Giao tiếp hiệu quả – Điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý


Việc trao đổi thông tin hiệu quả trong bất cứ trường hợp nào là điều rất cơ bản và cần thiết. Một người giao tiếp tốt là người biết cách giao tiếp hai chiều. Họ cần chứng tỏ được mình có khả năng lắng nghe, đồng thời có thể nói ra vấn đề.

Giao tiếp tốt không chỉ là biết cách “nói chuyện” tốt

Bạn phải có thể thể hiện bản thân một cách chính xác nhất, nếu bạn muốn tăng sự chú ý đối với nhà tuyển dụng. Nhưng đồng thời bạn cũng phải làm một người lắng nghe tốt, và đặt câu hỏi tốt. Khi bạn đặt câu hỏi tốt, người đối diện sẽ biết rằng bạn đang hiểu đúng vấn đề mà họ nói.

Kỹ năng giao tiếp không đơn thuần là một kỹ năng đơn lẻ, mà sẽ được đánh giá trên tổng thể bao gồm:

  • Kỹ năng thuyết trình;

  • Khả năng đặt câu hỏi quan trọng, đúng bản chất vấn đề;

  • Không nói quá nhiều về bất cứ điều gì;

  • Hiểu được người đối diện và điều chỉnh được những gì bạn sẽ trao đổi với họ.

Đây được coi là một gói kỹ năng về giao tiếp mà nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ở ứng viên.

Tất nhiên nếu bạn là sinh viên mới ra trường, hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không mong chờ ở bạn quá nhiều. Nhưng biết được những gì họ cần và tìm kiếm, và cố gắng rèn luyện bản thân theo đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn những người khác rất nhiều.

Các ví dụ về việc giao tiếp hiệu quả

Khả năng giao tiếp của bạn sẽ là một trong ít điều đáng chú ý nhất về bạn trong quá trình xin việc, bởi vì đây là lần đầu tiên các nhà tuyển dụng được tiếp xúc với bạn. Và bởi vì cơ hội thể hiện của bạn chỉ có một lần, chính vì vậy việc thể hiện một cách đúng nhất rất quan trọng.Một số cách để bạn thể hiện khả năng giao tiếp của mình là thông qua:

viết

Việc viết thư xin việc và CV

Thư xin việc và CV của bạn cần được viết một cách cẩn thận, chi tiết nhưng dễ hiểu. Bạn cũng cần kiểm tra lỗi và chỉnh tả nhiều lần để chắc chắn. “Luật của Muphry” có nhắc đến việc, bạn thường xuyên dính lỗi chính tả và ngữ pháp nhất, trong khi bạn đang giải thích bạn giỏi ngữ pháp và chỉnh tả như thế nào.

Trong lúc phỏng vấn

Lúc phỏng vấn bạn nên tỏ ra tự tin, luôn mỉm cười và nhớ giao tiếp cả bằng ánh mắt. Biết cách bắt tay người đối diện và nhất định phải ghi nhớ tên của họ. Có rất nhiều cách đánh giá việc giao tiếp mà không sử dụng ngôn ngữ – đây là một trong những lý do tại sao gần như tất cả các quá trình tuyển dụng đều có phần phỏng vấn trực tiếp.

pv

Các phần khác

Trong những hoạt động khác, ví dụ như phần trình bày, phỏng vấn nhóm, hay hoạt động nhóm, bạn cần nhận thức được là kỹ năng giao tiếp lúc này có thể vẫn đang được đánh giá ngầm. Hãy nghĩ đến việc ai là khán giả của bạn, và bạn sẽ tương tác với họ như thế nào. Đặt nhiều câu hỏi có liên quan đến vấn đề đang bàn luận, và nếu bạn bị hỏi, hãy trả lời một cách trung thực nhất.

Nếu bạn đang tìm cách thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, thì việc đầu tiên phải là tìm hiểu xem nhà tuyển dụng cần những người như thế nào. Các nhà tuyển dụng khác nhau sẽ nhấn mạnh/cần những kỹ năng đặc biệt khác nhau. Nếu bạn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể ngạc nhiên vì điều này.

Nếu bạn đã từng nhận được điểm tốt trong việc trình bày trước đám đông lúc còn đi học, hoặc trong một chương trình/cuộc thi nào đó, thì điểm này có thể được sử dụng như là bằng chứng xác thực nhất cho nhà tuyển dụng.

Một cách khác để thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn là, giải thích được những lần bạn sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để giải quyết một vấn đề nào đó.

Làm thế nào để bạn đưa kỹ năng giao tiếp vào CV một cách thuyết phục nhất?

Có thể bạn cho rằng kỹ năng giao tiếp chỉ được nhìn nhận và chỉ nên thể hiện khi bạn tham gia vào vòng phỏng vấn. Bởi vì CV chỉ là một bản đánh máy, và đâu có ai nhìn thấy mình? Nhưng bạn lại hoàn toàn có thể thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình ngay trong CV, và đây sẽ là điểm nhấn của bạn, làm mình nổi bật ngay so với hàng ngàn CV cạnh tranh khác.

Vấn đề là bạn có biết cách thể hiện nó hay không.

Đừng chỉ nói: “Kỹ năng giao tiếp tốt.

CV của bạn không nên chỉ là nơi bạn lên danh sách những cái gì bạn có thể có, mà nên là nơi bạn chứng minh được là bạn có kỹ năng/kiến thức đó. Và thật sự cái “tốt” của bạn có phải là “tốt” của nhà tuyển dụng không? Cái “tốt” đó được đánh giá như thế nào, và trên chuẩn gì?

Khi không thể đưa ra một câu trả lời đầy đủ, hoặc bạn cho người khác cảm giác là bạn đang né tránh, hay bạn chỉ đưa vào cho có, thì chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ được đánh giá cao. Bởi vì CV của bạn cũng giống như cả trăm CV khác thôi.

Thay vì vậy, hãy nói: “Trước đây tôi từng gặp vấn đề này, và nhờ sử dụng kỹ năng giao tiếp như thế này, tôi đã có thể giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng/làm cho tình hình trở nên tốt hơn“.

Kỹ năng giao tiếp được chứng minh là tốt thường đi kèm kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Khi bạn giải thích được là bạn đã áp dụng các kỹ năng giao tiếp thành công như thế nào vào từng trường hợp cụ thể, việc này sẽ là một đòn bẩy lớn giúp CV của bạn nổi bật lên. Bạn có thể dẫn chứng nhiều ví dụ khác nhau cho mỗi loại kỹ năng thì càng tốt nữa.

Cách phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Thật tốt nếu bạn có cơ hội để luyện tập và thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình để giải quyết một vấn đề nào đó. Nhưng trong trường hợp bạn đang là sinh viên chứ không phải người đi làm, bạn không có cơ hội luyện tập, vậy làm sao để phát triển kỹ năng này?

Tham gia câu lạc bộ, hội nhóm

clb

Có rất nhiều hội nhóm không liên quan đến học thuật bạn có thể tham gia, mà vẫn giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp. Đơn giản vì giao tiếp là kỹ năng thường ngày giữa con người với con người, vì vậy bạn có thể tham gia nhóm hài, nhóm tranh luận, nhóm phượt, nhóm nhảy… đều có thể là môi trường tốt để bạn cải thiện kỹ năng này.

Có thể bạn không trực tiếp được giảng dạy về cách phát triển các kỹ năng giao tiếp, nhưng đây sẽ là nơi bạn có thể gặp những trường hợp ví dụ tuyệt vời để bạn thực hành kỹ năng. Càng tuyệt hơn nếu bạn có thể tham gia vào nhóm lãnh đạo, hoặc nhóm tổ chức vận hành của các câu lạc bộ, hội nhóm này. Khi đó bạn càng có nhiều cơ hội gặp nhiều thách thức hơn, và dẫn đến việc có nhiều cơ hội hơn để luyện tập kỹ năng giao tiếp, và có nhiều thứ hơn để đưa vào CV của bạn.

nhóm

Tham gia hoạt động của tổ chức từ thiện

Tham gia vào các tổ chức từ thiện không chỉ làm đẹp thêm CV của bạn, mà còn cung cấp cho bạn nhiều cơ hội tốt trong việc thực hành kỹ năng giao tiếp của mình. Những tổ chức từ thiện thường sẽ đi hoạt động ở những vùng khác nhau trên cả nước, bạn không chỉ có cơ hội mở rộng kiến thức, mà con được tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khác nhau, từ người già, đến trẻ em, đến người nước ngoài, làm phong phú thêm kỹ năng của mình.

Tìm việc làm thêm

Hiện nay có rất nhiều công việc làm thêm mà các bạn sinh viên có thể làm để tăng kỹ năng giao tiếp của mình. Thường các bạn sẽ chọn việc làm thêm ở quán ăn, quán cà phê, shop thời trang, mỹ phẩm… Việc tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau chắc chắn sẽ giúp bạn gom nhiều cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp. Đây cũng là môi trường mà kỹ năng của bạn được phát triển nhanh và hiệu quả nhất. Hơn nữa bạn còn có một khoản thu nhập nhất định hàng tháng, và được làm quen với áp lực công việc trước khi ra trường.

Tóm lại, có rất nhiều cách nếu bạn đang muốn tìm cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp của mình. Đối với từng loại cơ hội, bạn sẽ có khả năng phát triển từng loại kỹ năng khác nhau. Bạn có nhớ bài viết đề cập đến việc bạn nên tìm hiểu nhà tuyển dụng mà mình nhắm đến cần những ứng viên có kỹ năng gì không? Nếu bạn chưa tìm hiểu thì đây là lúc bạn nên bắt đầu tìm hiểu, và tìm cho mình môi trường rèn luyện tốt nhất kỹ năng đó.

Theo apt.edu.vn

Ảnh Internet

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành