Không tránh những sai lầm này, bạn sẽ là người kỳ lạ ở Nhật


Nếu sinh sống hoặc làm việc tại một quốc gia nào đó, chúng ta phải học cách ứng xử hàng ngày của người bản xứ để không trở thành một người kỳ lạ và bất lịch sự. Hơn nữa, nắm rõ về văn hóa mới có thể hòa nhập nhanh hơn. Các bạn hãy cùng tìm hiểu những điều không nên làm khi sống tại Nhật, tránh mắc những sai lầm không đáng có nhé.

Khi đến Nhật Bản, người nước ngoài thường hay bỡ ngỡ bởi sự khác biệt về văn hóa giữa Nhật và quốc gia của mình. Dù cùng là “anh em” trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với nhau, thì chắc hẳn phải có sự tương đồng ít nhiều trong lối sống hàng ngày giữa người Việt Nam và người Nhật. Nếu tương đồng nhiều thì tốt, ít thì chúng ta phải tìm hiểu và tuân thủ các quy tắc của môi trường sống mới này. Dưới đây, là một vài điều mà mọi người cần tránh khi sống ở Nhật để ít bị “chú ý”.

1. Đi bộ về phía bên phải

Chúng ta được biết đến văn hóa đi lại của người Nhật. Đến Nhật sinh sống và làm việc bạn sẽ thấy rằng tất cả người đi bộ đều đi phía bên trái, tương tự như vậy, đi thang cuốn bạn cũng sẽ thấy mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp. Tuy nhiên, chiều đi giữa hai vùng Tokyo và Osaka lại khác nhau, các bạn hãy tham khảo Những điểm khác nhau thú vị giữa Tokyo và Osaka để nắm rõ nếu có từ nơi này đến nơi khác thì không bị ngỡ ngàng nhé.

2. Không đi vào vạch kẻ đường khi sang đường

Tuyệt đối tuân thủ luật giao thông khi đến Nhật, nếu vi phạm họ sẽ lớn giọng chê bai khi nhìn thấy một người đi ẩu, sang đường không đúng quy định.

Đi vào vạch kẻ đường khi sang đường

Đi vào vạch kẻ đường khi sang đường

3. Hút thuốc ngoài trời 

Đến Nhật chắc chắn bạn sẽ phải học hỏi văn hóa hút thuốc của người Nhật bởi các nhà hàng, quán bar hay các công ty Nhật vẫn cho phép nhân viên hút thuốc tuy nhiên ở hầu hết các thành phố bao gồm cả Tokyo và Osaka, việc hút thuốc ngoài trời sẽ có thể bị phạt lên đến 50.000 yên (khoảng 11 triệu đồng), chỉ trừ một số góc phố cho phép hút thuốc lá. Còn ở trong công ty, trung tâm thương mại đều có phòng dành riêng cho người hút thuốc.

4. Xả rác

Ở Việt Nam có thể dễ dàng nhìn thấy những mẩu tàn thuốc hay túi bóng trên đường thì Nhật Bản lại không hề có. Những ánh mắt kinh ngạc không hướng tới những người có phong cách thời trang kỳ dị mà để nhìn chằm chằm vào người nhả bã kẹo trên phố. Bên cạnh đó, ở Nhật người ta cũng chia rác thành các loại “cháy được và không cháy”. Vì vậy hãy phân loại rác trước khi cho vào thùng để giúp việc tiêu hủy, xử lý rác được dễ dàng hơn (quan trọng nhất là có phân loại thì người thu gom mới lấy rác về xử lý, nếu không thì túi rác vẫn ở đó ngày qua ngày).

5. Chỉ tay vào người khác

Ở những nước khác việc chỉ tay vào ai đó là điều khá phổ biến ở các nước nhưng ở Nhật Bản thì nó bị coi là thô lỗ, ngay cả dùng đũa hay đồ vật chỉ cũng vậy.

Chỉ tay vào người khác

Chỉ tay vào người khác

6. Gọi tên bộ phận nhạy cảm

Một trong những điều cấm kỵ khi bạn sống ở Nhật chính là gọi tên bộ phận nhạy cảm, đặc biệt là của phụ nữ.

7. Không làm theo văn hóa xếp hàng

Học cách xếp hàng của người Nhật sẽ giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm hơn từ những người dân bản địa, bởi sống tại đây bạn sẽ thấy rằng từ các thang cuốn đến xà lan, cửa hàng mọi người đều xếp hàng một cách rất trật tự. Thậm chí ga xe lửa hay tàu điện ngầm là nơi luôn đông đúc và đặc biệt trong giờ cao điểm buổi sáng nhưng người dân Nhật vẫn giữ cách cư xử đúng mực.

8. Gây ồn ào trên tàu điện ngầm

Ở Việt Nam, nhiều bạn có thói quen để chuông điện thoại to và nói chuyện, mở nhạc khi đi tàu hoặc xe buýt. Nhưng khi đến Nhật, các bạn phải thay đổi thói quen đó nhé. Bởi tại Nhật, nếu làm như vậy là bạn đang làm phiền đến những người trên tàu. Đi tàu hỏa hay tàu điện, bạn có thể thoải mái tự do chơi điện tử, nhắn tin hay ngủ, miễn là không gây ồn ào. Và hãy nhớ là không bao giờ ăn uống trên tàu nhé.

9. Ngồi bắt chéo chân

Không nên ngồi bắt chéo chân khi bạn sống ở Nhật Bản dù ở Việt Nam hay một số quốc gia khác được coi là bình thường và phong cách. Ví dụ như ở tàu điện ngầm, ngồi như vậy sẽ chiếm diện tích và gây vướng víu người khác. Ngồi theo kiểu “seiza” (ngồi quỳ trên đầu gối) là một cách ngồi truyền thống của người Nhật để có tư thế ngay ngắn. Đây là cách ngồi thường hay thấy trong các buổi cắm hoa, trà đạo.

Ngồi bắt chéo chân

Ngồi bắt chéo chân

10. Không nắm quy tắc để giày dép

Khi đến nhà một người bạn Nhật hoặc bước vào công ty, bạn sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Như vậy bạn nên để giày hoặc dép của mình vào giá để giày. Và mang dép đi trong nhà. Một số ít người Nhật chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi trong nhà vệ sinh, do đó bạn nên lưu ý không nên đi giày, dép vào trong một ngôi nhà nhất là ở đền, chùa Nhật Bản.

11. Đưa tiền tip

Nếu bạn để lại tiền tip sau khi ăn tại nhà hàng, đi taxi hoặc được người khác chăm sóc thì cũng đừng ngạc nhiên nếu bị đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn quên lấy tiền thừa. Bởi vì ở Nhật nếu đưa tiền tip, người ta sẽ nghĩ rằng họ phục vụ bạn chưa tốt và cho tiền với ý: “cố gắng hơn nhé”. Vì thế, không đưa tiền tip tức là tôn trọng cách làm việc của người phục vụ.

12. Vừa đi vừa ăn

Khi đi dạo trên các con phố ở Nhật, một điều nữa bạn cần lưu ý đó là không vừa đi vừa ăn vì rất dễ bị các cụ già khiển trách hoặc nhìn bạn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Nhưng mà đa số giới trẻ Nhật ngày nay cũng có lối hành xử tự do như vậy.

Vừa đi vừa ăn

Vừa đi vừa ăn

13. Xì mũi nơi công cộng

Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường. Tốt nhất bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó. Người Nhật ghét xì mũi ở nơi công cộng, hoặc tệ hơn, nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.

14. Mặc đồ bơi khi tắm suối nước nóng

Ở Nhật Bản các suối nước nóng có rất nhiều, hiếm người Nhật nào đi tắm mà lại mặc đồ bơi hay bikini trong suối nước nóng cả, hầu như họ đều khỏa thân. Trừ một số trường hợp có hình xăm thì nên được che lại. Vì đối với người Nhật, người xăm hình là Yakuza - xã hội đen, nên nếu bạn không muốn nhận những ánh mắt lo ngại thì đừng để lộ hình xăm. 

15. Đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng

Với món 卵かけご飯 (Ta-ma-go-ka-ke-go-han: cơm trộn trứng gà tươi, ăn kèm với nước sốt đậu nành) khi ăn nếu bạn không thích ăn không cơm trắng, cũng đừng đổ nước sốt lên cơm trắng ở nơi công cộng hoặc trước mặt các đầu bếp/chủ nhà hàng…vì họ sẽ rất bực mình. Tất nhiên, có một cách giải quyết khác trong trường hợp này: bạn có thể đổ nước sốt đậu nành vào những thứ khác như dưa chua (hoàn toàn chấp nhận được), ăn chúng, và ngay sau đó là ăn cơm trắng.

Nước sốt đậu nành để ăn với món 卵かけご飯 được gọi là 卵かけご飯醤油

Nước sốt đậu nành để ăn với món 卵かけご飯 được gọi là 卵かけご飯醤油 (Ảnh: ranking.goo.ne.jp)

16. Không đúng hẹn, đúng giờ

Trong bài Môi trường làm việc tại công ty Nhật có thực sự tốt?, đã nêu được khái niệm đúng giờ của người Nhật là như thế nào. Cụ thể là khi nói chuyện và làm việc với người Nhật chắc bạn cũng đã biết người Nhật rất giữ lời hứa khi đã đặt hẹn người khác họ sẽ không đến muộn hay hủy hẹn mà không báo trước. Nếu có việc khẩn cấp thì người Nhật sẽ báo cho bạn trước. Trong khi đó đối với người Việt thì khi trời mưa thì đó là lúc mà chúng ta có “cơ hội” để đến muộn hoặc hủy hẹn. 

17. Huýt sáo vào buổi tối

Bởi lẽ ngày xưa người Nhật có quan niệm là kẻ trộm thường dùng tiếng huýt sáo để ra tín hiệu cho nhau. Hay là nếu huýt sáo thì ma quỷ sẽ tới. Do vậy, huýt sáo vào buổi tối là điều kiêng kị đối với người Nhật.

18. Không nắm quy tắc sử dụng đũa khi ăn

Đối với người Việt thì việc gắp thức ăn cho người khác là thể hiện sự thân thiện, quý mến nhau nhưng ngược lại đối với người Nhật dùng đũa để trao thức ăn cho người bên cạnh được gọi là “Nối đũa” là một điều cấm kỵ bởi tại nơi hỏa táng hài cốt người quá cố hai người sẽ đồng thời dùng đũa chuyền nhau cho vào bình đựng di cốt.

19. Cắm đũa

Không được cắm đũa dựng đứng lên bát cơm bởi vì chỉ có trong đám tang người ta mới cắm đũa như vậy rồi để lên bàn thờ.

20. Hay sử dụng từ “Anata”

Trong tiếng Nhật có rất nhiều từ giống như từ “You”(bạn) nhưng tùy vào từng trường hợp mà bạn nên sử dụng cho hợp lý. Nhất là khi gặp bạn nên hỏi tên và xác định lại chính xác tên của họ tránh trường hợp gọi sai và khi biết tên thì nên nhớ tên để xưng hô cho tiện lợi tránh dùng từ “Anata”.

​21. Hái hoa Anh đào

Sakura là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, cánh hoa màu sáng sẽ rơi xuống đất sau vài ngày. Nếu bạn ngắt cánh hoa thì nó sẽ không thể rơi xuống theo đúng tự nhiên và phá vỡ vẻ đẹp tiềm ẩn của những bông hoa tuyệt vời này nên mọi người sẽ nghĩ bạn là một người thiếu văn hóa.

Hái hoa Anh đào

Hái hoa anh đào là hành động cấm kỵ

22. Không nói “Kanpai” trước khi uống

Có một luật bất thành văn là trước khi uống bạn phải Kanpai dù là đi uống nhóm nhỏ hay lớn. Nếu không nói sẽ họ sẽ nghĩ bạn giống như một kẻ ích kỷ, khó gần gũi và không tuân theo kỷ luật.

23. Ra hiệu bằng ngón tay

Ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

24. Mặc cả khi mua hàng

​Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được.

25. Lưu ý khi tặng quà cho người Nhật

Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ. Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái. Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ. Không tặng hoa cúc vàng vì hoa đó thường dùng cho đám ma.

Theo daystargroup

Japan IT Works

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành