Khi nào nên nghỉ việc? Những tình huống nghỉ việc không do dự của nhân viên


Bạn có bao giờ có mong muốn nghỉ việc nhưng không biết là có nên làm điều đó hay không? Bạn sẽ có quyết định có nên nghỉ việc hay tiếp tục đi làm sau khi đọc bài viết này.

Lý do bạn nên nghỉ việc

  • Bạn chán nản với công việc hiện tại: là khi ngày nào cũng làm đi làm lại bấy nhiêu đó việc và không có một sự tiến bộ hoặc niềm vui nào. Bạn cảm thấy mình như một con robot không cảm xúc không trông chờ đến ngày nghỉ cũng không mong muốn đến ngày đi làm.
  • Công việc không giúp phát triển bản thân lên được: ai cũng có một năng lực và giá trị riêng. Môi trường làm việc không tạo điều kiện và không làm cho bạn tiến bộ một cái gì thì làm môi trường chết
  • Vấn đề lương thấp: Bạn không phải là người tiêu xài hoang phí nhưng lương vẫn không đủ để chi trả phí sinh hoạt thì bạn nên suy nghĩ lại. Bởi vì chúng ta có thể sống mà không có nhiều tiền nhưng chúng ta không thể sống nếu không có tiền.
  • Định hướng-mục tiêu cá nhân không phù hợp: nếu như mục tiêu và định hương tương lai bạn không liên quan hay phù hợp với công ty và vị trí công việc hiện tại thì hãy xác định lại. Môi trường là nơi quan trọng cho cá nhân phát triển, ngay từ đầu không tương thích thì nên tìm môi trường khác.
  • Sức khỏe bị ảnh hưởng: bị áp lực và căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, không còn nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hay chính bản thân mình là tình trạng cảnh báo. Sức khỏe là tài sản quý giá mà tiền không mua được của mỗi người. Bạn chỉ có một sức khỏe để làm việc mà công việc lại trút hết sức của bạn thì liệu sự đánh đổi đó có đáng không?
  • Do bạn muốn thế: có thể vì sếp không tốt, năng lực bạn không được tận dụng và hàng ngàn lý do khác bạn muốn nghỉ thì bạn nên nghỉ vì bạn đã muốn như thế rồi. Nhưng hãy quyết định thật đúng đắn vì tránh hối hận về sau.

ly do nen nghi viec

Lý do bạn không nên nghỉ việc

Đi làm hay đi học hay dù có đi đâu cũng có thể gặp những vấn đề khó khăn mà chúng ta nên vượt qua. Đừng vì một chút khó khăn dưới đây mà bạn sinh nản chí và từ bỏ công việc hiện tại. Bạn thử cố gắng hết sức xem sao, vì có thể hiện tại bạn chưa thực sự dốc lòng vào nó.

1. Nhận được một offer có mức lương cao hơn

Nếu nơi khác có mức lương cao hơn nơi làm việc hiện tại thì bạn nên xem xét kỹ hơn về nhiều vấn đề: công việc có nhiều hơn? Có phải tăng ca nhiều? Địa điểm làm việc có xa hơn?...

Bạn xem xét rằng liệu bạn có mất công sức và tiền bạc nhiều hơn khi nhận offer đó (sự đánh đổi bao nhiêu) và rồi hãy đưa ra quyết định.

2. Quá tải với mớ công việc hiện tại

Nếu bạn cảm thấy quá khó với công việc hiện tại thì hãy trao đổi nó với cấp trên và chia sẻ với đồng nghiệp để nhận lời khuyên và sự giúp đỡ. Đừng vội từ bỏ khi chưa có thử cách khác nhau. Biết đâu bạn sẽ tìm được hướng đi cho mình và mọi khó khăn giải quyết được.

3. Mệt mỏi vì drama

Nếu như đồng nghiệp “tạo nghiệp" thật họ mang danh quấy rối rồi. Vậy nên hãy đòi lại công bằng cho mình bằng cách khiếu nại đến phòng nhân sự và cấp trên để giải quyết. Đừng chịu thiệt về riêng mình khi bản thân không có làm điều gì ảnh hưởng đến công việc hoặc đến ai.

4. Ai đó muốn bạn nghỉ việc

Có thể từ những người tại nơi làm hoặc gia đình bảo bạn nghỉ làm vì lý do nào đó.

Ở công ty có cắt giảm nhân sự hoặc ganh đua thành tích cũng có những người khuyên bạn nên-nghỉ-làm để họ được lợi ích.

Ở gia đình, vợ/chồng bạn khuyên nên từ bỏ công việc để ở nhà chăm sóc con cái hay tìm kiếm công việc khác ít mất thời gian và áp lực hơn.

Bạn không sống chỉ một mình trên cuộc đời này nên chịu sự ảnh hưởng của người khác cũng đúng. Thế nhưng, cuộc sống của bạn là do bạn lựa chọn, đừng sống vì ai, đừng vì ai mà phải làm điều mình không thích.

5. Bạn muốn chứng tỏ mình quan trọng

Nếu như bạn không được công nhận thì cũng đừng vắng mặt vì cũng không có ai nhớ đến bạn đâu. Khi đó nên quan sát những người xung quanh tại sao họ được công nhận mà bạn thì không. Chỉ khi cảm thấy quá bất công thì hãy trình bày điều đó để được giải quyết của cấp trên không thành công thì nghỉ. 

6. Sếp quá tệ

Cuộc sống luôn tồn tại những người sếp thực sự tồi tệ, song, nghỉ việc không phải là biện pháp duy nhất để đối phó trong tình huống này như là: "đoàn kết" lại với những “người cùng khổ” và trình bày ý kiến cho ban lãnh đạo cấp cao của công ty, xin chuyển sang một bộ phận khác, trao đổi trực tiếp và tìm hiểu nguyên do tại sao sếp  lại tệ đến vậy?...

Những tình huống nên nghỉ việc mà người từng trải chia sẻ

nghi viec

Những mẩu chuyện nhỏ về tình huống nên nghỉ việc ngay đã được tổng hợp trên các trang mạng xã hội dưới đây có thể cho bạn một lời khuyên hoặc quyết định đúng đắn:

 

Trước đây công ty tôi đã từng có một thời có một chế độ phúc lợi đó là mỗi khi đến sinh nhật của nhân viên, công ty sẽ mua một quyển sách để tặng. Một chế độ rất tốt. Nhưng kết quả là sau một thời gian bị ông chủ hủy bỏ. Nguyên nhân là do ông chủ không muốn nhân viên đọc sách. Đọc sách nhiều rồi thì suy nghĩ cũng nhiều, lúc đó sẽ không phục tùng quản lý nữa.

Tôi....chỉ là quản lý của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ thôi, còn học hoàng đế, đốt sách cấm đoán tư tưởng.... - Weibo Việt Nam 

 

Bà tôi bệnh nặng, tháng 6 năm nay qua đời. Tôi xin nghỉ phép nhưng cái công ty nát kia có một quy định, nghỉ phép không được nghỉ liền với cuối tuần, một lần nghỉ không quá ba ngày. Tôi đi nói chuyện với sếp, ông ta còn khuyên tôi đừng về, về rồi cũng chỉ ngồi khóc lóc thôi chứ có gì đâu, công việc còn đang thiếu người đây này. Ha, thế thì tôi chỉ đành bỏ việc mà về ngồi khóc lóc thôi.

Một lần về nhà của tôi cả đi cả về đã mất hai ngày rưỡi đường, ba ngày nghỉ phép chỉ đủ để tôi về nhà khấu đầu trước linh vị bà thôi. Cái công ty đấy cho đến tận khi tôi nghỉ việc vẫn còn cho là tôi quá tùy hứng, vì ngay cả đồng nghiệp trong tỉnh còn không về, tôi về làm cái gì? - Weibo Việt Nam 

 

Mùa covid làm thêm trong quán cafe ở Nhật. Rất hăng hái cho đến 1 ngày quản lý gọi mình ra rồi lên giọng, bắt mình tháo khẩu trang. Xong ông còn lên mạng tìm được 1 bài viết chứng minh là đeo khẩu trang chẳng có tác dụng gì trong việc phòng dịch. Không nói nhiều, xin nghỉ luôn. - Thanh Nhàn

 

Đi làm trợ giảng nhưng toàn phải đứng lớp 1 mình tại vì thầy tối hôm trước đi nhậu nên sáng đứng lớp không nổi? - Nhi Trần

 

Làm ngân hàng. Mẹ mình ủng hộ gửi 1,5 tỷ. Giám đốc kêu mình ra chửi :

“Em làm cả năm mà giờ mẹ em mới gửi tiền. Em không tin tưởng ngân hàng mình hay gì?”

Mình viết đơn nghỉ trong 15 phút không cần suy nghĩ. Và dĩ nhiên kêu mẹ rút tiền về ngay. - Cẩn Nguyễn

 

Qua những câu chuyện trên, bạn cũng có thể thấy kiếp nhân viên đi làm thì đã chịu cực nhưng gặp sếp không tốt thì chịu khổ hơn nữa. Nếu bạn là nhân viên thì hãy nhìn nhận vấn đề bằng nhiều hướng, nếu nhìn đâu cũng thấy không ổn thì nghỉ thôi, làm lại từ đầu, còn nước còn tát. Nếu bạn là sếp xin hãy quan tâm đến nhân viên của mình nhiều hơn để có một môi trường làm việc tốt cho nhân viên hơn thì công ty mới phát triển được.

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành