Làm việc ở Nhật: Thời gian thử việc và thời gian đào tạo


Giới thiệu sự khác biệt giữa thời gian thử việc và thời gian đào tạo khi làm việc ở công ty Nhật.

Nhiều bạn có thể đã nghe hai từ 試用期間 (shiyo kikan)/”thời gian thử việc” và 研修期間 (kenshu kikan)/”thời gian đào tạo”. Cả hai đều có chung một điểm là “khoảng thời gian được ấn định ngay sau khi gia nhập công ty”, nhưng mang ý nghĩa rất khác nhau.

試用期間 – Thời gian thử việc là gì?

Thời gian thử việc là khoảng thời gian do công ty quy định được thực hiện với mục đích là xem người nhân viên đó có phù hợp với ngành nghề, công ty hay không.

Bất kể loại việc làm nào, chẳng hạn như nhân viên toàn thời gian và nhân viên bán thời gian, nhiều công ty đặt thời gian thử việc, chẳng hạn như “Sau khi gia nhập công ty, thời gian thử việc là tháng.” Tuy nhiên, trong trường hợp tuyển dụng người chuyển việc (中途採用), thời gian thử việc có thể không được ấn định vì năng lực của người lao động thường được biết đến từ quá trình làm việc trước đó.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là người sử dụng lao động có thể dễ dàng cho người lao động thôi việc trong thời gian thử việc. Dù thời gian thử việc là thời gian để xác định mức độ phù hợp của người lao động nhưng một khi công ty đã tuyển họ tức là họ đã trở thành người lao động của công ty và không thể dễ dàng đuổi việc họ.

Cho người lao động thôi việc trong thời gian thử việc hoặc cho người đó nghỉ việc khi hết thời gian thử việc (gọi là từ chối tuyển dụng) chính là sa thải. Vì vậy tính hiệu lực của quyết định sẽ bị đánh giá một cách nghiêm ngặt. Tất nhiên, do tính chất của giai đoạn thử thách (xác định mức độ phù hợp), tính hiệu lực có xu hướng được đánh giá nới lỏng hơn một chút so với trường hợp sa thải thông thường, nhưng ngay cả như vậy, doanh nghiệp không thể sa thải mà không có lý do chính đáng.

Tuy nhiên, nếu người lao động có những hành vi có vấn đề như hay đến muộn, vắng mặt không phép, không có tính hợp tác thì việc công ty quyết định không muốn sử dụng người lao động đó là điều đương nhiên. Đối với người lao động, vì thời gian thử việc được quan sát nhiều hơn nên nhất định cần chú ý cao khi hành động và làm việc.

研修期間 – Thời gian đào tạo là gì?

thoi gian thu viec

Không có định nghĩa cụ thể, nhưng nó thường được biết đến “thời gian đào tạo để có thể làm việc bình thường” hay “thời gian học việc cho đến khi người lao động học được nội dung công việc khi tham gia vào công việc thực tế” … Đặc biệt, trong ngành có sự tiếp xúc với khách hàng (cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng, trường luyện thi, v.v.), thường sẽ có những khoảng thời gian đào tạo.

Như chúng ta đã thấy ở trên, thời gian thử việc được thiết lập chỉ để xác định mức độ phù hợp của người lao động với công việc, công ty, nhưng thời gian đào tạo được thiết lập để tiếp thu công việc.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thử việc và thời gian đào tạo thường được quy định chính xác theo cùng một khoảng thời gian. Trong một số trường hợp, họ được tham gia vào công việc thực tế vừa có thể kiểm tra mức độ phù hợp vừa có thể học được nội dung công việc.

Thời gian thử việc/đào tạo được quy định trong bao lâu?

Không có giới hạn pháp lý nào về độ dài của thời gian thử việc/thời gian đào tạo, và nó rất khác nhau tùy thuộc vào từng công ty. Ngoài ra, một số công ty thiết lập cả thời gian thử việc và thời gian đào tạo, trong khi những công ty khác quy định cả hai cùng trong một khoảng thời gian, trong khi những công ty khác đặt ở hai thời gian khác nhau. Hơn nữa, nhiều trường hợp nó cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào người lao động.

Tuy nhiên, thời gian thử việc chỉ là khoảng thời gian để “xác định mức độ phù hợp của người lao động” nên không thể quy định quá dài. Trong một công ty thông thường, thời gian thử việc từ 3 tháng đến 6 tháng.

Khác nhau ở mức lương của thời gian thử việc/đào tạo

thoi gian thu viec tai nhat

Việc quy định mức lương trong thời gian thử việc hoặc thời gian đào tạo thấp hơn mức lương bình thường (mức lương sau khi hết thời gian thử việc hay đào tạo) là không vi phạm pháp luật, nhưng cần nêu rõ số tiền cụ thể tại thời điểm phỏng vấn hoặc tuyển dụng.

Đặc biệt, tiền lương trong thời gian đào tạo có xu hướng được quy định thấp hơn mức lương bình thường. Tuy nhiên, ngay cả trong thời gian đào tạo, con số này cũng không được giảm xuống dưới mức lương tối thiểu vì người lao động vẫn đang “làm việc”.

Ví dụ, không thể chấp nhận được một ngày đào tạo (4 giờ) sau khi gia nhập công ty, nhưng chỉ được trả 2.000 yên như một khoản phụ cấp hàng ngày. Trong trường hợp này, lương theo giờ được tính là 500 yên, thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trên đây là nội dung về đào tạo sau khi gia nhập công ty, tuy nhiên tùy từng công ty mà có thể đào tạo trước khi gia nhập công ty. Đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường thường được đào tạo trước khi đi làm.

Ngay cả trong trường hợp đào tạo trước khi gia nhập công ty, việc tham gia đào tạo hầu như là bắt buộc, và nếu việc tham gia được yêu cầu như một nghĩa vụ thì tiền lương phải được trả. Ngược lại, nếu là sự tham gia hoàn toàn tự nguyện và lợi ích của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng khi người lao động không tham gia thì doanh nghiệp không cần phải trả lương.

Sự khác biệt giữa thời gian thử việc và thời gian đào tạo thường bị nhầm lẫn, đặc biệt là khi làm việc cho một công ty mới, liệu khoảng thời gian ấn định cho bạn là thời gian thử việc hay thời gian đào tạo, và mức lương của bạn trong những khoảng thời gian này như thế nào, cần phải được kiểm tra và lý giải một cách rõ ràng.

Theo locobee.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành