6 Kỹ năng IT quan trọng mà các CIO hàng đầu đánh giá cao


Duy trì các kỹ năng phù hợp là rất quan trọng đối với tất cả các chuyên gia CNTT muốn phát triển trong sự nghiệp và khi cần biết kỹ năng nào là hot, các CIO (Chief Information Officer) sẽ cho bạn biết câu trả lời đúng đắn nhất.

Ginny Hamilton, Community Manager của The Enterprises Project cùng các cộng sự đã gặp gỡ các CIO, những người đã giành được Giải thưởng ORBIE CIO năm 2020 để tìm hiểu những kỹ năng mà họ tin rằng sẽ quan trọng đối với các chuyên gia CNTT trong năm 2021. Các giải thưởng được trao bởi Hiệp hội Lãnh đạo CIO Michigan, một cộng đồng chuyên nghiệp hàng năm công nhận các CIO vì sự xuất sắc của họ trong lĩnh vực lãnh đạo công nghệ.

Một số các kỹ năng nổi trội có nhu cầu cao liên quan đến kỹ thuật dịch vụ đám mây và an ninh mạng. Ngoài ra, các kỹ năng mềm  hoặc các kỹ năng cốt lõi như giao tiếp và kỹ năng học hỏi cũng rất cần thiết.

1. Điện toán đám mây, an ninh mạng và tư duy thiết kế

Melanie Kalmar, Corporate VP, CIO & CDO, Công ty khoa học vật liệu Dow:

Melanie Kalmar

Melanie Kalmar

“Nhiều công ty đang chuyển sang chiến lược ưu tiên cho điện toán đám mây. Khi đám mây phát triển và trở thành trung tâm của kiến ​​trúc CNTT, việc các tổ chức có lực lượng lao động có các kỹ năng đặc biệt này để hỗ trợ chiến lược của họ sẽ rất quan trọng. Nhân tài CNTT ngày nay phải tập trung vào kỹ thuật phần mềm hiện đại, có khả năng tận dụng các API và có các kỹ năng để giảm thiểu nợ kỹ thuật (technical debt) bằng cách chuyển các ứng dụng lên đám mây và giảm thiểu cơ sở hạ tầng tại chỗ (on-prime infrastructure).

Một lĩnh vực có nhu cầu cao khác – được nhấn mạnh bởi sự phát triển của kỹ thuật số trong thời gian COVID-19 – là các kỹ năng an ninh mạng. Với sự gia tăng ngày càng tinh vi trong các cuộc tấn công cả bên ngoài và bên trong, các nhóm không gian mạng (cyber teams) là cần thiết để giảm thiểu các mối đe dọa 24X7. Điều này đòi hỏi phải có các công cụ và chuyên môn để xác định và quản lý các cuộc tấn công và đưa ra các quyết định thiết kế giải pháp cần thiết để quản lý rủi ro – trong khi vẫn cung cấp các giải pháp dễ sử dụng. Ngoài ra, điều quan trọng là phải làm cho tổ chức nhận thức được các mối đe dọa tiềm ẩn và những gì cần đề phòng.

Ngoài kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng tư duy thiết kế (design thinking) ngày càng quan trọng để tạo và xây dựng các giải pháp và dịch vụ với trọng tâm là người dùng nội bộ hoặc người dùng bên ngoài. Sử dụng tư duy thiết kế hoặc các kỹ thuật thiết kế lấy con người làm trung tâm cho phép các nhóm xác định các vấn đề thực sự cần giải quyết và tập trung vào các nhu cầu và trải nghiệm quan trọng của người dùng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và quy trình nội bộ tốt hơn. Mỗi lĩnh vực này sẽ cần nhiều nhân tài CNTT hơn trong những năm tới và có thể mang đến cơ hội phát triển tuyệt vời cho những người muốn thăng tiến trong sự nghiệp CNTT của họ. “

2. Phân tích và định hướng dữ liệu

Mamatha Chamarthi, CIO – North America and Asia Pacific, công ty sản xuất xe hơi Stellaris:

Mamatha Chamarthi

Mamatha Chamarthi

“Khi ngành công nghiệp ô tô đang bị khuynh đảo bởi sự hội tụ của xe tự lái, tính kết nối, điện khí hóa và di chuyển chung, điều quan trọng là công ty chúng tôi phải duy trì tính cạnh tranh và tìm cách trở thành một trong những công ty vượt trội. Chìa khóa để tạo nên sự nổi trội là lắng nghe khách hàng và chuyển từ việc trở thành một công ty ô tô tham gia tất cả các dòng sản phẩm, lấy sản phẩm làm trung tâm thành một công ty định hướng trở thành một nhà cung cấp dịch vụ di động lấy khách hàng làm trung tâm. Chúng tôi cần tận dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn về vòng đời của khách hàng – từ trước khi bán, bán và dịch vụ – nhằm cung cấp những trải nghiệm hấp dẫn với xe của chúng tôi. Nhân lực CNTT nên tập trung vào khả năng phân tích, thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới trải nghiệm khách hàng theo hướng dữ liệu (data-driven).

Chúng ta phải thực sự suy nghĩ về loại tài năng mà chúng ta có và chúng ta có phải là một nơi tuyệt vời để làm việc hay không. Những nhân viên được truyền cảm hứng mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Tôi đang nỗ lực đặt ra kỳ vọng cho mỗi nhân viên và công ty của chúng tôi để tăng tốc và cung cấp với tốc độ như mong đợi của khách hàng. Nói cách khác, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng với chiếc xe được kết nối của họ theo cách mà khách hàng mong đợi từ điện thoại thông minh của họ. “

3. Hiểu biết về quản lý tài chính và hợp đồng

John Hill, CIO & SVP, Business Planning, công ty may mặc Carhartt:

John Hill

John Hill

“Ở cấp độ cá nhân, tôi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với những cá nhân không chỉ hiểu các khía cạnh kỹ thuật của dịch vụ đám mây mà còn có nắm vững các kỹ năng tài chính. Khi các công ty tiếp tục đưa ngày càng nhiều khối lượng công việc lên đám mây, việc các cộng sự hiểu rõ về kiến ​​trúc, hoạt động, hiệu suất và ý nghĩa tài chính của chúng sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Do sự phức tạp và những đánh đổi cần thiết để quản lý môi trường đám mây, việc bộ phận mua sắm (procurement) đóng vai trò chính trong lĩnh vực quản lý hợp đồng và tài chính sẽ không còn hiệu quả nữa.

Ở cấp lãnh đạo, chìa khóa để thăng tiến sẽ là khả năng xác định các lĩnh vực để đầu tư số hóa. Chúng tôi đã đạt đến điểm mà các nhà lãnh đạo CNTT cần hiểu các quy trình và mô hình kinh doanh của tổ chức cũng như các giám đốc điều hành kinh doanh để xác định các cơ hội số hóa tốt nhất. Các công ty áp dụng cách tiếp cận trong đó doanh nghiệp là chủ sở hữu sản phẩm và bộ phận IT xây dựng bất cứ thứ gì doanh nghiệp đưa ra yêu cầu sẽ không đưa công ty hoặc nhà lãnh đạo CNTT trở nên thành công. Các nhà lãnh đạo IT có thể nhận ra các cơ hội tồn tại trong khoảng xám giữa các chức năng và quy trình sẽ tự thiết lập để đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai. ”

 

4. Cần các chuyên gia bảo mật và đám mây

Jennifer Charters, EVP & CIO, Flagstar Bank:

“Trong năm 2021, tôi tin rằng có hai lĩnh vực đặc biệt sẽ có nhu cầu cao, cả hai đều do đại dịch gây ra. Đầu tiên là các kỹ sư và kiến trúc sư đám mây. Đây là những người có thể giúp các tổ chức di chuyển các ứng dụng tại chỗ của họ sang cơ sở hạ tầng đám mây. Cơ sở hạ tầng đám mây cung cấp tính linh hoạt, khả năng mở rộng và khả năng phục hồi mà các tổ chức cần để hỗ trợ tốt hơn các nền tảng kỹ thuật số quan trọng của họ. Thứ hai là các chuyên gia bảo mật. Chúng tôi đã thấy các mối đe dọa gia tăng khi những kẻ xấu cố gắng lợi dụng sự hỗn loạn của đại dịch. Bảo vệ tài sản dữ liệu vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đối với các tài năng CNTT muốn nâng cao kỹ năng của họ trong năm tới, tập trung vào một trong hai lĩnh vực này có thể sẽ hữu ích cho sự thăng tiến của chính họ đồng thời hỗ trợ nhu cầu của các tổ chức CNTT hiện đại. “

 

5. Kỹ năng giao tiếp và hơn thế nữa

Andy Frey, CIO, Công ty Tiếp thị & Quảng cáo OneMagnify:

Andy Frey

Andy Frey

“Trong bất kỳ khía cạnh nào của CNTT, các thành viên trong nhóm sẽ phát triển nhất và có giá trị nhất là những người có thể giao tiếp với cả những người trong doanh nghiệp cũng như những người khác trong lĩnh vực CNTT. Kỹ năng thuyết trình và lãnh đạo tư tưởng luôn được yêu cầu. Để xây dựng những kỹ năng này, tôi khuyến khích nhóm của chúng tôi tiếp cận với các cơ hội nói chuyện bên ngoài / bên trong và cơ hội tự học trong giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản.

Theo như những công việc cụ thể đang có nhu cầu, tôi thấy có hai thành phần nổi trội:

  • Kiến trúc sư đám mây (Cloud Architects) có thể làm việc với các nhóm ứng dụng để thiết kế cơ sở hạ tầng và đường dẫn DevOps cho các ứng dụng. Đặc biệt, những kiến ​​trúc sư có chính kiến ​​và sẵn sàng tiếp nhận những công nghệ và cách làm mới.
  • Agile Managers/Product Owners có thể giao tiếp, phát triển Câu chuyện của người dùng (User Stories), tổ chức và lập kế hoạch hiệu quả, đặc biệt là những người có thể làm cầu nối giữa việc phân phối và kỳ vọng của khách hàng của chúng tôi.

Cuối cùng, tôi luôn đánh giá cao các thành viên trong nhóm, những người tiếp cận và tình nguyện trong cộng đồng mà họ làm việc và sinh sống. Điều này không chỉ hỗ trợ kỹ năng giao tiếp của họ mà còn có được một quan điểm mà nếu không thì họ sẽ không có được. “

 

6. Nhấn mạnh vào việc học hỏi không ngừng

Ravi Pendse, VP of IT and CIO, University of Michigan:

 Ravi Pendse,

Ravi Pendse

“Khi tôi nghĩ đến tương lai của công việc và những kỹ năng sẽ giúp các tài năng CNTT và tổ chức của họ phát triển mạnh mẽ, năm vừa qua đã thực sự nhấn mạnh nhu cầu học hỏi không ngừng. Những người chủ động tìm kiếm những cách làm việc mới luôn sẵn sàng để thành công bất kể tương lai có thể ra sao.

Trên thực tế, đối với các chuyên gia CNTT, điều này có nghĩa là trở thành một “nhà tích hợp” của công nghệ và ý tưởng. Nó có nghĩa là tò mò và đặt câu hỏi về những người sẽ sử dụng công nghệ bạn tạo ra và sau đó thực sự lắng nghe câu trả lời của họ và thực hiện các thay đổi dựa trên những gì bạn học được. Tôi nhìn thấy một người thầy trong mỗi người mà tôi tiếp xúc – có rất nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau nếu chúng ta thực sự lắng nghe.

Tập trung vào việc học hỏi liên tục cũng có nghĩa là phải thông thạo các phương pháp tiếp cận hiện đại để xây dựng chuyên môn CNTT. Điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích và vai trò của bạn, nhưng cuối cùng điều đó có nghĩa là bạn nên sẵn sàng tham gia các khóa học trực tuyến để tìm hiểu một công nghệ mới hoặc kiếm chứng chỉ trong các lĩnh vực quan trọng như an ninh mạng chẳng hạn. Nó có thể có nghĩa là học khi nào bạn nên khai thác sức mạnh của điện toán đám mây và hiểu các khả năng là gì.

Điều quan trọng đối với tất cả những điều này là hiểu văn hóa của tổ chức của bạn. Những người dành thời gian để thực hiện ý tưởng của họ theo cách tôn trọng văn hóa độc đáo của tổ chức họ có nhiều khả năng thấy những ý tưởng tốt nhất của họ nảy nở

 

Theo iguru.vn

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành