cơ thể bạn.

Những quy tắc phức tạp về tiền mừng, cách viết lời chúc mừng và cách trao quà

tien mung cuoi o nhat

Tiền mừng cưới

Ở các lễ cưới tại Nhật Bản, cách trao tặng quà để chúc mừng cô dâu chú rể thể hiện cách cư xử đúng mực. Tiền mừng cưới thường là 30.000 yên, con số tiền mừng là số chẵn mang ý nghĩa có thể chia tách (chia ly) nên thường không được sử dụng. Tuy nhiên, trong ký tự số chữ Hán thì số 8 lại được cho là số may mắn. Những con số được cho là không may mắn như số 4 (chết) và số 9 (khổ) cũng không nên sử dụng.

Ngoài ra, khi chuẩn bị tiền mừng, bạn cũng đừng quên thể hiện thành ý bằng cách chuẩn bị những tờ tiền mới, chưa được sử dụng với ý nghĩa chúc mừng một sự khởi đầu mới. Điều này đòi hỏi quá trình chuẩn bị khá tỉ mỉ, tốn cả thời gian và công sức của người tham dự.

Nếu buổi lễ và tiệc chiêu đãi cưới được tổ chức khác ngày nhau, bạn có thể trao tiền mừng vào một trong hai ngày này.

Lựa chọn phong bì và cách viết lời chúc mừng

lua chon phong bi de mung cuoi

Khi lựa chọn phong bì đựng tiền mừng cưới, bạn cần chú ý đến biểu tượng “nút thắt mizuhiki” để không chọn nhầm. Mizuhiki là biểu tượng nút thắt được in trên phong bì. Người ta sử dụng “musubi-kiri” (ảnh trên cùng) hoặc “awaji-musubi” (ảnh ở giữa) đối với phong bì mừng cưới. Cả hai biểu tượng này đều mang ý nghĩa “kết hôn một lần”, và đó là sự ràng buộc mà khi đã một lần kết nối thì không thể tách rời. Ngược lại, “cho-musubi” (ảnh dưới cùng) không dành cho đám cưới vì nó nghĩa là có thể thắt nối lại nhiều lần, và nó được dùng cho những lễ kỷ niệm mà bạn muốn diễn ra nhiều lần.

Ngày nay, các cửa hàng bày bán nhiều loại phong bì mừng được thiết kế cao cấp với nhiều kiểu dáng, màu sắc và số lượng dây thắt của mizuhiki khác nhau. Nếu bạn đi với tư cách là bạn thân hay đồng nghiệp, người đã rất thân thiết với cô dâu, chú rể thì điều này không quá quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm mất đi ấn tượng tốt đẹp về bạn trong mắt đối phương, vì vậy bạn cần cân nhắc đến mối quan hệ với người được nhận trước khi lựa chọn phong bì. Ngoài ra, phong bì có toàn bộ màu xám nhạt, nút thắt màu đen trắng và vàng là loại được dùng trong đám tang, do đó bạn tuyệt đối không được sử dụng loại phong bì này.

Trên phong bì mừng, việc sử dụng bút bi để viết tên, số tiền, địa chỉ là điều không nên; thay vào đó, bạn bắt buộc phải sử dụng bút lông hoặc bút mực đen nét đậm. Ngoài ra, mực nét mỏng chỉ sử dụng cho phúng viếng nên bạn phải sử dụng loại mực đen đậm, rõ ràng để viết phong bì cưới. Trên phong bì sẽ ghi tên sự kiện và tên người mừng. Tên sự kiện có thể ghi là “hỉ sự (寿)”, “chúc mừng (御祝)” hoặc “chúc mừng lễ thành hôn (御結婚御祝)”, còn nếu bạn tham gia tiệc chiêu đãi thì ghi “hỉ sự (寿)”. Ngày nay cũng có rất nhiều cửa hàng tạp hóa bán các loại phong bì được thiết kế đẹp, ghi sẵn tên sự kiện trên đó nên nhiều người thường mua loại này để sử dụng.

Cách gấp phong bì thể hiện ý nghĩa “cầu mong mang lại (không tuột mất) hạnh phúc”, và phần gấp bên dưới thường được dán đè lên phần gấp bên trên. Nếu bạn làm ngược lại, phần gấp trên ở phía trên thì sẽ chuyển thành nghĩa “mong cho nỗi đau nhanh chóng qua đi”, và loại này chỉ được dùng trong đám tang, nên tuyệt đối không được nhầm lẫn trong trường hợp này.

Bên trong phong bì chúc mừng sẽ có phong bì nhỏ để đựng tiền. Quy tắc khi cho tiền vào trong phong bì nhỏ là đặt phía hình mặt người trên tờ tiền hướng lên trên để có thể nhìn thấy đầu tiên. Trong lễ cưới, cô dâu, chú rể sẽ nhận được rất nhiều phong bì từ khách mời nên để tránh nhầm lẫn, bạn đừng quên ghi số tiền, tên, địa chỉ lên phong bì nhỏ nhé. Trên mặt trước phong bì nhỏ, bạn sẽ ghi “Tiền mừng … yên (金 ○○円)” và sử dụng ký tự số trong chữ Hán như một (壱), hai (弐), ba (参) để viết. Mặt sau của phong bì sẽ ghi địa chỉ và tên. Toàn bộ chữ viết trên phong bì chúc mừng phải được viết dọc.

Cách trao phong bì mừng cưới

Thông thường, mọi người sẽ trao phong bì mừng vào đúng ngày diễn ra lễ thành hôn và tại quầy lễ tân. Để tránh phong bì bị bẩn hoặc bị gấp mép, phong bì thường sẽ được gói trong một chiếc khăn lụa chuyên được dùng để gói đồ, có tên gọi là “fukusa”. Khăn fukusa có nhiều loại, những loại có màu sắc ấm nóng thường được sử dụng trong hỉ sự như đám cưới. Bạn lưu ý tránh sử dụng màu đen hoặc xám, vì nó được dùng cho đám tang. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng khăn fukusa màu tím vì nó có thể dùng trong mọi hoàn cảnh. Dưới đây là hình minh họa cách gói khăn.

phong bi cuoi

Trường hợp bạn bận việc và không thể tham dự lễ cưới hoặc bạn không được mời nhưng vẫn muốn gửi quà mừng thì hãy trao món quà đó vào khoảng 1 tuần trước lễ cưới. Nếu bạn không tiện để trao tận tay thì có thể gửi qua bưu điện. Khi gửi tiền qua bưu điện, bạn cho tiền vào phong bì mừng rồi cho vào phong bì chuyên dụng của bưu điện để thể hiện thành ý chúc mừng. Việc đợi đến ngày cưới và gửi đến hội trường cưới sẽ không đúng quy tắc ứng xử nên bạn nhớ gửi trực tiếp cho cô dâu chú rể hoặc đến địa chỉ nhà riêng của họ.

Trường hợp không cần phong bì mừng

Gần đây, nhiều đám cưới quy định sẵn mức phí tham dự, được tính toán dựa trên chi phí tiệc. Hầu hết các đám cưới ở Hokkaido khách mời đều phải trả phí tham dự, khi đó bạn không cần chuẩn bị phong bì mừng. Có nhiều trường hợp thư mời không nhất thiết phải ghi rõ việc từ chối phong bì mừng, kiểu như “Vui lòng không gửi tiền mừng” nên bạn hãy chú ý khi tham dự.

Còn tiếp...

Theo tsunagulocal.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành