Doanh nghiệp Nhật và nước ngoài khác nhau như thế nào?


Văn hoá kinh doanh của Nhật có rất nhiều sự khác biệt giữa với nước ngoài. Hiểu và nắm bắt được những khác biệt về văn hoá kinh doanh sẽ giúp chúng ta thuận lợi hơn rất nhiều khi làm việc cùng họ.

Cá nhân – Tập thể

Tinh thần làm việc theo nhóm là nét đặc trưng nổi bật của người Nhật so với các quốc gia khác. Trẻ em Nhật từ nhỏ cũng được học cách phối hợp với nhau để làm việc, nỗ lực làm việc hết mình vì mục tiêu chung của cả nhóm chứ không vì lợi ích riêng mình. Ở các công ty Nhật Bản, tinh thần làm việc theo nhóm, tập thể càng được thể hiện rõ hơn. Việc tạo ra thành quả, đạt được thành công trong công việc cũng là kết quả nỗ lực của cả tập thể chứ không phải của riêng cá nhân ai.

Ngược lại, các công ty nước ngoài lại có xu hướng làm việc, cống hiến theo cá nhân nhiều hơn. Các công ty ở Mỹ đề cao khả năng làm việc độc lập, mỗi cá nhân đều phụ trách 1 công việc riêng, có thể tự do quyết định và chịu trách nhiệm cho công việc của mình.

cong hien cho cong ty

Các công ty nước ngoài lại có xu hướng làm việc, cống hiến theo cá nhân 

Kết quả – Quá trình

Ở các công ty Mỹ, “kết quả” làm việc có xu hướng được coi trọng hơn “hình thức” hay “quá trình” làm việc. Họ bằng mọi giá phải hoàn thành công việc và hoàn thành càng sớm càng tốt, không quan trọng bạn làm việc, hoàn thành công việc đó bằng cách nào.

Ngược lại, các công ty Nhật lại có xu hướng coi trọng “quá trình” làm việc hơn. Họ quan tâm đến cách bạn hoàn thành công việc, thời gian, chi phí để tạo ra kết quả công việc đó để đánh giá khả năng làm việc của bạn.

 

Thời gian đưa ra quyết định

So với các công ty ở Mỹ, thời gian để các công ty Nhật Bản đưa ra quyết định thường lâu hơn. Như đã nói ở trên, các công ty Nhật rất coi trọng văn hoá làm việc tập thể, do đó quyết định cũng là quyết định của tập thể. Văn hoá làm việc ôn hoà, tránh xung đột trong công ty cũng sinh ra nhiều nét văn hoá đặc trưng như nemawashi chẳng hạn. Để đi đến quyết định cuối cùng sẽ qua khá nhiều giai đoạn khác nhau, xin ý kiến, tham khảo nhiều bộ phận khác nhau, đưa ra bàn bạc, thừa nhận… đến khi đưa ra quyết định cuối cùng sẽ mất tương đối thời gian.

THOI GIAN DUA RA QUYET DINH

Công ty Nhật thời gian đưa ra quyết định dài hơn công ty Mỹ

Ngược lại, các công ty Mỹ có xu hướng nhân viên cấp dưới được cấp trên cho phép tự do đưa ra quyết định 1 cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định ở các công ty Nhật mất nhiều thời gian nên có ưu điểm là sẽ giảm thiểu được những sai sót, rủi ro, còn các công ty Mỹ thì thường sẽ có nguy cơ kéo theo những vấn đề phát sinh sau đó bởi những quyết định mang tính tự do của nhân viên.

 

Ý nghĩa của những buổi họp

Cuộc họp là 1 phần không thể thiếu trong các công ty Nhật, nhưng nó lại gần như chỉ mang tính hình thức. Hay nói cách khác, buổi họp chỉ là nơi xác nhận lại 1 lần nữa sự đồng ý của những người có liên quan để có thể đưa ra quyết định cuối cùng 1 cách thuận lợi nhất. Những quyết định gần như đã được đưa ra và xác nhận từ trước khi buổi họp bắt đầu.

Trong khi đó, ở các công ty nước ngoài, buổi họp là nơi đưa ra vấn đề để thảo luận, tranh luận nảy lửa trước khi đưa ra được quyết định cuối cùng. Ở nước ngoài, nơi mà ý kiến cá nhân được đề cao, mỗi người có 1 chủ trương ý kiến khác nhau nên sự xung đột là điều khó tránh khỏi. Và để giải quyết những xung đột đó thì buổi họp với đầy đủ những người liên quan là nơi thích hợp nhất để nói lên chủ trương, ý kiến của mình.

cuoc hop tai cong ty Nhat

Ý nghĩa của cuộc họp ở công ty Nhật khác ở công ty nước ngoài

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Ở Nhật Bản, cụm từ 「ライフワークバランス」(life-work balance, cân bằng giữa cuộc sống và công việc) được nhắc đến nhiều nhưng chủ yếu mọi người vẫn tập trung khá nhiều về công việc mà ít dành thời gian cho cuộc sống riêng.

Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng người stress vì làm việc quá nhiều, hay thậm chí là tự tử vì áp lực công việc ở Nhật khá cao.

Hiện nay, các công ty Nhật Bản cũng có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi phong cách làm việc để giúp nhân viên có thể giảm bớt giờ làm, có thêm thời gian dành cho cuộc sống riêng. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự có nhiều cải thiện rõ rệt khi làm việc dài giờ đã ăn sâu vào phong cách làm việc của nhân viên công ty ở Nhật, khó có thể thay đổi trong 1 sớm 1 chiều được.

Ngược lại, ở Mỹ thì việc dành thời gian cho cuộc sống riêng tư rất quan trọng. Họ khá rạch ròi giữa công việc và cuộc sống. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè và cuộc sống riêng tư rất được coi trọng.

 

Trao đổi danh thiếp

Quan điểm về việc trao đổi danh thiếp cũng khác nhau giữa người Nhật và người nước ngoài. Ở Nhật, danh thiếp và việc trao đổi danh thiếp là 1 business manner rất quan trọng trọng, đòi hỏi những quy tắc nhất định mà nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến ấn tượng ban đầu của đối phương.

Tuy nhiên thì ở nước ngoài thì danh thiếp không được coi trọng đến mức như vậy. Ngoài ra, việc trao danh thiếp ở Nhật là trước khi chào hỏi, còn ở nước ngoài thì thông thường sau khi gặp gỡ, bắt tay và nói chuyện 1 chút rồi mới trao đổi danh thiếp.

 

Sử dụng kính ngữ

Trong tiếng Nhật có 1 phần cực kỳ quan trọng nhưng lại rất khó là Kính ngữ (敬語).

Trong kinh doanh thì kính ngữ lại càng quan trọng. Kính ngữ của Nhật rất phức tạp, bao gồm 3 loại cơ bản là tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, và thể lịch sự, tùy từng trường hợp, ngữ cảnh, tùy từng đối tượng nói chuyện mà có cách biến đổi và sử dụng từ ngữ cách nói khác nhau để tránh “thất lễ” với đối phương.

Ở nước ngoài cũng có kính ngữ (hay những từ ngữ, cách nói biểu thị sự tôn kính), nhưng đơn giản và dễ sử dụng hơn kính ngữ trong tiếng Nhật rất nhiều.

su dung inh ngu trong cong ty nhat

Sử dụng kính ngữ trong công ty Nhật

Body language

“Body language” (ngôn ngữ cơ thể) giúp ích khá nhiều trong những trường hợp giao tiếp khác biệt ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ cơ thể lại mang ý nghĩa khác nhau ở những đất nước khác nhau.

Ví dụ, trong các cuộc họp ở Nhật, những nhân vật quan trọng hay thậm chí nhân viên thường hay ngồi khoanh tay (1 cách vô ý thức), nhưng ở nước ngoài thì việc này lại không tốt vì nó thể hiện sự tự tôn, ngạo mạn hay đối địch.

Hoặc khi vẫy người khác lại gần mình chẳng hạn, khi dùng bàn tay vẫy hướng xuống, ở Nhật mang ý nghĩa “lại đây” thì ở Mỹ thì đó lại mang ý nghĩa là “đi ra chỗ kia”…

 

Kết

Những khác biệt về văn hoá trong kinh doanh trên đây chỉ là 1 phần trong rất nhiều sự khác biệt về văn hoá giữa Nhật Bản và nước ngoài. Khi làm việc ở Nhật Bản hay ở bất cứ đất nước nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu và nắm bắt được những khác biệt đó để tránh gây những ấn tượng không tốt khi làm việc ở đó.

Theo tomonivj.jp

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành