Bí kíp giúp bạn chinh phục công việc mơ ước dù bạn chưa đủ tiêu chuẩn


Chỉ cần bạn làm điều tương tự dưới đây thì dù bạn không đủ điều kiện cũng có thể chinh phục được những vị trí công việc mà bạn mong muốn.

1. Bằng cấp không quá quan trọng như bạn nghĩ

Hãy phá bỏ câu chuyện hoang đường về bằng cấp ngay lúc này đi. Hãy nghĩ về điều này: các công ty đưa ra mô tả công việc bởi vì họ muốn hoàn thành điều gì đó – một công việc.

Và “công việc” chính là cách gọi chung của một loạt các nhiệm vụ mà công ty trả tiền cho bạn để bạn hoàn thành.

Miễn là bạn có thể tìm hiểu được những nhiệm vụ đó là gì và cho công ty thấy bạn có thể hoàn thành chúng, vậy thì bạn đã đủ điều kiện cho công việc ấy.

Có hai khoảnh khắc quyết định trong quá trình tìm việc mà bạn cần phải nắm vững:

  1. Giành được một cuộc phỏng vấn
  2. Chính cuộc phỏng vấn

Hãy cho công ty thấy bạn có thể đảm đương công việc trong hai khoảnh khắc quyết định này, và bạn có thể chinh phục bất cứ công việc nào mà mình muốn, cho dù bạn có đủ điều kiện trên giấy tờ hay không.

2. Để nhận được cuộc phỏng vấn cho một công việc mà bạn không đủ tiêu chuẩn

sap xep cuoc phong van

“Làm thế nào mình có thể khiến cho công ty chú ý đến mình và sắp xếp một cuộc phỏng vấn cùng mình khi mà tất cả mọi người đều trông có vẻ đạt tiêu chuẩn hơn mình?”

Một khi bạn đã có được một cuộc hẹn phỏng vấn, bạn sẽ cần một tập hợp các kỹ năng khác (điều đó sẽ được nói rõ hơn ở đoạn sau), nhưng bây giờ, bạn chỉ cần phải được chú ý đến đã. Dưới đây là một vài mẹo để bạn có thể giành được một cơ hội phỏng vấn mặc dù không có vẻ đạt chuẩn trên giấy tờ.

Yêu cầu công việc chính là hình mẫu lý tưởng (đừng tự đánh giá thấp mình)

Các công ty đưa ra bản mô tả công việc là để tiết kiệm thời gian. Họ nêu chúng ra để tăng xác suất thu hút và phỏng vấn những ứng viên đủ điều kiện và lọc ra những ứng viên không đạt chuẩn.

Chính vì thế, khi bạn nhìn thấy một công ty hay một công việc mà bạn muốn ứng tuyển vào, đừng từ bỏ việc ứng tuyển chỉ vì bạn không phù hợp với các yêu cầu được nêu. Hãy nhớ rằng: bạn không cần phải đủ điều kiện. Bạn chỉ cần có khả năng hoàn thành công việc ấy thôi.

Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp đang tìm kiếm người làm công việc ghi sổ cơ bản, bản mô tả công việc có thể sẽ nêu “Tốt nghiệp BComm ngành Kế toán hoặc các lĩnh vực liên quan” bởi vì những người này có khả năng sẽ có thể đảm nhận việc ghi sổ.

Nhưng nếu bạn là một sinh viên nhiếp ảnh đã làm công việc ghi sổ ở cửa hàng tiện lợi của gia đình, vậy thì bạn cũng đã đủ điều kiện ngang hàng với người có bằng kinh doanh – có khi còn hơn thế nữa. Chỉ là công ty vẫn chưa biết đến điều đó thôi.

Tất nhiên là ý tôi không phải bạn nên xin vào làm dù công việc yêu cầu bạn phải biết nói tiếng Farsi trôi chảy và bạn thì không thể. Tôi không bảo bạn phải nói dối hay lừa gạt bất cứ ai. Điều tôi đang nói ở đây là, đừng để những điều phổ biến như “chúng tôi yêu cầu 3-5 năm kinh nghiệm làm việc” hay “phải có kinh nghiệm làm phục vụ trước đây” làm bạn nản lòng khi tìm việc.

Tìm và tạo dựng mối quan hệ

tao moi quan he

Và chúng ta sẽ sử dụng nguyên tắc tương tự để giành được công việc dù bạn không đủ điều kiện: Hãy mời ai đó ở công ty đi uống cà phê để hỏi xin lời khuyên của họ về công việc và cả công ty.

Không gợi ý rằng bạn nên bắt đầu nhắn tin và phỏng vấn các vị giám đốc một cách dồn dập, nhưng khi mà bạn có hứng thú với một công ty, hãy liên hệ với một người làm việc ở đó. Kể cả khi họ hiện tại không có vị trí trống nào.

Và hãy nhớ rằng:

  • Đừng yêu cầu một công việc ngay lập tức. Thay vào đó, hãy thể hiện rằng bạn là một người trung thực và nắm vững được chuyên môn của mình. Đến khi bạn thật sự ứng tuyển vào công ty, người này có thể giúp bạn có được thông tin cơ bản về công việc thực sự ra sao.
  • Người đó không nhất thiết phải là quản lý tuyển dụng hay người làm trong bộ phận tiềm năng mà bạn mong muốn. Họ có thể chỉ cần là những người liên hệ cấp 2 hay cấp 3 trông có vẻ thân thiện nhất và dễ tiếp cận nhất trên tài khoản LinkedIn của bạn.
  • Bày tỏ yêu cầu của bạn theo hướng thể hiện sự mong muốn được tìm hiểu về công ty. Nếu người đó là quản lý tuyển dụng, hãy hỏi họ nhiều hơn về vai trò và bộ phận làm việc. Và nếu đầu mối liên lạc của bạn thấy thoải mái, hãy yêu cầu được nói chuyện với một người khác gần với công việc mà bạn muốn hơn.

Trở nên khác biệt, đừng chỉ giỏi hơn

Có rất nhiều loại điện thoại thông minh, nhưng trong đầu mình, chúng ta đặt một chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note ở một danh mục khác với chiếc iPhone XS Max. Chiếc điện thoại Note có thể có thông số kỹ thuật phần cứng tốt hơn hay camera tốt hơn iPhone, nhưng lại có hàng triệu người vẫn chịu trả nhiều tiền hơn để có một chiếc iPhone hơn là chiếc Note. Tại sao lại thế?

Bởi vì đối với loại hàng hóa như muối, mọi sản phẩm về cơ bản đều giống nhau và chúng chỉ cạnh tranh với nhau về giá cả. Ngược lại, Apple đã rất chăm chỉ để đưa sản phẩm của mình vào danh mục cao cấp hơn so với sản phẩm của đối thủ. Điều này cho phép họ tính phí nhiều hơn đối với các tính năng về cơ bản là đều tương tự như nhau.

Giờ hãy áp dụng điều này vào việc “săn việc”. Thay vì cố gắng để trở nên tốt hơn, sẽ thế nào nếu bạn lật ngược kịch bản và làm cho bản thân trở nên khác biệt?

Bằng cách này, bạn buộc công ty phải đánh giá bạn dựa trên chính con người bạn, thay vì so sánh bạn ngang hàng với những ứng viên khác. Bởi vì hãy đối mặt với điều này: luôn luôn sẽ có ai đó có vẻ tài giỏi hơn bạn trên mặt giấy tờ.

Tuy nhiên, khi bạn khiến bản thân khác biệt, công ty sẽ không quan tâm những gì trên bản sơ yếu lý lịch hay thư xin việc của bạn. Họ sẽ chỉ muốn thuê bạn làm việc.

Tập trung vào kỹ năng và thế mạnh

Và đừng lo lắng về những điểm yếu của bạn trừ khi họ hỏi đến. Hơn nữa, đã quá đủ khó khăn để có thể vào được công ty mà bạn thì không tự đánh giá thấp chính mình.

Trong sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn, hãy đảm bảo có bao gồm những thứ mà bạn có thể đã làm không lương. Những thứ như:

  • Các cơ hội tình nguyện phi lợi nhuận
  • Các tổ chức của trường
  • Các khóa học online có liên quan

3. Chinh phục cuộc phỏng vấn cho công việc mà bạn không đủ tiêu chuẩn

Nói năng lưu loát

Bạn không cần phải là chuyên gia trong công việc mà bạn sắp nhận. Họ biết bạn là một sinh viên. Nhưng điều sẽ gây ấn tượng chính là liệu bạn có sử dụng các biệt ngữ mà những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó sử dụng hay không.

Thêm vào đó, bạn sẽ ghi nhiều điểm hơn (và cả cho nhà trong trường Hogwarts của bạn) nếu bạn có thể nói về những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực cụ thể đó và đối thoại về các vấn đề trong ngành.

Mẹo này không phải là về việc biến giả thành thật. Mà là về việc bắt đầu tìm hiểu về công việc và cách bạn có thể thành công trong công việc đó để thể hiện sự chủ động và hăm hở. Đó là về việc thể hiện một sự tò mò thực tâm với vai trò làm việc và với chính công ty. 

Tìm hiểu bảng mô tả công việc

tim hieu bang mo ta cong viec

Biết được tại sao công ty muốn tìm ai đó từ trường Ivy League hay là tại sao họ muốn tìm người có kỹ năng giao tiếp xuất sắc chính là chìa khóa để chinh phục một cuộc phỏng vấn.

Biết được điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu những câu chuyện từ trải nghiệm của chính mình để có tương quan chặt chẽ với các phần công việc và cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đã làm điều gì đó tương tự với mô tả công việc.

Đây là một thực tế: nhân viên viết bản mô tả công việc tại các công ty đã viết chúng theo quan điểm của họ. Có nghĩa là, bản mô tả cho chức vụ quan hệ công chúng thực tập có thể nói rằng:

Yêu cầu: Bằng cấp trong ngành tiếp thị hoặc ngành tương tự và kỹ năng viết lách xuất sắc

Nhưng sự thật là họ chỉ muốn tìm người có thể viết thông cáo báo chí và giữ liên lạc với các nhà báo.

Tham gia buổi phỏng vấn cho công việc đó – kể cả với tấm bằng Kỹ thuật Y-Sinh học không hề liên quan chẳng hạn – và nói về việc bạn từng viết báo cho một tổ chức y tế phi lợi nhuận sẽ giúp bạn tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc nói về việc bạn đã viết báo trường.

Nếu bạn có một đầu mối liên hệ trong công ty, hãy đến gặp họ và hỏi họ xem công việc thực sự ra sao.

Cuối cùng là

Để giành được công việc mà bạn không đủ điều kiện để ứng tuyển, bạn cần phải đón nhận nhiều góc nhìn khác nhau. Nếu bạn có thể hoàn thành những nhiệm vụ nêu trong bản mô tả công việc, vậy thì có khả năng là bạn có thể đảm đương công việc ấy. Đừng tự cảm thấy mình không đủ tư cách để làm việc đó.

Sau đó, bạn phải tiếp cận những người phù hợp bằng việc tìm kiếm người liên hệ trong công ty và nắm bắt thông tin phù hợp, và thể hiện bản thân một cách khác biệt so với những người khác. Đừng để họ so sánh bạn với những ứng viên khác.

Tổng hợp

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành