Mối quan hệ hàng xóm với nhau ở Nhật Bản (P3)


Sau những sự kiện - tác nhân gây ra sự dè chừng và thận trọng của hàng xóm ở Nhật thì hôm nay, Japan IT Works sẽ cung cấp một số hiện trạng và phương pháp phòng ngừa xung đột. Liệu có sự tương đồng nào giữa mối quan hệ của hàng xóm với nhau tại Nhật Bản và Việt Nam hay không? Mời các bạn theo dõi phần cuối này nhé.

Là một hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hoá, Ở Nhật, đa số là các thành phố lớn, cuộc sống trong những căn hộ, chung cư khiến mối quan hệ hàng xóm hầu nhưng không tồn tại theo khái niệm “tình làng nghĩa xóm” nữa. Nhưng nó tồn tại ở một dạng khác.

Đó là những xung đột, rắc rối!

trouble

Dựa vào kết quả điều tra của SUUMO tiến hành khảo sát nam nữ ở độ tuổi từ 20-50 tuổi sinh sống tại các thành phố lớn Tokyo, Nagoya, Osaka cho thấy 33.8% trong số họ đang gặp rắc rối với hàng xóm. Đặc biệt, đối với người chưa kết hôn thì có xu hướng gặp nhiều rắc rối hơn (41.2%) so với người đã kết hôn (26.2%).

Dưới đây là Top 10 những rắc rối với hàng xóm mà người Nhật thường gặp phải.

1位 Tiếng ồn (騒音) 45.9%

2位 Chào hỏi (挨拶) 25.9%

3位 Xe cộ và cách dùng bãi đậu xe (車や駐車場の使い方) 21.5%

4位 Thói quen hút thuốc lá (タバコのマナー) 19.3%

5位 Liên quan đến chăm nuôi thú cưng (ペットの飼育やマナー)14.8%

6位 Liên quan đến thói quen đổi rác  (ゴミの分別や出し方) 13.3%

7位 Cách sử dụng khu vực hiên sảnh, hành lang nhà chung (玄関前や廊下などの共用部の使い方) 12.6%

8位 Mùi cuả xịt khử mùi (タバコを除く異臭) 8.1%

9位 Bị nhìn trộm (覗きなどの嫌がらせ) 5.9%

10位  Cây trồng ở ban công hoặc khu vực chung  (バルコニーなど共有部での植物の育て方)  5.2%

Tuy nhiên, người Nhật cũng không có “hiền lành” nhé! 

rác roi

Trong 1 cuộc điều tra khác (ảnh trên). Chỉ 29% những người gặp rắc rối là bó tay chịu trận thôi! Còn 71% trong số họ không giải quyết thẳng thắn (26%) thì cũng báo cảnh sát (13%), nhờ uỷ ban thành phố tư vấn và can thiệp (7%), thông qua người quen giải quyết (6%), thuê luật sư giải quyết bằng pháp luật (3%). Nhưng cũng có 12% trong số đó chọn cách giải quyết khác…

Tôi tự hỏi, không phải là những cách trên thì có thể là gì để giải quyết những xung đột với hàng xóm đây? 12% không phải là số ít!

Murahachibu hay là không kiềm chế được được thì có thể gây án?

Trong trường hợp các bạn bị làm phiền thì có thể giải quyết gián tiếp bằng cách yêu cầu quản lý toà nhà giải quyết, báo cảnh sát, xin ý kiến tư vấn của Phòng hỗ trợ sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. Nếu gặp những rắc rối từ những xích mích với hàng xóm đến việc bị theo dõi, bị bạo lực, đe doạ, mồi chài bán hàng đa cấp… thì hãy gọi ngay đến 

#9110 - TỔNG ĐÀI TƯ VẤN KẾT NỐI TRỰC TIẾP VỚI CẢNH SÁT TRÊN TOÀN NƯỚC NHẬT

Vậy, nếu không may các bạn bị phàn nàn thì nên xử lý ra sao. Dưới đây là kinh nghiệm (3 lần chuyển nhà 3 lần gặp nguy) và tìm hiểu cá nhân, không phải tuyệt đối với mọi trường hợp. Người đọc nên tiếp thu ở mức độ tham khảo.

  1. Chưa biết đúng sai như thế nào nhưng XIN LỖI không có nghĩa là mình CÓ LỖI trong văn hoá cư xử của người Nhật. Ngược lại, XIN LỖI thể hiện sự lịch sự, nhún nhường và tôn trọng đối phương.
  2. Không trả lời ĐÚNG/SAI ngay lập tức mà hãy tìm cách xác nhận tình hình để tìm nguyên nhân.
  3. Tuyệt đối KHÔNG để người lạ (kể cả hàng xóm) vào nhà/ phòng mình. Hãy cẩn thận: Đó có thể là cái bẫy cho những hành vi phạm pháp kế tiếp.
  4. Không giải quyết mâu thuẫn 1 mình. Hãy thêm người trung gian (quản lý toà nhà, chủ nhà, cảnh sát hoặc người sống cùng) để có chứng cứ khách quan.
  5. Nếu lỗi do bạn thì phải xin lỗi thành khẩn và tiến hành các biện pháp phòng ngừa sự cố tái phát.
  6. Nếu đối phương hung hãn, mất bình tĩnh, to tiếng la hét thì không nên đưa cảnh sát vào ngay mà tìm cách để đối phương bình tĩnh lại trước tiên.
  7. Không nên gặp mặt giải quyết tại nhà riêng mà nên hẹn ở địa điểm thứ ba, có người xung quanh để tránh bị hành hung. (Ở chỗ đông người thường khó la lối, hành hung)
  8. Cần tìm hiểu và nên tôn trọng phong tục của từng địa phương (có nơi cần phải chào hỏi khi chuyển nhà đến nhưng cũng có nơi không cần)
  9. Tuỳ vào tình hình từng địa phương, môi trường sống, nên tích cực chào hỏi và tạo dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh bằng cách tham gia các hoạt động công ích.
  10. Cuối cùng, Hoạ từ miệng mà ra! CẤM KỴ ngồi dưa lê bán dưa chuột. Hãy biết dừng câu chuyện đúng lúc và từ chối 1 cách lịch sự.

Gần đây, số lượng người Việt làm dâu tại Nhật cũng như người Việt định cư, mua nhà tại Nhật ngày càng tăng. Do đó, tìm hiểu về lối sống của người Nhật cũng như những bí quyết sống hòa thuận với mọi người là điều cần thiết. Bạn sẽ chẳng thể sống thoải mái với 1 hàng xóm bẩn thỉu và ồn ào. Nhưng trước khi yêu cầu hàng xóm điều này điều kia thì cũng nên là một hàng xóm văn minh, lịch sự.

Theo Cafe Việt - nói chuyện Nhật

Ảnh Internet

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành