Doanh nghiệp và người lao động Nhật Bản buộc phải thích nghi để tồn tại


Đại dịch vi-rút corona đã khiến tình trạng mất việc làm ngày càng trầm trọng trên toàn thế giới, làm sụp đổ hoàn toàn nhiều ngành nghề và gây thiệt hại cho khắp các cộng đồng. Tình hình ở Nhật Bản cũng không khác biệt gì so với các nước khác. Vậy người lao động cần làm gì?

Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính rằng chỉ riêng từ tháng 4 đến tháng 6, các công ty đã phải cắt giảm gần nửa triệu việc làm. Đây là làn sóng lớn chưa từng thấy trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Ở Nhật Bản, theo khảo sát của ngân hàng trung ương công bố ngày 1/10 cho thấy tỷ lệ việc làm vẫn ở mức thấp. Tình trạng này đang buộc người sử dụng lao động và chính quyền phải thích nghi.

Các điều luật về lao động áp đặt những quy định chặt chẽ đối với việc cho thôi việc, nên ngay cả khi đại dịch tạo áp lực nặng nề đối với tình hình tài chính của công ty thì mục tiêu vẫn là phải bằng mọi giá giữ được công việc cho người lao động. Vì mục tiêu này, chính phủ đang chi trả 60% lương cho các nhân viên bị buộc phải nghỉ làm có nhận lương.

Tuy nhiên, phần lớn trách nhiệm bảo vệ lực lượng lao động lại thuộc về người sử dụng lao động. Tình trạng thuyên chuyển nhân viên sang vị trí khác trong nội bộ công ty hoặc cho công ty khác tạm thời mượn nhân viên ngày càng gia tăng.

Vào tháng 8, hãng hàng không Nhật Bản JAL công bố thuyên chuyển một phần tiếp viên sang các văn phòng khu vực của công ty để giúp phát triển các chiến dịch du lịch mới.

Các cơ sở kinh doanh nhà hàng và thực phẩm chịu nhiều thiệt hại nhất trong đại dịch này. Một số công ty đã xoay sở để đưa nhân viên sang làm việc tại công ty khác theo chế độ thuyên chuyển tạm thời.

Công ty AP Holdings đã đóng cửa gần hết 180 cửa hàng của mình trong tháng 4 và tháng 5. Trong khoảng thời gian đó, công ty đã thu xếp để nhân viên nào có nguyện vọng đều có thể nhận công việc ngắn hạn tại các siêu thị hoặc cơ sở kinh doanh giao bánh pizza. Từ đó đến nay, mặc dù đã mở cửa lại hầu hết các cửa hàng nhưng công ty này nói rằng tình hình kinh doanh vẫn ảm đạm hơn nhiều so với mức trước đại dịch, vì vậy, công ty vẫn tạm thời để nhân viên làm việc tại các công ty khác.

Một tên tuổi lớn khác trong ngành nhà hàng là Watami với 400 cửa hàng tại Nhật Bản. Vào tháng 5, công ty đã thành lập một ban điều phối công việc để sắp xếp các nhân viên bán thời gian sang làm việc ở nơi khác. Công ty cho biết nhiều nhân viên cuối cùng đã chuyển sang làm việc trong ngành bán lẻ hoặc chăm sóc sức khỏe.

ap holdings

AP Holdings đóng cửa hầu hết 180 cửa hàng của công ty trong tháng 4 và tháng 5 khi Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp.

Các nỗ lực như vậy không chỉ có ở khu vực tư nhân.

Vào tháng 6, Trung tâm Ổn định Việc làm Ngành nghề của Nhật Bản, đơn vị hợp tác giữa chính quyền và các ngành nghề, đã khởi xướng chương trình kết nối tạm thời người lao động với các công ty đang thiếu nhân lực. Ví dụ, nhân viên hướng dẫn dịch vụ tại khách sạn có thể đi đo nhiệt độ trong bệnh viện, hoặc tài xế xe buýt du lịch có thể chuyển sang lái xe tải. Cho đến nay, trung tâm đã thu xếp được hơn 200 trường hợp như vậy.

Một trong những rào cản lớn nhất của hoạt động này là sự mất cân bằng về cơ hội việc làm giữa các ngành nghề. Ngành du lịch và thực phẩm đang cực kỳ khan hiếm việc làm. Những người làm việc trong các ngành này thường sẽ phải xem xét các công việc không liên quan đến ngành nghề của mình, khiến họ bị thua thiệt khi phải cạnh tranh với những người có kinh nghiệm.

Tuy vậy, một số người lao động lại đang tận dụng cơ hội từ đại dịch để bắt đầu lại sự nghiệp ở ngành nghề mới.

Công ty giới thiệu việc làm và tuyển dụng Pasona đang tập trung nỗ lực nhiều hơn vào việc giúp đỡ mọi người chuyển sang lĩnh vực công việc mới. Công ty nói rằng trong thời gian các trung tâm thương mại không thể mở cửa, lượng tuyển mới nhân viên bán hàng giảm đến 70%. Điều đó khiến các nhân viên tư vấn của công ty bắt đầu khuyến nghị mọi người chuyển sang công việc bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp.

Lời khuyên này tỏ ra là hữu ích. Người lao động có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng thường thể hiện tốt khi làm công việc bán hàng cho doanh nghiệp và các công ty tiếp nhận họ cũng thường thấy hài lòng.

Những thay đổi như vậy cho thấy đại dịch đã gây ra những xáo động lớn đến mức nào trong toàn bộ lực lượng lao động, và nhấn mạnh thêm mức độ khẩn cấp của tình thế mà người sử dụng lao động phải đối mặt khi họ phải đấu tranh để có thể duy trì được công việc kinh doanh của mình.

Theo NHK

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành