5 Chủ đề nên tránh và 5 chủ đề gợi ý khi giao tiếp tại công ty Nhật


Khi làm việc tại một môi trường chỉ toàn người Nhật, đặc biệt có sếp Nhật, thì những chủ đề khi giao tiếp với đồng nghiệp chúng ta cần tránh để không bị phá vỡ mối quan hệ tốt và không gây ấn tượng xấu với họ? Và những chủ đề gợi ý trong hội thoại ở công ty Nhật là gì thì sẽ có không khí làm việc không căng thẳng, hãy đọc bài viết này để giải đáp điều đó nhé.

Đối với bất kỳ quốc gia nào thì trong giao tiếp đều có những vấn đề không nên nhắc tới. Nhật Bản cũng vậy, đặc biệt là trong công ty, với đối tác… Nếu chúng ta nắm được những chủ đề đó thì sẽ tránh nhắc đến và giảm nguy cơ rủi ro trong công việc hơn.  

Các chủ đề cần tránh đó là:

Chính trị và Tôn giáo là 2 đề tài có khả năng dẫn đến rắc rối rất cao. Bởi lẽ chúng liên quan đến cách suy nghĩ, lối duy tâm của con người. Không chỉ trong bối cảnh công ty mà ngay cả với bạn bè, người quen với nhau cũng cần tránh đề cập đến 2 vấn đề này.

1. Chính trị

Việc bàn luận về chính trị là điều cấm kỵ!

Ngay cả việc bạn hỏi một cách nhẹ nhàng “選挙に行きましたか?” (senkyo ni ikimashita ka: bạn đã đi bỏ phiếu chưa?) cũng có thể dẫn đến một cuộc tranh luận phiền phức. Vì thế ngay từ đầu không nên đụng chạm đến bất kì điều gì liên quan đến Chính trị. Ngoài ra, người Nhật rất kính trọng Thiên Hoàng. Nếu bạn lỡ nói về ngài không tốt thì người Nhật sẽ nổi giận.

Bản thân mình là 外人 (gaijin: người ngoài), trừ khi là chuyên ngành của mình thì bạn vẫn sẽ bị xem là không biết gì về đất nước họ và càng không nên bàn luận. 

2. Tôn giáo

Ở chốn công sở có những đồng nghiệp theo một tôn giáo nào đó. Tuy nhiên họ sẽ không nói ra điều này. Với người có tôn giáo như vậy nếu không may bạn lỡ lời phát ngôn điều gì đó đụng chạm đến tôn giáo của họ đó thực sự là rắc rối khá lớn.

Tại Nhật Bản, hai tôn giáo lớn nhất là Phật giáo và Thần đạo. Đôi khi cuộc sống láng giềng xung quanh họ cũng hay phiền đến chúng ta để lôi kéo theo tín ngưỡng của họ. Dù vậy, môi trường làm việc thì chắc chẳng có người Nhật nào đi lôi kéo vào đạo của họ cả. Vậy nên hạn chế nhắc đến tôn giáo tại công sở, hoặc là bạn bị cho là một kẻ cuồng tín hoặc là kẻ ngoại đạo thiếu hiểu biết.

神社

3. Tiền bạc

Lương hay tiền thuê nhà hàng tháng cũng là những câu hỏi cần tránh. Khi biết được sự khác nhau về thu nhập có những trường hợp mối quan hệ trở nên trục trặc, có khi không tự nhiên nữa. Người Nhật bình đẳng hóa trong doanh nghiệp như là xếp và nhân viên ngồi chung bàn làm việc không có vách ngăn,...Tiền bạc mà thứ dễ làm cho con người xa cách nhất, vậy thì tại sao phải nhắc đến chúng khi không cần thiết phải không nào?

4. Học thức

Ví dụ: AさんってXYZ大学だって、意外とレベル低いよね。(Anh A học đại học XYZ nhỉ, vậy mà trình độ có vẻ thấp nhỉ?). Sẽ rất không hay nếu như người nghe cũng là người cùng trường đại học với anh A. Như ví dụ trên, người nói không chỉ đụng chạm đến vấn đề học thức mà còn có thể dẫn đến vấn đề liên quan đến sự phân biệt hay đấu tranh cho trường đại học mà mình thích.

Thêm vào đó, khi đã là đồng nghiệp của nhau, thì họ chí ít cũng phải có năng lực mới được nhận vào. Vậy thì tốt nghiệp từ đâu, xếp loại như thế nào thì cũng đâu quan trọng bằng năng lực hiện tại đến đâu phải không nào

5. Thông tin cá nhân của người khác

Đối với những người lúc nào cũng vui vẻ nhưng bên trong họ đang có nỗi lo về vấn đề gia đình. Một trong những vấn đề hết sức thận trọng đó là việc thi cử của con cái hay sinh đẻ. Nên nếu họ không bắt đầu chia sẻ hoặc hỏi mình, thì tốt nhất đừng nhắc đến gia đình họ hoặc mình.

Nếu là trong công ty nơi người khác không nghe thấy được thì không sao. Một khi đã bước ra ngoài công ty tuyệt đối không được đề cập đến các thông tin mật như vấn đề nhân sự, sản phẩm mới, phần mềm, tên khách hàng mới (cũ),...

5 chủ đề dễ bắt chuyện với người Nhật trong công ty

1. Thời tiết

 

thời tiết

Người Nhật rất quan tâm và thích nói chuyện về thời tiết. Mở đầu câu chuyện của họ thường bắt đầu bằng câu: “いい天気ですね (iitenki desune: Thời tiết hôm nay đẹp nhỉ)”. Và cũng sau chủ đề thời tiết là hàng loạt các thông tin liên quan đến việc “bạn sẽ làm gì, đi đâu trong thời tiết đó”. Đây là chủ đề bạn có nói chuyện với bất cứ ai và bất cứ nơi đâu.

2. Quan tâm đến công việc và động viên đồng nghiệp

 

dong nghiep

Khi gặp bất cứ ai trong công ty họ hay nói “お疲れ様です (otsukaresama desu: Anh/chị vất vả rồi)”. Khi nói như vậy bạn cũng trở thành người thân thiện và biết chào hỏi người khác rồi. Sau đó có thể hỏi đồng nghiệp đã dùng bữa chưa, hôm nay tăng ca hả, cố lên nhé,...

3. Nói về Nhật Bản và Việt Nam

Vì mình xuất thân từ nước ngoài khác với Nhật Bản nên chắc chắn sẽ có những sự thú vị mà đôi bên đều chưa thấu về nhau như là: Bạn có thể hỏi tất cả mọi thứ liên quan đến Nhật bản từ văn hóa, lễ hội, du lịch cho đến phim ảnh, âm nhạc. Người Nhật bằng một cách nào đó họ rất yêu đất nước và tự hào khi nói về đất nước của mình. Một điểm cộng nữa trong chủ đề này đó chính là tiếp thu thêm nền văn hóa Nhật Bản thêm nữa. 

nhat ban

Hoặc bản thân có thể kể về quê hương mình. Rất nhiều người Nhật tò mò, muốn tìm hiểu về Việt Nam, con người Việt Nam, bạn hãy thông qua câu chuyện của mình để giới thiệu thêm về Việt Nam. Một sự thật rằng người Nhật hiện nay đa số đều mù tịt thông tin về Việt nam. Có người còn nghĩ Việt Nam giờ vẫn còn chiến tranh và nghèo nàn, hay ở Việt Nam nói tiếng Trung,...vậy thì còn ngần ngại gì giới thiệu những điều thú vị của Việt Nam cho các đồng nghiệp Nhật nào.

vietnam

4. Tiếng Nhật

Người Nhật rất nhiệt tình và không ai nỡ lòng nào mà từ chối câu hỏi của người nước ngoài đang cố gắng, chăm chỉ học thứ ngôn ngữ của họ. Cho nên là bạn hãy hỏi về câu này người Nhật nói khi nào, Hán tự này có nghĩa là gì,... Lợi thế của mình là được tiếp xúc với người Nhật, vậy tại sao còn chưa tận dụng lợi thế đó để nâng cao vốn từ vựng, cách phát âm cũng như khả năng giao tiếp.

5. Sở thích

Nói đến sở thích chắc hẳn rất nhiều người hứng thú. Bắt đầu câu chuyện bằng việc hỏi sở thích cũng là gợi ý khá thú vị khi bạn muốn bắt chuyện với người Nhật. Người Nhật cũng quan tâm sở thích của người khác, bởi vì khi đi phỏng vấn họ hay hỏi sở thích của bạn là gì đúng không nào?

Khi làm việc ở công ty Nhật thì việc tôn trọng những quy tắc là điều cần làm. Hãy hiểu và hành động một cách chuẩn nhất. Nó không chỉ giúp bạn tránh được rắc rối mà còn có thể gây dựng một hình ảnh đẹp, tạo được ấn tượng tốt với đối phương. Từ đó mà trở thành 会社員 (kaishain: nhân viên công ty chuyên nghiệp).

Tổng hợp

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành