Câu chuyện OT trong các dự án phát triển phần mềm


Nếu đã làm trong các công ty IT – chẳng cứ gì phải là công ty outsource hay các dự án phát triển phần mềm cho Nhật – hễ là công ty công nghệ thông tin thì hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với OT.

Nếu đã làm trong các công ty IT – chẳng cứ gì phải là công ty outsource hay các dự án phát triển phần mềm cho Nhật – hễ là công ty công nghệ thông tin thì hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với OT.

OT là viết tắt của Over-Time (時間外勤務ーじかんがいきんむ), tức thời gian làm ngoài giờ làm việc chính thức của công ty (nôm na là “tăng ca”).

Lấy ví dụ cho dễ hiểu: nếu công ty bạn có giờ làm việc từ 8h sáng đến 6h chiều, nhưng vì lý do nào đó, bạn phải ở lại làm sau 6h (làm việc thật sự chứ không phải chơi nhé), thì đó gọi là OT.

OT nhưng không phải là OT?

Gần đây, khi gặp gỡ và nói chuyện với các bạn làm các ngành khác, không phải IT – ví dụ như làm quảng cáo, dân agency, Cũng thấy các bạn ấy nhắc đến OT và phàn nàn khá nhiều rằng công việc cần OT nhiều quá, không có thời gian để ngủ, chăm sóc sức khỏe bản thân, chứ đừng nói gì đến thời gian cho gia đình, người yêu…

Tuy nhiên, OT của các bạn ấy lại không được tính vào lương hay có phụ cấp. Điều này được các bạn giải thích là “ngành của em nó vậy”. Tức là, việc “đi khách” (theo lời của các bạn, ý là liên hệ và thảo luận công việc với khách hàng qua gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện thoại) diễn ra thường xuyên. Khách cần là phải có mặt, bởi ngành của các bạn ấy là ngành dịch vụ quảng cáo và OT được hiểu là điều tất-lẽ-dĩ-ngẫu nhiên bao gồm trong phạm vi công việc hàng ngày (scope of work). Thế nên dù có ở lại công ty làm tới 11h đêm thì lương các bạn ấy vẫn thế.

ot

Định nghĩa OT này cũng đúng, nhưng…khổ quá. OT trong các công ty công nghệ hoặc các dự án phát triển phần mềm đa phần là một dạng công việc phát sinh, vì thế sẽ có “chi phí phát sinh” phải trả cho nhân viên khi họ OT.

Đương nhiên không phải cứ làm ngoài giờ là bạn sẽ thoải mái được nhận lương OT đâu. Và không phải công ty hay dự án phát triển phần mềm nào cũng có chế độ OT tốt, có tâm, có tình người cho bạn.

Câu chuyện về OT trong các dự án phát triển phần mềm

Lý do team gánh OT?

Lý do OT trong các công ty công nghệ thì có rất nhiều. Nếu là công ty phát triển phần mềm bình thường, thì những dịp product release, product launching (ra mắt sản phẩm mới), cả team dev và test sẽ phải làm việc hết công suất để cho ra sản phẩm “ít bug nhất” tới người dùng. Trong quá trình xây dựng sản phẩm có thể sẽ phát sinh lỗi hoặc vì lý do cá nhân mà có dev/tester nào đó nghỉ, không có người thay thế, mà ngày phát hành sản phẩm không lùi được, thì team sẽ phải OT để đảm bảo tiến độ.

Hoặc cũng có thể đo ước tính thời gian phát triển sản phẩm ban đầu không chuẩn xác, team mất nhiều công sức để nghiên cứu công nghệ mới hơn dự kiến, nên vì thế thời gian phát triển sản phẩm bị co ngắn lại…

Về phía các công ty outsource cũng có thể gặp vấn đề tương tự, nhưng ngoài ra còn có lý do đó là xuất hiện sản phẩm mới từ phía đối thủ, khách hàng thay đổi spec hay do ông PM không làm việc chặt chẽ với các team, team non mà gánh việc quá sức… chẳng hạn, nên team sẽ phải OT (thậm chí tuyển thêm người về cùng…OT) để đảm bảo thời gian dự án không bị delay.

OT

Chế độ OT của các công ty phát triển phần mềm

Tuỳ vào quy mô và túi tiền của công ty có được trong dự án phát triển phần mềm mà sẽ có chế độ OT khác nhau.

Những công ty tốt – và cũng là trường hợp lý tưởng nhất – là những công ty trả lương bằng tiền (nhận cuối tháng) cho bạn khi bạn phải OT. Phần lương OT sẽ được tính gấp xx lần giờ lương trong hợp đồng của bạn (bạn có thể xem nó tương tự như lương làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ tết theo luật Lao động). Và thường những công ty này lại…ít khi xảy ra tình trạng OT tràn lan của các team. Vì sao? Vì OT thì phải trả tiền cho nhân viên. Mà chi phí OT lớn nên họ sẽ quản lý dự án rất chặt, cũng sẽ có phán đoán và phân tích khối lượng công việc cho team theo đầu người rất kín kẽ, nên chuyện mất tiền cho OT cũng ít hơn.

Nhiều công ty “Trả lương” OT bằng ngày nghỉ. Tức là, bạn OT hôm nay 3 tiếng thì bạn có 3 tiếng nghỉ bù, cộng vào bao giờ OT đủ thành 1 ngày thì auto ngày nghỉ phép của bạn có thêm 1 ngày nữa (bên cạnh 12 ngày nghỉ phép hàng năm theo luật Lao động). Công ty nào có tâm thì sẽ giới hạn số ngày nghỉ có được từ OT cho bạn (ví dụ, chỉ được OT thêm 7 ngày). Sau đó, thời gian OT sẽ được xem xét giảm xuống hoặc chuyển thành hình thức khác nếu bắt buộc bạn vẫn phải OT.

Gặp phải những công ty “vô tâm” thì sẽ như sau: anh này cày ngày cày đêm OT quanh năm cho công ty. Đến cuối năm phát hiện ra số ngày OT lên đến hơn 1 tháng. Vừa hay anh này cũng nộp đơn xin nghỉ việc vì cày cuốc như thế mà không được công nhận hay xem xét tăng lương. Thế là công ty này liền cho anh nghỉ việc ngay ngày hôm sau mà không cần phải làm 1 tháng (quy định là xin nghỉ việc phải xin trước 1 tháng. Xin xong phải làm 1 tháng mới được nghỉ để bàn giao lại công việc ấy). Lý do đưa ra là “đáng lẽ phải làm 1 tháng nữa mới được nghỉ nhưng anh còn hơn 30 ngày nghỉ phép nên công ty cho anh ĐƯỢC nghỉ luôn, sướng nhé”.

Nếu là bạn, liệu bạn có thấy bực mình vì công sức làm của mình bị “quy đổi” và biến trắng thành đen như vậy không? Đáng lẽ nếu ở lại, dùng 30 ngày nghỉ phép thì anh kia phải được hưởng trọn lương kể cả là nghỉ. Nhưng công ty đó lại cho anh nghỉ việc luôn mà không hề trả lương 30 ngày phép đó cho anh này. Mà có ở lại cũng chẳng ai cho bạn nghỉ làm cả 1 tháng trời ở nhà hưởng full lương cả… Thế nên, câu chuyện đổi OT = ngày nghỉ phép không giới hạn khá là vô lý và mang tính chất bóc lột nhân viên, vẽ ra “chế độ OT” chỉ để cho có, lừa người vào làm.

Đáng quan ngại hơn cả trường hợp các công ty quy OT ra nghỉ phép đó là các công ty “mị dân” bằng việc cổ vũ tinh thần OT: OT là cống hiến, OT là nhiệt huyết, có chí, càng trẻ thì càng phải OT.

Khi đi phỏng vấn xin việc ở các công ty phần mềm, các bạn nên hỏi rõ chế độ OT của công ty là gì (kể cả bạn xin việc vị trí IT Comtor), áp dụng như thế nào nhé. Hãy tránh xa những công ty chỉ biết cổ vũ suông hoặc chỉ đơn thuần đổi OT thành ngày nghỉ.

OT

Một dạng công ty nữa là những công ty IT anti OT. Nghe có vẻ lành mạnh nhưng lại có lý do khá cực đoan. Theo sếp đó thì chỉ có trong giờ làm việc riêng hoặc mất tập trung, làm không hiệu quả mới ở lại OT và công ty từ chối trả lương OT cho nhân viên vì lý do này. Nói hay là thế nhưng workload giao cho nhân viên lại không hợp lý, thường push công việc với deadline trời ơi, nhiều khi team phải cố làm và release ra một sản phẩm lỗi tung toé chưa test hết… Chắc bạn cũng đoán được lý do sếp này hô hào không OT rồi chứ? Chẳng qua cũng là không muốn trả tiền làm ngoài giờ cho nhân viên thôi.

Bên cạnh chế độ lương, thưởng khi OT, những công ty “quý người” cũng sẽ có chế độ chăm sóc nhân viên khi họ phải OT ở công ty. Ví dụ? Được gọi đồ ăn mình thích về, tiền công ty trả. Nước nôi cafe bò húc đầy đủ. Cần ngủ lại cũng có chăn màn hoặc chỗ ngủ êm ấm. Bèo nhất thì công ty chỉ có…mì gói và cafe pha sẵn loại rẻ tiền cho bạn. Chỗ ngủ không có, về nhà mà ngủ ?

Có nên OT không? KHÔNG!

OT chắc chắn không phải là một phần tất yếu trong các dự án phát triển phần mềm. Trừ những lý do khách quan như thay đổi thị trường hay có biến cố về cơ sở vật chất (đang yên lành thì chuột cắn đứt dây server hay bị…cháy nhà), khi đó team cần OT là điều phải làm.

Ngoài ra, thì mọi lý do OT đều là không chính đáng. Và team của bạn, công ty của bạn, cần phải ngồi lại với nhau để có thể đưa ra giải pháp cho các dự án, tránh OT cho team – vừa hại sức khoẻ, vừa hại đến các mối quan hệ trong cuộc sống (đặc biệt với người có gấu, có gia đình), vừa gây mất đoàn kết nội bộ.

Ngay cả khi khách hàng đòi thêm tính năng hay thay đổi mục đích dự án, việc cần làm của một công ty chuyên nghiệp, không phải là chạy theo nhu cầu đó của khách hàng. AM/Manager phải là người đàm phán được với khách hàng để đưa ra lý do vì sao team không đảm bảo được timeline dự án nếu chạy theo yêu cầu mới. Nếu khách vẫn muốn làm theo ý họ, thì phải deal được một deadline mới cho team mình (kèm chi phí phát sinh).

Đi làm sợ nhất gặp sales/AM/Manager chiều khách mù quáng chỉ để giữ mối hoặc giữ doanh thu mà không quan tâm workload, nhân lực team mình ra sao.

Làm dự án phát triển phần mềm cần nhất ở người leader là óc phân tích và khả năng chuyên môn, nhưng đồng thời cũng cần phải hiểu team và giúp teamwork trong team tốt. Làm được cả hai không phải là dễ.

Theo hoctiengnhatcntt.com

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành