Loại thống kê nào cần được xem trên Google Analytics

18/06/2021

Báo cáo dữ liệu từ Google Analytics cung cấp cho chủ website khá nhiều thông tin hữu ích trong việc định hướng phát triển website. Vậy, đâu là những thống kê quan trọng mà chủ website cần quan tâm.

Hiện nay Google ngày càng tối ưu kết quả tìm kiếm theo cá nhân người dùng, nghĩa là hai người ở hai vị trí khác nhau, có lịch sử tìm kiếm khác nhau, dù cùng search chung một từ khóa, sẽ ra kết quả khác nhau.

Do đó báo cáo thứ hạng từ khoá đôi khi chỉ chính xác ở mức tương đối, nên một số người đã bắt đầu đính kèm thêm báo cáo Google Analytics để thể hiện sự tăng trưởng của dự án SEO (do nhân viên SEO hoặc công ty dịch vụ SEO thực hiện).

Có 6 loại thống kê chính mà bạn cần xem trong Google Analytics:

  1. Thống kê lượt truy cập
  2. Thống kê địa lý
  3. Thống kê thiết bị sử dụng
  4. Thống kê đánh giá bài viết
  5. Thống kê nguồn lượt truy cập.
  6. Thống kê tỷ lệ chuyển đổi.

Trước tiên, để vào xem thống kê Google Analytics, bạn cần đăng nhập vào tài khoản:

Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy danh sách các web đang có Google Analytics.

dang nhap de vao google analytics

Vào xem thống kê Google Analytics cần đăng nhập

  • Bấm vào website bạn muốn xem thống kê, chọn chế độ xem mong muốn (thường là Master View)

Giao diện Google Analytics được chia làm 2 phần.

  • Cột bên trái là danh sách các loại thống kê.
  • Phần bên phải là thông tin chi tiết của thống kê đó

giao dien google analytics

Giao diện Google Analytics 

Lưu ý: Chọn mốc thời gian xem thống kê

Tùy vào mốc thời gian, thống kê sẽ cho ra các con số khác nhau. Mốc thời gian thống kê nằm ở góc phải trên của bảng.

Google Analytics mac dinh thoi gian thong ke

Google Analytics mặc định thời gian thống kê là 1 tuần trước đó (không tính ngày hiện tại)

Để thay đổi mốc thời gian, bạn bấm vào mũi tên xổ xuống. Đầu tiên bạn chọn ngày bắt đầu bằng cách bấm vào ngày mong muốn trên lịch. Tương tự bạn chọn ngày kết thúc, sau đó bấm Apply.

google analytics

Google Analytics mặc định thời gian thống kê theo ngày

Sau khi đã chọn được mốc thời gian mong muốn, chúng ta sẽ xem thống kê.

1. Thống kê số lượt truy cập website

Đây là thống kê tổng quan về số lượt truy cập, số người truy cập.

Ở cột bên trái chọn Audience > Overview. Nếu là tiếng việt thì bạn chọn Đối tượng > Tổng quan.

Audience > Overview

thong ke tong quan ve so luong truy cap

Thống kê tổng quan về số lượt truy cập, số người truy cập.

Tại đây bạn xem được những gì:

  • Users: số người truy cập vào website.
  • Sessions: số lượt truy cập vào website.
    • 1 lượt truy cập (hoặc có nơi gọi là phiên) trong Google Analytics kéo dài trong vòng 30 phút.
    • Một người có thể truy cập vào website nhiều lần, nhiều thời điểm. Do đó lượt truy cập luôn lớn hơn số người truy cập.

Ngoài hai con số được quan tâm phía trên, bạn có thể xem:

  • Pageviews: tổng số lần xem trang trên website.
  • Pages/session: một lượt truy cập vào website sẽ xem bao nhiêu trang.
  • Avg. Session Duration: thời gian trung bình một lượt truy cập bỏ ra cho website của bạn là bao nhiêu.
  • Bounce rate: tỉ lệ thoát. Phần trăm lượng truy cập vào website của bạn và rời website mà không xem thêm bất cứ một trang nào khác.

Như vậy, chúng ta có thể rút ra được những gì:

  1. Trước hết nhìn vào đồ thị trong hình trên, bạn thấy dù lượng truy cập có lên xuống, nhưng không chênh lệch quá nhiều, nếu xuất hiện ngày nào có lượng truy cập sụt giảm bất thường, bạn cần xem lại website (website có vào được không, website có bị hack không, tên miền, hosting đã gia hạn đầy đủ chưa…)
  2. Biểu đồ hình tròn bên dưới cho thấy tỉ lệ giữa người truy cập mới và người truy cập cũ quay lại.
  • Nếu bạn có xây dựng một website đưa ra các thông tin kiến thức hữu ích cho người xem, tỉ lệ người xem cũ nên nhiều.
  • Nếu bạn có website bán sản phẩm, ví dụ thời trang, gia dụng, tỉ lệ người xem mới nên nhiều.
  1. Nếu tỉ lệ thoát càng gần 100%, nghĩa là website của bạn chưa thể khiến người xem ở lại lâu hơn, có thể do:
  • Bài viết, hình ảnh không hấp dẫn.
  • Chưa có liên kết hoặc gợi ý thêm để điều hướng họ qua xem một trang khác.
  • Website nặng load quá lâu.
  • ….

2. Thống kê địa lý

Cho biết người truy cập website của bạn đến từ đâu: quốc gia nào, địa phương nào. Dựa vào đây một số người sẽ lấy dữ liệu để chạy Google Adwords.

Cột bên trái chọn Audience > Geo > Location. Nếu là tiếng việt, bạn chọn Đối tượng > Địa lý > Vị trí 

thong ke dia ly

Thống kê địa lý

Bạn sẽ xem được người truy cập đến từ quốc gia nào. Nếu muốn xem cụ thể ở một quốc gia nhất định, bạn bấm vào tên nước.X

thong ke analytics

thong ke analytics 1

Xem lưu lượng truy cập theo thống kê địa lý

Trong danh sách tại Việt Nam bạn sẽ xem được tỉnh nào có số người truy cập nhiều nhất. Tương ứng với mỗi tỉnh sẽ có các số liệu:

  • Bounce rate: tỉ lệ thoát
  • Pages/session: một lượt truy cập sẽ xem bao nhiêu trang
  • Session Duration: thời gian trung bình một lượt truy cập bỏ ra là bao nhiêu.

Như vậy tùy vào đối tượng khách hàng của bạn ở đâu, bạn có thể dựa vào thống kê này để biết website có đến được với những khách hàng đó không.

3. Thống kê thiết bị sử dụng

Cho biết người truy cập website hay sử dụng thiết bị nào xem website: máy tính bàn, di động, máy tính bảng.

Vào cột bên trái chọn Audience > Mobile > Overview. Nếu là tiếng việt thì bạn chọn Đối tượng > Thiết bị di động > Tổng quan

thong ke thiet bi su dung

Thống kê thiết bị sử dụng

Tại đây bạn sẽ biết người xem dùng thiết bị nào truy cập vào website của bạn nhiều nhất. Nếu là thiết bị di động, bạn nên kiểm tra lại website đã theo chuẩn Mobile chưa.

  • Chữ viết hiển thị trên di động đã rõ ràng chưa.
  • Hình ảnh có bị bể hoặc to quá khổ.
  • Website tải nhanh hay chậm.

Người dùng thiết bị nào vào website có tỉ lệ thoát (bounce rate) cao nhất? Lý do có thể là website hiển thị không tốt trên thiết bị đó, tốc độ tải chậm….

Ví dụ: Kết quả thống kê trên cho thấy lượng người dùng sử dụng thiết bị di động để truy cập vào website này là cao nhất chiếm tới 52,70% trên tổng số các thiết bị. Tuy nhiên, khi nhìn sang tỷ lệ thoát trên di động cũng khá cao (83,58%) điều này cho biết website chưa tối ưu tốt trên thiết bị di động. Bạn cần kiểm tra lại và tối ưu để giảm tỷ lệ thoát cho trang web.

4. Thống kê đánh giá các bài viết trên website

Cho biết bài nào được xem nhiều nhất.

Cột trái chọn Behaviour > Site Content > All Pages. Nếu là tiếng việt thì bạn chọn Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

thong ke danh gia bao viet tren site

Thống kê đánh giá các bài viết trên website.

Dựa vào thống kê này bạn có thể kiểm tra.

  • Những trang dịch vụ sản phẩm của bạn có đang là 1 trong những trang được xem nhiều nhất không? Nếu chưa, bạn cần rà soát lại nội dung đã hấp dẫn chưa, đã áp dụng các nguyên tắc về chuẩn SEO chưa.
  • Với những trang được xem nhiều, nhưng không phải là trang dịch vụ/sản phẩm, liệu có thể điều hướng người xem từ những trang đó đến những trang bạn muốn không? Nếu không, liệu bạn có thể gợi nhắc đến thương hiệu của bạn trong nội dung những trang đó không?
  • Những trang đang có lượng truy cập nhiều có giữ chân được khách hàng không, nếu thời gian trên trang và tỷ lệ thoát của những trang này quá cao cần tối ưu lại ngay.

5. Thống kê nguồn lượt truy cập vào website 

Đây là một thống kê mở rộng của thống kê lượt truy cập website.

Bạn muốn biết đâu là những nguồn dẫn lượt truy cập về website của bạn nhiều nhất. Đó có phải là những kênh bạn đang chạy quảng cáo, hay làm SEO không?

Bước 1: Vào Acquisition > All traffic > Channels. Nếu là tiếng Việt, bạn chọn Chuyển đổi > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh

xem luot truy cap theo nguon

Xem lượt truy cập theo nguồn

Bước 2: Bạn nhìn vào danh sách các kênh như bên dưới

danh sach cac nguon truy cap website

Danh sách các nguồn truy cập của website.

  • Organic search: là số lượng truy cập có được từ tìm kiếm trên các công cụ như Google, Bing, Yahoo…
  • Direct: là số lượng truy cập trực tiếp như người dùng gõ thẳng địa chỉ web, truy cập từ link bookmark…
  • Social: là số lượng truy cập có được từ mạng xã hội
  • Paid search: số lượng truy cập có được từ chạy Google Adwords.
  • Referral: là số lượng truy cập có được từ một website khác. Ví dụ link website của bạn được đặt trên một website khác, 1 người nào đó vào website này đọc và thấy hứng thú nên nhấn vào xem website của bạn, đó gọi là Referral.
  • Other: những truy cập khác, không nằm trong các nhóm trên.

Dựa vào báo cáo này bạn có thể nhận định được hiệu quả của từng chiến dịch marketing mà bạn đang triển khai. Chẳng hạn như đang làm SEO thì nguồn Organic search phải cao, bạn chạy quảng cáo facebook hay email thì số lượng truy cập hai nguồn này phải đạt chỉ tiêu mà bạn đã đặt ra ban đầu. Tương tự vậy, các nguồn truy cập khác cũng phải phù hợp với chiến dịch mà bạn đang triển khai.

6. Thống kê tỷ lệ chuyển đổi

Báo cáo thống kê tỷ lệ chuyển đổi sẽ ghi nhận lại những mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho website như số khách hàng đăng ký tài khoản, khách hàng mua sản phẩm, hay đơn giản giản là mục tiêu click sang một landing page trên website.

Để xem thống kê này bạn vào Conversions => Goals => Overview. Nếu sử dụng Tiếng Việt bạn chọn Chuyển đổi => Mục tiêu => Tổng quan.

Thông tin trong bảng thống kê này bao gồm:

  • Goal Completions: số mục tiêu hoàn thành.
  • Goal Value: giá trị mục tiêu.
  • Goal Conversion rate: tỷ lệ mục tiêu hoàn thành chuyển đổi.
  • Và tất cả các mục tiêu đã thiết lập cho website.

thong ke ty le chuyen doi

Thống kê tỷ lệ chuyển đổi.

Với thống kê này bạn có thể đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu trên website có tốt không. Những mục tiêu nào có tỷ lệ chuyển đổi quá thấp, bạn cần xem lại tình trạng website hiện tại (nội dung, tốc độ tải trang, lời kêu gọi hành động,…) cần tối ưu điều gì để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

7. Tổng kết

Như vậy, chỉ với 6 thống kê căn bản trên Google Analytics, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về tình hình của website, cũng như những kênh quảng bá website mà bạn đang đầu tư. Dựa vào dữ liệu này bạn sẽ đưa ra những chiến lược, định hướng phát triển đúng và cải thiện những vấn đề xấu trên website.

Theo gobrading.com.vn

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành