Cách viết CV tiếng Nhật hoàn chỉnh nhất (P1)


Một CV tiếng Nhật chuẩn như là một tấm vé thông hành đưa bạn đến công việc mà bạn mong muốn? Một bản CV tiếng Nhật chỉn chu và đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn nhận được cơ hội phỏng vấn trực tiếp với công ty.

Cấu trúc một bản CV tiếng Nhật

CV xin việc tiếng Nhật (Rirekisho) được chia làm 6 phần, gồm có:

  1. Thông tin cá nhân cơ bản「基本情報欄」
  2. Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc「学歴・職歴欄」
  3. Bằng cấp, chứng chỉ「免許・資格欄」
  4. PR bản thân và lý do ứng tuyển 
  5. Một số thông tin khác
  6. Nguyện vọng「本人希望欄」

Hướng dẫn viết hồ sơ xin việc tiếng Nhật

Vì để hoàn chỉnh được một CV tiếng Nhật đầu tư nên bài viết sẽ trình bày chi tiết từng phần. Trong bài này sẽ giải thích 3 phần đầu CV nên ghi như thế nào nhé

1. Thông tin cá nhân cơ bản 「基本情報欄」

1.1. Họ và tên

họ và tênChỗ điền họ và tên trong CV tiếng Nhật

Phần điền tên (氏名) viết Họ + Tên theo Alphabet không dấu. Phần trên (ふりがな) ghi phiên âm cách đọc. Thông thường ở CV của người Nhật, phần này ghi ひらがな, nhưng mình là người nước ngoài nên ghi theo カタカタ.

Ví dụ: Michael Johnson là tên nước ngoài, nên sẽ được viết theo Katakana là: マイケル・ジョンソン. 

Lưu ý: Giữa họ, tên và tên đệm nên cách ra cho dễ nhìn.

 

1.2. Ngày sinh, tuổi tác và giới tính

ngày tháng năm sinh CV tiếng NhậtChỗ ghi ngày tháng năm sinh CV tiếng Nhật

  • Có 2 cách viết ngày tháng năm sinh, một là theo lịch phương Tây, hai là theo lịch truyền thống của Nhật Bản.

Ví dụ: 昭和8 11月 16日 hoặc September 16, 1996

  • Tuổi: 満24歳
  • Giới tính bạn có thể lựa chọn 男 – Nam và 女 – nữ. Khoanh tròn vào giới tính của bạn là được.

Xem thêm cách tính năm và tính tuổi của người Nhật để biết cách điền CV tiếng Nhật nhé!

1.3. Địa chỉ

địa chỉChỗ ghi địa chỉ trong CV

Địa chỉ gồm 2 phần:

– Địa chỉ hiện tại (địa chỉ trên thẻ cư trú 在留カード, zairyu kado): Ghi rõ cả tỉnh thành, mã bưu điện. Điền tên căn hộ, số phòng kể cả bạn đang ở sharehouse hay ký túc xá. Điền phiên âm furigana. 

– Địa chỉ khác: Chỉ điền vào phần “Liên hệ” (連絡先, renrakusaki) nếu địa chỉ hiện tại của bạn khác với địa chỉ trên thẻ cư trú. Ví dụ bạn sắp chuyển đi nơi khác, muốn được liên lạc qua địa chỉ khác có thể ghi “Từ ngày 28/3,…”

 

1.4. Số điện thoại

Có 2 phần để ghi số điện thoại

– Phần trên: Ghi SĐT hiện tại của bạn (số điện thoại bàn hoặc di động). Thêm dấu “+” trước mã vùng nước đang sinh sống nhé!

số điện thoạiChỗ ghi số điện thoại nhà trong CV tiếng Nhật

– Phần dưới: Nếu ở mục trên là SĐT nhà, bạn có thể điền SĐT di động của mình ở mục dưới trong trường hợp bạn không thường xuyên ở nhà. 

số điện thoại 1Chỗ ghi số điện thoại di dộng trong CV tiếng Nhật

1.5. Thông tin liên lạc

thông tin liên lạcChỗ ghi thông tin liên lạc trong CV tiếng Nhật

Nếu có người quen (người thân, bạn bè hay luật sư) sống ở Nhật để công ty liên lạc, thì có thể để lại thông tin đó. 

Nếu không, bạn có thể điền email của mình vào đó. Không được dùng email của công ty và không nên dùng email có tên quá teen, quá sến hoặc gây cười. 

 

1.6. Con dấu

con dấuChỗ đóng con dấu cá nhân trong CV tiếng Nhật

Đây là nơi bạn sẽ đóng dấu hoặc dán ảnh scan dấu cá nhân của bạn vào hồ sơ. Nếu không có, bạn có thể bỏ trống mục này. Tuy nhiên, ở Nhật những con dấu cá nhân thường chuyên nghiệp hơn là chữ ký viết tay. 

 

1.7. Ảnh cá nhân

ảnh cá nhânChỗ thêm ảnh cá nhân trong CV tiếng Nhật

Kích thước ảnh: 

+ Dài: 36 – 40mm

+ Rộng: 24 – 30 mm

Ảnh CV rất quan trọng, nó vừa tạo ấn tượng với người xem, mà còn thể hiện ý thức đối với công việc của người nộp. Quần áo khi chụp cần chỉnh tề, lịch sự. Khi chụp, giữ nét mặt tươi tắn, có sức sống, nhiệt huyết nhưng vẫn đủ chín chắc và nghiêm túc. Đặc biệt, không – được – phép dán ảnh chụp selfie vào CV tiếng Nhật.

 

2. Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc「学歴・職歴欄」

2.1. Học vấn (学歴)

học vấnQúa trình học vấn trong CV tiếng Nhật

– Toàn bộ năm tháng phải được ghi thống nhất với phần trên, hoặc là theo lịch Nhật Bản hoặc theo lịch phương Tây. 

– Dịch tên ngành học, tên trường sang tiếng Nhật, không được viết tắt. Nếu tên trường là tên địa danh thì không cần dịch hoặc không dịch được thì có thể dùng tiếng Anh. 

– Điền từ trung học phổ thông hoặc trường nghề trở đi.

– Nên nghĩ rõ tên khoa, ngành học, course học, càng cụ thể càng tốt. 

Ví dụ: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM, ngành tiếng Anh thương mại: ホーチミン市人文社会科学大学ビジネス英語学部

– Nếu có bằng cấp, chứng chỉ hoặc nghiên cứu, khóa luận riêng liên quan đến công việc có thể ghi vào phần này để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé. 

Một số từ chuyên ngành để bạn đỡ mất công tìm kiếm:

法学部 Luật

経済学部 Kinh tế

商学部 Thương mại

教育学部 Giáo dục

文学部 Văn học

外国語学部 Ngoại ngữ

社会学部 Xã hội học

農学部 Nông nghiệp

芸術学部 Nghệ thuật 

国際関係学部 Quan hệ quốc tế

理学部 Khoa học

工学部 Kỹ thuật

医学部 Dược

獣医学部 Thú y

歯学部 Nha khoa

薬学部 Khoa học dược phẩm

2.2. Kinh nghiệm làm việc

– Nên cách 1 dòng so với phần Học vấn để dễ nhìn hơn. Kinh nghiệm アルバイト và インターンシップ cũng ghi tách riêng để không bị rối. 

– Nếu bạn chuẩn bị tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm làm việc thì có thể để trống. 

– Sau dòng tên công ty, nên viết thêm lĩnh vực ngành nghề mà công ty đang hoạt động, số lượng nhân viên, quy mô công ty. Nếu tên công ty thay đổi (sáp nhập hoặc bị mua lại) thì điều tên mới và ngày đổi tên. 

– Nên nhấn mạnh nội dung công việc đã làm có liên quan đến nội dung công việc đang ứng tuyển. 

– Nếu bạn chuyển việc và đã chốt ngày chuyển việc thì điền ngày vào đó. Còn nếu đang làm việc và chưa thông báo nghỉ việc thì nên viết 「現在に至る」(“đang đương nhiệm”). 

– Nếu bạn thấy phần ô trống “kinh nghiệm làm việc” không đủ để bạn kể hết, thì bạn có thể chuẩn bị một “Bảng kinh nghiệm làm việc” riêng (gọi là 「職務経歴書」, shokumu keirekisho) và ghi trong rirekisho là 「詳細は職務経歴書記入」(chi tiết được viết trong Bảng kinh nghiệm làm việc).

Sau khi điền xong phần Trình độ học vấn và Kinh nghiệm làm việc, hãy cách ra 3 dòng và kết thúc bằng cụm từ “以上”.

Tên bộ phận trong công ty

総務部 Phòng Tổng vụ

経理部 Phòng Kế toán

調達部 Phòng Đấu thầu

技術部 Phòng Kỹ thuật

輸出部 phòng Xuất khẩu

法務部 Phòng Pháp chế

販売促進部 Phòng Kinh doanh quảng cáo

秘書室 Phòng thư ký

人事部 Phòng Hành chính nhân sự

営業部 Phòng Kinh doanh

研究開発部 Phòng Nghiên cứu và phát triển

企画部 Phòng Kế hoạch

広報部 Phòng Quan hệ công chúng (đối ngoại)

企画開発部 Phòng Kế hoạch và phát triển dự án

製造部 Phòng Sản xuất

社長室 Phòng giám đốc

Vị trí công việc(役職名)

会長 Chủ tịch

副会長 Phó chủ tịch

社長 Giám đốc

副社長 Phó giám đốc

代表取締役 Giám đốc đại diện

取締役/役員 Ủy viên hội đồng quản trị

専務取締役 Giám đốc điều hành cấp cao

常務取締役 Giám đốc điều hành

監査役 Kiểm toán

相談役 Cố vấn

社外取締役 Giám đốc phụ trách đối ngoại

部長 Trưởng bộ phận

課長 Trưởng phòng 

副部長 Phó phòng

係長 Trợ lý giám đốc

工場長 Quản lý kế hoạch

秘書 Thư ký

支店長 Quản lý chi nhánh

最高経営責任者 Tổng giám đốc (CEO)

最高執行責任者(COO) Giám đốc điều hành

執行役員 Nhân viên điều hành

最高技術責任者(CTO) Giám đốc kỹ thuật

最高情報責任者(CIO) Giám đốc bộ phận thông tin

 

3. Bằng cấp, chứng chỉ 「免許・資格欄」

– Viết tên bằng cấp, chứng chỉ trước, sau đó là cấp độ mà bạn đạt được.

Ví dụ: Năng lực Nhật ngữ N2 – 日本語能力試験N2

– Nếu bạn có nhiều bằng cấp, hãy ưu tiên các bằng cấp có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Còn nếu không có nhiều bằng cấp, bạn có thể điền các khóa học cấp bằng mà bạn theo học hoặc tự học. 

Ví dụ: …試験を受けるため、現在勉強中 (hiện đang học để dự thi kỳ thi…)

…の取得にむけてセミナーを受講中 (hiện đang tham dự seminar để lấy chứng chỉ …)

…月の…試験合格に向けて勉強中 (hiện đang học để đỗ kỳ thi… vào tháng…)

 

Hãy đón xem phần tiếp theo để hoàn chỉnh CV tiếng Nhật của mình nhé!

Theo riki.edu.vn

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành