Nemawashi (根回し) trong văn hoá kinh doanh của các công ty Nhật


根回し ねまわし - Nemawashi cụ thể là gì? Tại sao nó lại cần thiết trước trong văn hoá công ty Nhật? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài lần này nhé.

Nhật Bản là 1 đất nước rất coi trọng sự ôn hoà và làm việc tập thể. Trong văn hoá kinh doanh của các công ty Nhật lại càng thể hiện rõ điều này. Một trong những đặc trưng của công ty Nhật Bản đó là việc quyết định theo tập thể. 

Để đi đến quyết định cuối cùng 1 cách thuận lợi thì phải có sự chuẩn bị (như vận động hành lang, tham khảo ý kiến những người liên quan) trước đó. 

Trong tiếng Nhật có 1 từ để chỉ việc này là 根回し (Nemawashi) cụ thể là gì? Tại sao nó lại cần thiết trước trong văn hoá công ty Nhật? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài lần này nhé.

Văn hoá “Họp” ở công ty Nhật và Nemawashi

hop o cong ty nhat

Những buổi họp là 1 phần không thể thiếu ở các công ty, đặc biệt là các công ty Nhật Bản. Những công ty càng lớn thì những buổi họp lớn nhỏ càng nhiều. 

Những buổi họp không chỉ là nơi để trao đổi ý kiến hay tranh luận nảy lửa, mà có khi là nơi đơn giản chỉ là xác nhận lại những nội dung được coi như là đã quyết định trước buổi họp. 

Thậm chí, nếu trong buổi họp mà có những tranh cãi căng thẳng, người chủ trì cuộc họp có thể bị trách vì không chuẩn bị tốt trước cuộc họp (không làm nemawashi trước buổi họp).

Có thể trong suy nghĩ của nhiều người, buổi họp là nơi bắt đầu đưa ra vấn đề, thảo luận và cuối cùng đưa ra quyết định. 

Nhưng thực tế thì hầu hết các buổi họp ở công ty ở Nhật chỉ là giải thích các tài liệu, trả lời 1 vài câu hỏi liên quan đến vấn đề, sau đó sẽ đi đến quyết định cuối cùng và kết thúc buổi họp. Hay nói cách khác là quyết định đã coi như được đưa ra trước buổi họp.

Quyết định quan trọng lại được ngầm thống nhất trước khi buổi họp về vấn đề đó bắt đầu, nghe có vẻ vô lý đúng không? Nhưng thực tế ở các công ty Nhật chính là như vậy. Những quyết định quan trọng được thống nhất từ trước và những buổi họp gần như chỉ là 1 nghi thức của công ty mà thôi. Thậm chí, nhân viên mà có thể thống nhất được ý kiến, đưa ra quyết định từ trước và biến buổi họp trở thành 1 nghi thức được coi là 1 nhân viên ưu tú của công ty.

Ở Nhật, nơi mà sự ôn hoà và làm việc tập thể rất được coi trọng, những công ty càng truyền thống thì càng có xu hướng tránh những cuộc tranh cãi, công việc và những quyết định được đưa ra suôn sẻ chính là ưu tiên số 1 trong công ty.

cong ty nhat hop

Để thống nhất được ý kiến mọi người và đưa ra được quyết định trước buổi họp, việc cần làm đó là 根回し (Nemawashi) nghĩa đen là vặn rễ cây, bứng cả rễ cây. Khi muốn chuyển 1 cái cây sang vùng đất mới, người ta phải xử lý những cái rễ cây trước đó 1 thời gian để cây có thể mọc rễ mới, và dễ dàng di chuyển cả thân cây và gốc rễ. 

Tương tự như vậy, trước khi có 1 buổi họp chính thức để đưa ra quyết định, bạn phải tham khảo, lấy ý kiến của những người liên quan trước. Điều này giúp buổi họp diễn ra suôn sẻ thuận lợi hơn. Tuy nhiên cùng với đó thì việc lấy ý kiến và thống nhất quyết định cũng mất nhiều thời gian hơn.

Vậy tại sao Nemawashi lại là 1 việc không thể thiếu trong văn hoá kinh doanh của các công ty Nhật?

Ý nghĩa của câu nói「俺は聞いてないよ」

hop trong cong ty nhat

Nếu bạn không làm nemawashi, dù có đưa ra được quyết định hợp lý thì trong buổi họp vẫn có thể xuất hiện những ý kiến không đồng tình hoặc phản đối. Lý do của việc không đồng tình đó nhiều khi đơn giản là “俺は聞いてないよ” (Tôi chưa được nghe gì về việc đó cả)

Ý nghĩa của câu nói đó như thế nào? Và tại sao lại phản đối, không đồng tình chỉ vì đã không được tham khảo, lấy ý kiến trước đó?

Nghĩ rằng mình không phải là người quan trọng đáng được lấy ý kiến

Không được lấy ý kiến, không được trao đổi trước về vấn đề sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của người đó. Đó là lý do đầu tiên khiến 1 người có ý kiến phản đối dù quyết định có hợp lý đến nhường nào.

Không đảm đủ bảo thời gian cần thiết để thảo luận và đưa ra ý kiến

Nếu bạn không được biết trước về vấn đề, ý đồ hay cách giải quyết của người phụ trách thì bạn sẽ không có đủ thời gian để xem xét vấn đề và khó có thể đưa ra ý kiến xác đáng của bản thân trong phạm vi 1 buổi họp.

Lo ngại việc có lời nói/hành động không tốt

Trong những buổi họp ở công ty, những lời phát biểu của bản thân không chỉ được ghi chép lại trong báo cáo, mà còn có thể được nghe và đánh giá bởi những nhân vật quan trọng trong công ty. Đó là cũng có thể coi là cơ hội để PR, nâng cao giá trị bản thân nếu đưa ra được những ý kiến tốt.

Ngược lại, trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề trước buổi họp, cũng có khả năng ý kiến bạn nêu ra trong buổi họp sẽ thiếu sáng suốt, hạy thậm chí bị coi là ý kiến ngu ngốc. 

Do đó, “俺は聞いてないよ” vừa có ý không đồng tình, vừa có ý nghĩa để bảo vệ bản thân tránh khỏi khả năng ý kiến của mình bị coi là ngu ngốc, thiếu sáng suốt.

Kết

Chính vì việc buổi họp giống là 1 nghi thức trong công ty, nên việc nemawashi, hay là cung cấp thông tin, tham khảo lấy ý kiến trước đó của những người liên quan, lại càng quan trọng. Vừa để giữ cho mối quan hệ tốt đẹp, vừa giúp cho công việc tiến triển thuận lợi. Đây là 1 trong những văn hoá đặc trưng trong kinh doanh ở công ty Nhật, đặc biệt là những công ty lớn, truyền thống.

Ngược lại, cũng có những công ty không coi cuộc họp là 1 nghi thức, mà đó là nơi trao đổi, thảo luận thực sự để đưa ra kết luận, quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, ở Nhật thì các công ty có quy mô càng lớn, càng truyền thống thì Nemawashi lại càng quan trọng và là việc không thể thiếu trước các buổi họp. Đó là đặc trưng trong văn hoá kinh doanh của người Nhật mà bạn cần phải biết nếu muốn trở thành 社会人 ở Nhật.

Theo tomonivj.jp 

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành