5 lỗi lập trình website thường bị bỏ qua

26/10/2021

Đối với mỗi người lập trình web chắc chắn trong công việc không thể nói rằng không gặp phải lỗi lập trình nào trong web cả. Nhưng khi gặp nhiều lỗi xử lý được các lỗi đó sau này trong bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn.

Các trang web được thiết kế xong công việc ra mắt là một trong những việc mong chờ nhất. Mình nhìn được thấy sản phẩm của  mình và các bạn trong nhóm làm việc hết sức hăng say. Sau khi ra mắt không phải là đã hoàn tất mà còn chờ đợi các phản hồi từ người dùng, sẽ có những lỗi mà web đó mắc phải.  Chính vì thế để hạn chế hôm nay mình sẽ đưa ra 5 lỗi phổ biến nhất đã được tìm ra của các trang web bị lỗi.

5 lỗi lập trình phổ biến nhất khi vận hành Website

1. Vấn đề tương thích trình duyệt

Có rất nhiều trình duyệt để mọi người sử dụng như Chrome, Firefox, Internet Explorer.. Trên các trình duyệt website của bạn sẽ có giao diện khác nhau. Đôi lúc nó khác nhau ở cái nhỏ nhất như độ dày và khoảng cách phông chữ, nhưng đó cũng có thể là chức năng, đặc biệt là nếu trình duyệt mà bạn đang tối ưu không hỗ trợ một phần nào đó trên website của bạn.

trinh duyet

Có thắc mắc rằng tại sao một số trình duyệt hiển thị trang web của chúng ta khác nhau và chúng ta nên kiểm tra lại để đảm bảo trang web của các bạn hoạt động hầu hết với người dùng.

Trang web của bạn hoạt động trong hầu hết các trường hợp là do các đoạn code đúng tiêu chuẩn được thực hiện. Tuy nhiên các trình duyệt khác nhau thì cách đọc mã cũng khác nhau. Trình duyệt như Chrome và Safari chấp nhận nhiều bộ mã hơn so với trình duyệt như Internet Explorer và Firefox.

Trước khi bạn xây dựng web bạn nên kiểm tra phân tích của mình để xem lưu lượng truy cập trình duyệt của bạn được phân phối như thế nào. Một số công ty bắt buộc sử dụng các trình duyệt cũ để xử lý một số tình huống. Thông thường thì đây là những lý do nội bộ, cũng có một số phần mềm không hoạt động trên các phiên bản mới của Microsoft. Trong trường hợp này bạn phải bảo trì và chỉnh sửa với mục đích là công ty vẫn có thể sử dụng trang web ngay cả khi các phiên bản mới của Microsoft đã được cập nhật.

Modernizr

Thư viện Javascript dành cho chỉnh sửa: Modernizr

Nếu có một số đoạn mã nhất định mà bạn biết sẽ không hoạt động một số trình duyệt nhất định, hãy dùng một phương pháp khác. Một trong những thư viện JavaScript yêu thích của mình là Modernizr cho phép bạn thêm CSS dựa trên khả năng tương thích của trình duyệt. Nếu như bạn đang dùng một số Framework CSS ưa thích nhất định mà Internet Explorer không thể đọc được, thì Modernizr sẽ thêm một số lựa chọn trên trang mà bạn có thể chỉnh sửa để tạo kiểu cho các trang web khác nhau.

2. Lỗi lập trình Responsive

Nâng cấp khả năng tương thích đa thiết bị cho website là điều không phải bàn cãi vào thời gian này. Khi tối ưu website có thể bạn sẽ tập trung vào một số kích cỡ màn hình mà người dùng truy cập nhiều nhất như giao diện trên điện thoại, nhưng nếu như giao diện bị hỏng khi thể hiện ở thiết bị lớn hơn như trên màn hình 4K mà bạn không biết thì sẽ không tốt chút nào.

Với một website có tính năng responsive thì khi sử dụng trên màn hình desktop bạn có thể phóng to thu nhỏ cửa sổ browser để kiểm tra giao diện và cách thay đổi của giao diện với nhiều kích cỡ khác nhau. Đây là quy trình kiểm tra đơn giản nhưng mang lại hiệu cả cao và không mất nhiều thời gian để bạn có thể tìm ra được lỗi nếu có.

Lỗi 404 Not Found phổ biến

Lỗi 404 Not Found phổ biến

3. Links và Form không hoạt động

Một trang web trong quá trình vận hành có nhiều vấn đề về mặt chức năng có thể xảy ra lỗi. Nhưng vấn đề thường bị bỏ qua trong quy trình kiểm tra là kiểm tra tất cả link, nút, và forms.

Vì thế khi kiểm tra bạn nên thử tất cả các chi tiết mà người dùng có thể tương tác trên website như nhấp vào links, nút, điền và gửi các form… Để có lượt truy cập đã là một nhiệm vụ khó nên việc giữ người dùng lại website bằng các chức năng hoạt động ổn định cũng không nên xem nhẹ. Bạn hãy sử dụng công cụ là Screaming Frog để tự động hóa quá trình này. Công cụ này hỗ trợ bạn việc thu thập dữ liệu toàn bộ trang web.

Ứng dụng hỗ trợ kiểm tra Screaming Frog

Ứng dụng hỗ trợ kiểm tra Screaming Frog

4. Mã Noindex chưa được xóa

Lỗi ở đây là có một mã “no index” vẫn còn trên trang web của bạn khi khởi động. No index không phải đoạn mã chức năng của website mà là một đoạn mã nhỏ mà các quản trị viên website có thể thêm vào để ngăn không cho các công cụ tìm kiếm (SE) crawl website của bạn. Để website của bạn được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm và tăng độ phát tán thì phải xóa no index trên website đi

Noindex rất không tốt cho SEO

Noindex rất không tốt cho SEO

5. Tốc độ trang web chậm

Lỗi cuối cùng thông thường khiến người dùng khó chịu chính là tốc độ truy cập của trang web. Khi bạn kiểm tra web và thấy mọi thứ đều đã hoạt động ổn định tuy nhiên khi cho website online và sử dụng trực tiếp thì phát hiện ra website có tỉ lệ thoát rất cao.

Thống kê của ConversXL cho biết rằng 47% mọi người mong đợi trang web sẽ tải trong 2 giây hoặc ít hơn, đó là một yêu cầu khá khó. Thường thì nguyên nhân website load chậm là do các đồ họa, vì đồ họa có nghĩa là hình ảnh nhưng có một số trang web có cả video.

Hãy kiểm tra lại website của bạn và đảm bảo tất cả yếu tố đồ họa đã đều đã được nén (cố gắng cân bằng giữa chất lượng ảnh và độ nặng file). Việc bị chậm bởi đồ họa là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể tối ưu hết mức có thể. Ngoài ra những file, tệp Javascript, CSS cũng nên được tối ưu.

Lời kết

Trong trang web có thể xảy ra rất nhiều lỗi lập trình, cách để khắc phục được nhanh nhất là tìm ra nguyên nhân gây lỗi. Trên đây mình cung cấp 5 lỗi phổ biến trong web thông thường. Các bạn tham khảo để trước khi ra mắt web nên kiểm tra kỹ càng cẩn thận những điểm gây ra lỗi ở trên, để hạn chế việc mắc lỗi.

Theo freelancervietnam.vn

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành