Những điều cần lưu ý sau khi tiêm vaccine COVID-19

23/08/2021

Hiện nay nhiều địa phương đã tiêm ngừa vaccine Covid. Tuy nhiên, những phản ứng sau tiêm thông thường và bất thường không phải ai cũng biết. Việc biết được các tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid sẽ giúp cho bạn chăm sóc cơ thể mình và gia đình tốt hơn.

Việc tiêm chủng COVID-19 sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị mắc COVID-19 hoặc khi mắc sẽ nhẹ và tỉ lệ tử vong thấp hơn. Từ đó, tạo nên miễn dịch cộng đồng và cuộc sống trở lại bình thường như trước kia. 

Tuy nhiên, gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tọa kháng thể. Hãy yên tâm vì chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người may mắn hơn thì không có tác dụng phụ.

Dù vậy, nhưng có những sự việc không lường trước được do phản ứng sốc sau tiêm. Theo dõi sau tiêm khoảng 3 tuần là hợp lý.

Tác dụng phụ sau tiêm COVID phổ biến

tiem vaccine covid

Trên cánh tay nơi được tiêm:

  • Đau
  • Mẩn đỏ
  • Sưng tấy

Trên các phần còn lại của cơ thể:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Buồn nôn

Nếu có phản ứng dị ứng ngay lập tức hoặc nghiêm trọng sau khi tiêm liều đầu tiên của vắc-xin COVID-19 mRNA, thì không nên tiêm liều thứ hai của một trong hai loại vắc-xin COVID-19 mRNA. 

Lời khuyên để giảm bớt tác dụng phụ sau tiêm COVID

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc không kê toa như iburofen, acetaminophen, aspirin, hoặc kháng histamine, để giảm bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào mà có thể bị sau khi tiêm vắc-xin. 

Có thể sử dụng các loại thuốc này để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin nếu không có lý do nào khác như dị ứng,...

Không dùng thuốc này trước khi tiêm chủng vì mục đích ngăn chặn tác dụng phụ.

Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm

  • Áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó.
  • Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm cảm giác khó chịu do sốt

  • Uống thật nhiều nước.
  • Mặc trang phục nhẹ nhàng.

Tiêm mũi thứ 2 của vaccine COVID

tiem vaccine covid 1

Tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai có thể nhiều hơn tác dụng phụ sau mũi thứ nhất. 

Sau tiêm, sự khó chịu do đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

  • Nếu tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm tồi tệ hơn sau 24 giờ
  • Nếu các tác dụng phụ khiến quý vị lo ngại và có vẻ không mất đi sau vài ngày
  • Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
  • Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
  • Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
  • Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
  • Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
  • Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
  • Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
  • Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt

Lưu ý khi đi tiêm vaccine COVID-19

  • Trước khi tiêm chủng, người đi tiêm cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vaccine khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
  • Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; Các bệnh mạn tính đang được điều trị; Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
  • Người đi tiêm cũng nên cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
  • Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vaccine trước. 
  • Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm virus hoặc mắc COVID-19 (nếu có); Các loại vaccine được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ);
  • Nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế: Thông tin liên quan đến vaccine phòng COVID-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo; Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí; Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

Với mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, có 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng, hy vọng dịch bệnh mau qua để trở lại trạng thái bình thường, khôi phục nền kinh tế.

Tổng hợp 

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành