7 kỹ năng mềm 'sống còn' đối với dân IT


Là dân IT, việc thành thạo các kỹ năng với máy tính và xử lý lỗi là yêu cầu bắt buộc phải có. Tuy nhiên, nếu chỉ đáp ứng được 2 điều trên thì thật khó khăn để bạn hòa nhập với doanh nghiệp và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Bởi vì sao? Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc thăng tiến của bạn đấy.

Bởi lẽ, để trở thành một người thực sự chuyên nghiệp bạn phải trau dồi thêm cả kỹ năng mềm để làm việc cùng đồng nghiệp và đội nhóm. Bạn đang thắc mắc tại sao ư? Vì: "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa chắc chắn phải đi cùng đội nhóm".

1. Xử lý sự cố

Xử lý sự cố là kỹ năng bắt buộc phải có khi bạn làm việc liên quan đến máy tính, ứng dụng, phần mềm, website, mạng,... Bạn phải biết cách để phát hiện ra các vấn đề cũng như đưa ra được biện pháp xử lý nhanh chóng, chuẩn xác.

Chính vì vậy khi có kỹ năng xử lý sự cố bạn sẽ phản ứng và thích ứng được nhanh với công việc đột xuất, chủ động với công việc của mình.

2. Kỹ năng giao tiếp

Bất kể công việc, ngành nghề nào cũng đòi hỏi có sự giao tiếp và tương tác! Bạn không thể nói rằng công việc của tôi là giao tiếp với máy tính, nên đâu cần chú trọng về việc giao tiếp cùng người khác.

Cực kỳ sai lầm, bởi lẽ dù bạn đang làm gì đi chăng nữa, bạn cũng cần biết cách giao tiếp, trình bày, giải thích, phản biện vấn đề, tương tác cùng đồng nghiệp để tìm ra hướng đi xử lý công việc.

giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng

Ngoài ra kỹ năng giao tiếp không chỉ bổ trợ trong công việc của dân IT, mà còn bổ trợ cho cuộc sống, bên ngoài các mối quan hệ. Đừng chủ quan không chú trọng việc giao tiếp bạn nhé.

3. Khả năng dịch thuật từ chuyên ngành

Việc học thuật ngữ chuyên ngành là điều cực kỳ cần thiết để bạn có thể hiểu được ngôn ngữ máy tính, hầu hết các ngôn ngữ Lập trình đều dùng tiếng Anh.

Hơn nữa, các công nghệ, ngôn ngữ, thuật toán mới cũng hoàn toàn bằng tiếng Anh, nếu bạn yếu kỹ năng dịch thuật thì sẽ khó mở mang được kiến thức mới và tiến xa trong ngành nghề của mình.

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Như đã nói ở bên trê, bạn có chắc mình không phải làm việc cùng đội nhóm? Làm việc, giao tiếp là chuyện đương nhiên.

Những kỹ năng để làm việc nhóm sẽ cần nhiều thứ khác, đó là sự phối hợp ăn í, chặt chẽ, đó là biết cách lắng nghe, biết hạ cái tôi cá nhân, biết chịu trách nhiệm, biết nhận phản hồi tốt hoặc xấu và biết hướng dẫn, tạo động lực để anh em trong 'team' cùng nhau cố gắng.

teamwork

Kỹ năng sống còn của các Lập trình viên

Trong ngành CNTT, nhất là liên quan đến phần mềm, ứng dụng, bạn sẽ được làm việc theo dự án, mỗi dự án có thể là một nhóm, một team hoàn toàn khác nhau, bạn không có quyền lựa chọn người làm cùng mình, nhưng bạn có thể chọn cách làm việc ăn ý cùng tất cả mọi người!

5. Kỹ năng thuyết trình

Tự tin để thuyết trình trước đám đông là điều mà ITer nào cũng nên trang bị. Không chỉ riêng đối với ngành CNTT mà còn là mọi ngành nghề khác. Bạn muốn sản phẩm của mình chinh phục được khách hàng? Bạn muốn người ta chú ý đến sản phẩm của mình, bạn muốn họ hiểu sâu hơn?,...

Tất cả những điều này phụ thuộc đến 50% khả năng thuyết trình, trình bày của bạn.

6. Kỹ năng tự nghiên cứu

Nhiều bạn sinh viên, người làm việc trong lĩnh vực CNTT hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào Google, đụng đến bất cứ vấn đề gì điều "Tra Google". Biết tìm kiếm là cần thiết, nhưng quá phụ thuộc lại là điều đáng lo ngại. Nếu một ngày Google biến mất thì bạn sẽ như rắn mất đầu. 

nghiên cứu

Kỹ năng tự nghiên cứu

Vậy làm thế nào để bớt phụ thuộc vào bác Gồ? Chỉ còn cách tự rèn khả năng tự nghiên cứu. Hãy tập thói quen đứng trước một vấn đề, cố gắng suy nghĩ, tư duy để tìm cách giải quyết sâu hơn, tập trung đào sâu vào gốc rễ vấn đề.

Bạn sẽ thấy rằng, việc tự nghiên cứu và tìm ra hướng đi sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và tư duy nhanh nhạy hơn rất nhiều.

7. Sự kiên nhẫn

Trình bày ý tưởng phức tạp của mình để người khác hiểu thực sự không phải dễ dàng, khi mà ngành CNTT những ý tưởng lại hơi thiên hướng khô khan. Chính vì vậy kỹ năng cũng không kém phần quan trọng cho dân IT chính là sự kiên nhẫn. Hãy luôn bình tĩnh, và kiên nhẫn để người khác hiểu ý của mình.

Kể cả việc xử lý sự cố cũng vậy, nếu không kiên nhẫn, tìm hướng giải quyết bạn có thể làm mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Hoặc nhiều bạn sinh viên, gặp bug thì hầu như nản chí, bỏ cuộc, kêu trời đất là tìm sự trợ giúp từ khắp nơi.

Khi bạn luyện được tính kiên nhẫn, nó cũng giúp ích rất nhiều trong cuộc sống, cách đối nhân xử thế của bạn đó!

Đọc đến đây, bạn đã thấy mình còn thiếu và cần bổ sung những kỹ năng mềm nào chưa?

Theo bachkhoa-aptech.edu.vn

Ảnh Internet

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành