Đi uống với người Nhật phải biết văn hóa uống bia rượu của người Nhật


Mỗi một quốc gia có một văn hoá uống bia rượu khác nhau. Vậy bạn đã bao giờ để ý tới những nét rất đặc trưng trong văn hoá bia rượu của người Nhật? Thực tế, "Giao tiếp" chính là chìa khóa thành công đấy.

Theo số liệu thống kê thì lượng tiêu thụ bia rượu ở Nhật là không cao nếu so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, bạn sẽ có cảm giác rằng người Nhật uống bia rượu thường xuyên hơn nhiều. Vậy từ đâu mà người ta lại có suy nghĩ đó?

Ở Nhật, có rất nhiều nhà hàng và quán bar nơi bạn có thể gọi cho mình một món đồ uống có cồn. Đó có thể là loại đồ uống đặc trưng của Nhật như rượu "Sake" hay "Shochu", hay là những loại đồ uống ngoại nhập. Và sẽ là một điều bình thường nếu bạn bắt gặp ở đó hình ảnh nhiều người Nhật uống bia rượu vào buổi tối sớm những ngày trong tuần, hay thậm chí từ đầu giờ chiều vào cuối tuần.

Hơn nữa, ở Nhật có rất nhiều dịp để mọi người có thể uống cùng với nhau, như những sự kiện theo mùa hay những buổi giao lưu công sở. Người Nhật thích tụ tập bất cứ khi nào có cơ hội, cùng ăn cùng uống với gia đình hay bạn bè như là một cách để giao tiếp.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc về văn hoá uống bia rượu của người Nhật. Biết được những quy tắc, phép hành xử hay những xu hướng uống bia rượu của người Nhật, cũng như họ thường uống khi nào và ở đâu sẽ thật sự giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

 

1. Đầu tiên, cùng tìm hiểu về luật uống bia rượu ở Nhật Bản

uong ruou bia lai xe

Việc uống rượu bia lái xe là hoàn toàn bất hợp pháp ở Nhật

Độ tuổi cho phép uống bia rượu ở Nhật là trên 20 tuổi. Đây là một quy định rất nghiêm ngặt, trên cơ sở có cân nhắc tới sức khoẻ của những người trẻ tuổi.

Quan trọng hơn, lái xe khi uống rượu bia là hoàn toàn bất hợp pháp. Tiêu chuẩn phạt nhắm tới đối tượng uống rượu bia khi lái xe ở Nhật là tương đối nghiêm ngặt so với các quốc gia khác (Giá trị tiêu chuẩn của nồng độ cồn trong máu là 0.3mg/ml hoặc hơn). Vì vậy xin đừng lái xe khi uống rượu bia.

Ngoài ra, nếu tài xế say khi đang lái xe, hành khách đi cùng cũng sẽ bị phạt. Hãy chú ý tới điểm này nhé.

 

2. 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm, bạn có thể uống bia rượu ở bất cứ đâu

ke bay ban bia ruou

Kệ bày bán rượu bia ở một siêu thị

Có rất nhiều nơi ở Nhật mà bạn có thể tới để nhâm nhi một cốc bia hay rượu, chẳng hạn như các nhà hàng hoặc quán ăn. Bạn còn có thể mua đồ uống có cồn không chỉ ở những cửa hàng chuyên bán bia rượu mà còn ở hầu hết các siêu thị hay cửa hàng tạp hoá. Đặc biệt là những cửa hàng tiện lợi bán bia rượu 24/7. Tuy nhiên, người dưới độ tuổi quy định là 20 tuổi không được phép mua.

Ngoài ra, việc uống bia rượu ở những nơi công cộng không bị cấm, ví dụ như trong công viên, trên đường, các băng ghế trong nhà ga hay ngay cả trong tàu điện. Bạn có thể bắt gặp một số người Nhật ăn và uống bia rượu ở công viên hay bên bờ sông để ngắm hoa anh đào vào mùa xuân.

Dù uống bia rượu ở nơi công cộng không bị cấm, tuy nhiên, bạn nên tuân thủ những lễ nghi khi uống bia rượu ở nơi công cộng nhé.

3. Người Nhật uống bia rượu mọi lúc có thể

nguoi nhat uong ruou bia

Lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) trong công viên

Khi hoa anh đào bắt đầu nở rộ, người Nhật tổ chức lễ hội ngắm hoa gọi là "Hanami" để chào đón mùa xuân và cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào. Khi một người mới vào công ty, người Nhật thường có một buổi "Kangeikai" để chào mừng người mới. Người Nhật cũng tổ chức tiệc cuối năm gọi là "Bounenkai", và khi bước sang năm mới, họ có tiệc "Shinnenkai" để chào đón một năm mới tốt lành...Và không chỉ những dịp trên, người Nhật uống bia rươụ mọi lúc bất kì khi nào có cơ hội.

Vào dịp cuối năm và đầu năm mới, "Bounenkai" và "Shinnenkai" sẽ được tổ chức liên tục trong các đội nhóm làm việc chung, với bạn bè và với những người thân trong gia đình...và bạn có thể sẽ phải uống rượu mỗi đêm!

Đừng uống quá nhiều, nhưng hãy vui vẻ cùng mọi người thưởng thức bia rượu ở những sự kiện theo mùa nhé!

 

4. "Sashitsu Sasaretsu" - Rót rượu cho nhau

rot ruou cho nhau

Rót rượu cho nhau thể hiện sự tôn trọng đối phương

Người Nhật thường rót rượu cho nhau khi uống. Nó mang ý nghĩa của sự cam kết, và cũng là một cách giao tiếp trên bàn tiệc bằng việc rót cho nhau một cốc rượu đầy. Hãy thử trải nghiệm nét độc đáo này nhé.

Đầu tiên, hãy để ý lượng đồ uống còn lại trong ly của đối phương. Nếu bạn thấy ly rượu đã vơi đi, hãy rót thêm cho họ. Điều quan trọng hơn là hãy cầm bình rót rượu bằng cả hai tay, để thể hiện sự tôn trọng đối phương. Bằng hai tay, rót thật cẩn thận.

Ở chiều ngược lại khi bạn được rót bởi đối phương, hãy nâng ly chúc mừng nhiều lần. Việc uống cùng nhau và rót rượu cho nhau làm cho mối quan hệ của bạn và đối phương thêm phần thân thiết.

 

5. "Nomi-nication" - Giao tiếp trên bàn tiệc

nominication

"Nomi-nication" cũng là một cách để giao tiếp

Một từ mới thường xuyên được sử dụng dạo gần đây, đó là "Nomi-nication". "Nomi" trong tiếng Nhật nghĩa là uống, kết hợp với "Communication" (giao tiếp) trong tiếng anh, tạo thành một từ ghép mới "Nomi-nication".

Nó có nghĩa rằng việc giao tiếp trên bàn tiệc thông qua việc uống bia rượu cùng với các thành viên trong nhóm hay với đồng nghiệp đóng một vai trò quan trọng, giúp xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.

Chẳng hạn như "Kangeikai" để chào mừng người mới vào công ty hay mới vào trường đại học, hay những dịp ăn uống chung với sếp và đồng nghiệp đều là "Nomi-nication".

"Nomi-nication" không chỉ là cùng nhau uống, mà còn có một mục đích rõ ràng là "giao tiếp với người khác một cách gần gũi, thân mật" bằng cách cùng uống với nhau. Vì lý do đó, một số công ty ở Nhật khuyến khích "Nomi-nication" theo hướng tích cực bằng cách chi trả phí, hay chuyển đổi giờ làm thành giờ uống cùng nhau trên bàn tiệc.

nah hang nhat và quan bar

Nhà hàng Nhật và quán bar ở một khu phố

Uống bia rượu cùng nhau làm cho mối quan hệ thêm gần gũi. Nếu bạn có dịp được tham gia những sự kiện kể trên, hãy tới và trải nghiệm văn hoá uống bia rượu của người Nhật, và cùng mọi người trò chuyện một cách vui vẻ nhé.

Theo wakuwaku.today

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành