Cách đối phó với 4 kiểu đồng nghiệp khó chịu


Làm thế nào để đối phó với những đồng nghiệp cáu kỉnh, biết tuốt, tọc mạch và lười biếng? Nếu bạn có một công việc, nhiều khả năng bạn đã gặp ít nhất một người khó để làm việc cùng. Thực tế, hầu hết chúng ta, trong suốt sự nghiệp của mình, đều sẽ gặp phải nhiều những kiểu đồng nghiệp khó chịu này.

Làm việc cùng những người đồng nghiệp khó chịu có thể rất căng thẳng và thực sự khiến chúng ta mất đi niềm vui trong ngày, song, có một điều quan trọng mà bạn cần nhớ rằng, việc đối phó với những loại tính cách đầy thách thức này, không may thay, lại chính là một phần của công việc. Trừ khi bạn là ông chủ của chính mình, nhưng đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Hãy tiếp tục đọc bởi vì tôi sẽ xác định 4 kiểu đồng nghiệp khó chịu và những cách bạn có thể đối phó với họ.

1. Đồng nghiệp cáu kỉnh

dong nghiep cau kinh

Bạn biết rõ kiểu người này - họ đi vào văn phòng vào buổi sáng, không nói xin chào, và thậm chí sẽ không giao tiếp bằng mắt với bạn hoặc nở một nụ cười. Mặc dù không phải tất cả chúng ta đều là những người bạn thân tại nơi làm việc, nhưng nó khá khó xử khi bạn không thể tương tác với những người này theo cách bạn sẽ làm với một người bình thường, người ít nhất sẽ nói xin chào. Điều bạn cần làm trong tình huống này:

  • Cố gắng tìm ra một số điểm chung: Phải có một cái gì đó - bất kì cái gì - mà bạn có là điểm chung với người này, và nếu bạn có thể tìm thấy nó, bạn có thể tiếp cận với họ. Có thể bạn và cô ấy có cùng một chương trình TV yêu thích - bạn có thể hỏi cô ấy về những gì cô nghĩ về tập phim tối qua! Có thể cả hai bạn đều có con bắt đầu đi học trong năm nay - hãy hỏi xem điều đó đang diễn ra như thế nào. Điểm mấu chốt là tìm ra một thứ gì đó khiến người đó nói chuyện để họ cảm thấy như cả hai bạn đều đang ở cùng một phía. Cô ấy có thể vẫn không chào bạn vào buổi sáng nhưng bạn có thể thỉnh thoảng nhận được một nụ cười rạng rỡ, làm dịu đi sự căng thẳng.
  • Hỏi nếu có gì đó không ổn: Khi mọi người gắt gỏng đến cực độ, thường có một thứ gì đó không ổn đối với họ xét trên một mức độ cá nhân. Nếu bạn không sợ bị đáp lại bằng một cách cáu giận, hãy hỏi xem có điều gì thực sự xảy ra không và bạn có thể giúp gì được không (chỉ khi bạn có ý đó). Điều này có thể là một cách tiếp cận can đảm phụ thuộc vào người bạn đang đối mặt là ai nhưng một lần nữa có thể giúp mở những con đường giao tiếp và có thể dẫn đến một nụ cười trên lối về. Có thể người này chỉ cần được cảm thấy rằng cô ấy có một đồng minh.
  • Đừng coi đó là chuyện cá nhân: Rất có thể bạn thấy người đồng nghiệp này cáu kỉnh và khó làm việc cùng, bạn không cô đơn. Bạn cần nhận ra rằng một vài người vẫn sẽ cư xử như vậy bất kể bạn có làm gì, và chớ có khiến điều đó làm bạn thất vọng nhé.

2. Đồng nghiệp biết tuốt

dong nghiep kho chiu

Không một ai biết tất cả mọi thứ, nhưng đừng nói với người đồng nghiệp biết tuốt của bạn điều đó! Điều khó khăn với những người này là họ khó để lý luận cùng bởi họ vẫn tiếp tục như thể duy nhất những ý tưởng của riêng họ là “đúng” hoặc “cách tốt nhất”. 

Đặc biệt khó khăn khi kiểu đồng nghiệp này là người giám sát của bạn, người được giao để đưa ra một số cảnh cáo ảnh hưởng đến chất lượng công việc và một ngày của bạn. Sẽ ra sao khi bạn nghĩ ra một cách tốt hơn để làm điều gì đó có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ bộ phận của bạn? Có thể những gì được thực hiện trong nhiều năm không thực sự là cách tốt nhất, và để mọi thứ thay đổi, bạn cần phải thuyết phục người này. Đây là những việc cần làm:

  • Khiến họ nghĩ rằng ý tưởng của bạn thực sự là ý tưởng của họ: Không, bạn sẽ không nhận được tín nhiệm nếu bạn dùng cách tiếp cận này, nhưng nếu bạn có thể vượt qua điều đó và chỉ đang tìm kiếm những kết quả cuối cùng, phương pháp này hoạt động khá tốt. Bạn có thể nói thứ gì đó như, “Nhớ ý tưởng ABC của bạn chứ? (thực ra là ý tưởng của BẠN) Tôi nghĩ nó sẽ hiệu quá tốt với chúng ta bởi XYZ.” Bạn có thể sẽ chỉ muốn thử điều này cho những ý tưởng chỉ hơi khác so với những ý tưởng của họ và không phải là một sự chuyển đổi mô hình; nếu không, đồng nghiệp biết tuốt có thể bắt kịp (nhưng bạn có thể bất ngờ - những người nghĩ họ biết tất cả mọi thứ và không sẵn sàng để nhúc nhích thường không nhạy bén như vậy).
  • Đưa ra dẫn chứng của bạn. Chứng minh nó: Ngay cả tất cả những người đồng nghiệp hiểu biết nhất cũng có thể thấy khó khăn trong việc giữ những ý tưởng của họ nếu bạn có thể cung cấp tất cả các loại bằng chứng thể hiện rằng ý tưởng khác hay cách khác có thể sẽ tốt hơn. Hãy giải quyết một cách nhẹ nhàng về điều này, và đảm bảo rằng trận chiến của bạn là xứng đáng.

3. Đồng nghiệp tọc mạch

Trông lạ chưa kìa, bạn bị gọi vào phòng quản lý của bạn bởi vì bạn bị tọc mạch bởi người đồng nghiệp tọc mạch của bạn về một thứ gì đó không thực sự quan trọng. Những người đồng nghiệp tọc mạch thực sự giống những gián điệp bởi họ rất giỏi trong việc ranh mãnh trong việc tìm ra từng lỗi sai nhỏ bạn từng mắc phải trong công việc và sau đó đi và nói về bạn, do đó, khiến họ trông tốt hơn và bạn trông xấu hơn. Bạn có thể làm gì không? Có chứ:

  • Hãy đảm bảo rằng họ thích bạn: Việc cố gắng trở thành bạn với người này có thể khiến bạn khó chịu, nhưng nếu bạn có thể làm điều đó, đó sẽ là một lợi ích tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn phải làm việc liên tục với người đó và biết rằng cô ấy sẽ luôn luôn “theo dõi bạn”. Có khả năng nếu người này cảm thấy một sự rung cảm thân thiện giữa hai bạn, cô có thể chuyển đến một đối tượng khác, người đã không cố gắng để trở thành bạn bè với cô. Bởi vì không một ai thích một người tọc mạch, họ không thường xuyên có nhiều bạn bè. Hãy sử dụng điều này cho lợi ích của bạn.
  • Hãy thực hiện hành vì tốt nhất của bạn: Chắc chắn, nếu bạn biết người tọc mạch đang đánh hơi xung quanh, chỉ cần thực hiện công việc của bạn dựa vào những cuốn sách và mã cao nhất. Nếu bạn làm mọi thứ một cách tuyệt đối hoàn hảo, sẽ không có bất kỳ điều gì để nói về bạn.
  • Tránh, tránh, và tránh: Nếu bạn thực sự không phải kết giao với người này, đừng làm vậy. Chỉ đơn giản là như vậy thôi.

4. Đồng nghiệp lười biếng

dong nghiep kho doi pho

Không có gì khó chịu hơn làm tất cả mọi việc trong khi người đồng nghiệp lười biếng của bạn ngồi xung quanh và không làm gì cả. Lý tưởng nhất, người nào đó phụ trách sẽ nhìn thấy chân tướng, và những người bạn đồng nghiệp lười biếng của bạn cuối cùng sẽ bị sa thải, nhưng chúng ta đều biết rằng gần như là không thể để sa thải ai đó vào những ngày này, vì vậy, đừng quá tin tưởng vào điều đó. Thay vào đó, bạn có thể thử những cách sau:

  • Nuốt nó vào: Đúng vậy, bạn làm việc, và những đồng nghiệp lười biếng của bạn thì không, nhưng một cách tiếp cận chỉ là thừa nhận thực tế đó và tiếp tục. Theo cách khác, như họ nói, “làm công việc của bạn và về nhà.”
  • Đừng làm thêm việc cho những người lười biếng: Bạn có thể thấy bản thân đang phải đảm nhận thêm những nhiệm vụ ban đầu được dành cho người đồng nghiệp lười biếng của bạn mà thậm chí không nhận ra điều đó. Hãy dừng làm việc đó! Một khi khối lượng công việc bắt đầu chồng chất, hãy chống lại sự thôi thúc để lao vào và hoàn thành nó, thậm chí đồng nghiệp của bạn có thể chú ý đến những công việc tồn đọng và tham gia vào giúp đỡ. Và nếu họ không làm vậy, hãy nói ….
  • “Cứu tôi! Tôi đang quá tải! Có công việc phải làm ở đây!”: Đáng buồn thay, bạn có thể phải nói ra cho người đồng nghiệp lười biếng của bạn như thế. Những người đồng nghiệp lười biếng không phải tất cả đều là người xấu, nhưng đôi khi họ không biết có việc phải làm, vì vậy, bạn thực sự chỉ cần nói với họ.

Vâng, bạn đã có các bí quyết rồi. Hy vọng bạn có thể đi làm vào ngày mai với một vài ý tưởng mới về việc làm thế nào để đối phó với những đồng nghiệp khó chịu luôn ở đó.

Tác giả: Purpleone

Link bài gốc: 4 Types of Difficult Coworkers and How to Deal With Them

Dịch giả: Phan Thị Ngọc Trang - ToMo - Learn Something New

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành