BSE hay BrSE là gì? Làm sao để trở thành BrSE chuyên nghiệp?

06/03/2021

BrSE (kỹ sư cầu nối) hiện nay là một nghề phổ biến trong ngành IT. Bài viết hôm này tổng hợp tất tần tật những thông tin về nghề này dành cho những ai muốn dấn thân trở thành BrSE chuyên nghiệp hoặc chỉ giải đáp thắc mắc BrSE là gì.

Khái niệm BrSE 

BrSE (Bridge system engineer) - kỹ sư cầu nối không phải là kỹ sư cầu đường chuyên đi thông cống làm đường. Đây là công việc kết nối giữa đội nhóm làm việc với bộ phận khách hàng và đội phát triển bên trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing. 

Cách đọc là BSE, nhưng cách viết lại là BrSE. Đừng viết là BSE vì bạn sẽ gây hiểu lầm với thuật ngữ Bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (tiếng Anh là bovine spongiform encephalopathy) đấy nhé.

Tóm lại BrSE vừa là người phân tích các yêu cầu từ phía khách hàng (Business Analyst), lập trình viên (Developer) ngay khi cần thiết và cũng là người kiểm thử (Tester) sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng cũng là người giám sát mọi kế hoạch thực hiện của đội phát triển (Project Manager). Nghe thì đa năng lắm nhưng mà cục cực lắm. Để trở thành BrSE chuyên nghiệp cũng là một chặng đường dài lắm chông gai.

Vai trò của một kỹ sư cầu nối (BrSE)

Kỹ sư cầu nối đóng vai trò gì trong một dự án, làm những công việc như thế nào.

Thì thật ra xuyên suốt từ đầu đến cuối dự án được thực hiện thì người kỹ sư cầu nối giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của dự án. Chính vì thế, vai trò của họ đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Không có kỹ sư cầu nối thì coi như đội nhóm sẽ lao lực đến kiệt sức. 

Có thể bạn cho rằng tại sao lại nói quá lên như vậy? Bởi vì bên cạnh nghề BrSE còn có Comtor cũng có thể trao đổi với bên Nhật và cũng có kiến thức kỹ thuật, hay có Business Analyst để tiếp nhận yêu cầu hoặc Tester để kiểm tra sản phẩm,...

Bạn thử nghĩ xem, công việc của nhiều người mà 1 người làm được thì sẽ thuận tiện đến cỡ nào. Để nhận ra vai trò và tầm quan trọng của BrSE thì bạn có thể tham khảo những việc mà BrSE làm trong từng giai đoạn của dự án.

Thuận lợi và khó khăn khi làm BrSE

BrSE 1

Nghề nào cũng có mặt sáng và mặt tối của nó, nghề Kỹ sư cầu nối cũng vậy. Dù không làm cầu đường ngoài trường nắng mưa, nhưng cũng hay bị khách hay anh em trong team mắng.

Thôi thì nêu điều tốt khi làm BrSE trước nhé:

  • Được thực chiến với các tập đoàn lớn nên sẽ ngày càng giỏi hơn về khoản kỹ thuật và tiếng Nhật
  • Có kinh nghiệm và nâng cấp được kỹ năng giao tiếp và quản lý dự án. Giống như làm phi công, càng có nhiều giờ bay thì kinh nghiệm càng cao ⇒ lương càng cao.
  • Lương chỉ có ngày càng tăng, đủ để sống mức sống khá dù ở Việt Nam hay Nhật Bản
  • Có cơ hội được sống và làm việc tại Nhật để con cháu sau này tận hưởng nền giáo dục hiện đại tại đây.

Tuy nhiên, sẽ có những khó khăn mà BrSE phải đối mặt:

  • Là người trung gian giữa đội nhà và đội khách, nếu không cẩn thận sẽ bị áp lực giữa hai bên: làm sao cho anh em không phải OT mà vẫn hoàn thành yêu cầu hóc búa của khách hàng đưa ra.
  • Làm việc với người Nhật thì phải biết phong cách làm việc và bắt chước họ. Làm việc mà sơ suất thiếu chuyên nghiệp sẽ bị complain ngay. Cho nên nếu trở thành một BrSE chuẩn Nhật nên luôn là mục tiêu hướng tới của mọi BrSE.
  • Phải khôn khéo và có kỹ năng giao tiếp trong team cũng như ngoài team (làm việc với người Nhật) tốt. Giao tiếp không tốt không chỉ bản thân mà cả đồng nghiệp đều bị ảnh hưởng.
  • OT bục mặt nếu không quản lý tốt dự án và team. Tới khi đó không thể không biết được nguyên nhân mình ế hoặc con cái ở nhà quên mặt mình (vì đi làm từ sớm đến khuya). Ngoại trừ ngày nghỉ thì thời gian đâu để đi kiếm người yêu, thời gian đâu để dẫn con đi Disneyland chơi, thậm chí là thời gian cho bản thân mình của những Otaku thích đi đu Idol.

Nếu đã nhận thấy những khó khăn như vậy, nhưng vì đam mê mà vẫn tiếp tục muốn thử sức, nhưng bạn lại không biết làm thế nào. Thì sau đây là cách để bạn từ một vị trí khác lên BrSE.

Làm sao để trở thành BrSE

BrSE

Không có ai vừa vào ngành IT mà có thể trở thành BrSE được. BrSE là một level mà cần có sự học tập cần mẫn mới đạt được. Thông thường để làm BrSE nhiều người sẽ đi lên từ vị trí khác:

Để trở thành BrSE cần có các kỹ năng tối thiểu : ngôn ngữ (giao tiếp), kỹ thuật, quản lý, hiểu biết về văn hóa giữa các bên tham gia dự án.

Những kiến thức cần học để trở thành BrSE thì phải kể ra:

  • Học ngoại ngữ N2 trở lên
  • Thành thạo một ngôn ngữ lập trình, một framework, nhiều hơn càng tốt.
  • Học các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề… bằng cách thực hành nhiều hoặc đọc nhiều để tạo sự phản xạ.
  • Kỹ năng như quản lý, quản lý dự án bằng cách thực chiến và học hỏi từ các sempai.

Tất nhiên khi đã có được những kiến thức và kỹ năng để đảm bảo trở thành một BrSE giỏi thì bạn phải vượt qua vòng phỏng vấn (bước 1 chân vào cánh cửa nghề). Vậy để có một CV ấn tượng và một cuộc phỏng vấn thành công thì dưới đây là bí quyết dành cho bạn chuẩn bị thật tốt.

Cuối cùng, để trở thành BrSE không thể thiếu sự quyết tâm, có quyết tâm thì có thể làm được tất cả.

So sánh công việc của BrSE và những vị trí tương đương khác

Bên cạnh nghề có tên là Kỹ sư cầu nối BrSE thì cũng có những vị trí làm những công việc tương tự như: Comtor, JQC,... vậy sự giống và khác nhau giữa những công việc này là như thế nào? 

  • IT Comtor chính là nghề phiên dịch tiếng Nhật chuyên ngành IT. 
  • QA (Quality Assurance) là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra chất lượng phần mềm bằng tiếng Nhật để hoàn thành các yêu cầu chất lượng được chấp thuận bởi khách hàng hay bên liên quan trước khi công việc dự án được bắt đầu. 
  • Ngoài ra, QA cũng thực hiện các công việc giống như QC nhưng sẽ chuyên sâu về tiếng Nhật hơn.

Sự khác biệt giữa các  công việc IT Comtor, BrSE, JQC trong các công ty offshore thị trường Nhật Bản  như thế nào, hãy đọc bài viết trong đường dẫn ở trên nhé. Ngoài ra, nếu đi sâu hơn vào nghề thì bạn có thể tham khảo ở đây: Tìm hiểu về BrSE, IT COMTOR, JQC là gì?

 BrSE

Nghề cũng tương đương với BrSE thì một kỹ sư phần mềm (SE) thường chịu trách nhiệm thiết kế các hệ thống, các lập trình viên (DEV) thường chịu trách nhiệm mã hóa việc thực hiện nó. 

Kỹ sư phần mềm không phải là một developer chỉ đơn thuần làm công việc viết mã mà họ còn làm nhiều việc hơn để phát triển phần mềm. Với khối lượng công việc lớn thì giữa SE và BrSE có sự khác biệt nhau đấy.

Tài liệu học để trở thành kỹ sư cầu nối giỏi

Để trở nên giỏi hơn thì không còn cách nào khác ngoài việc mỗi ngày đều học tập thật chăm chỉ. Bởi vì công nghệ và thời đại thì luôn luôn phát triển, nên việc tìm kiếm tài liệu để trau dồi là cần thiết:

Tài liệu học để trở thành BrSE (tham khảo bài này)

Lương của BrSE ở Nhật và ở Việt khác nhau như thế nào?

Lương luôn là điều mà nhiều người chú ý đến khi muốn ứng tuyển một vị trí, huống hồ BrSE lương cũng kha khá đối với nhiều ứng viên. Dưới đây là mức lương tương ứng với các level BrSE:

luong brse

Bởi vì mức sống ở hai nơi giữa Nhật và Việt khác nhau nên sẽ có sự khác biệt về lương. Tuy lương thì có vẻ khá nhưng làm công việc gì cũng có cái khó của nó. 

Cụ thể lương của BrSE ở Nhật và Việt khác nhau như thế nào hãy tham khảo bài viết tại đây để tìm hiểu nhé!

Lương cũng là thành quả, là trái ngọt cho những tháng ngày nếm trải khó khăn của các dự án dành cho BrSE.

Ngoài ra nếu có câu hỏi gì về nghề BrSE, thì hãy đọc bài viết này để giải đáp những thắc mắc như: Để trở thành kỹ sư cầu nối thì nên bắt đầu từ đâu, lời khuyên cho bạn nếu muốn theo nghề kỹ sư cầu nối, Để trở thành 1 BrSE giỏi thì cần chú ý điều gì,...

Kết luận

Để trở thành BrSE phải trải qua một quá trình học hỏi và mài giũa kiến thức lao cực. Mới bắt đầu có thể có nhiều gian khổ, nhưng đổi lại sẽ có quả ngọt về sau. Nếu bạn bước vào con đường trở thành Kỹ sư cầu nối, thfi hãy có kế hoạch định hướng và quyết tâm nhé!

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành