5 Cách giúp dừng cuộc trò chuyện khi đối tác đang luyên thuyên


Làm sao để ngắt chuyện đối với người sếp hay đối tác quan trọng khi họ mãi luyên thuyên về chủ đề không liên quan. Dưới đây là những cách có thể giúp ích cho bạn dù bạn làm ở môi trường công ty nước nào thì vẫn áp dụng được khi phản ứng như vậy và không thât lễ với đối phương.

Trong một cuộc họp hay bàn bạc chuyện làm ăn bạn đã từng nhận thấy rằng câu chuyện của đối phương đi xa khỏi chủ đề chính? Trong lúc thể hiện Aizuchi (hưởng ứng câu chuyện bằng vẻ mặt) tươi cười thì lòng bạn như bị thiêu đốt do vẫn còn vấn đề khác muốn bàn, muốn về nhà sớm vì không có thời gian...

Dù bị buộc vào thế phải tiếp chuyện phiếm không ngừng hay bàn những câu chuyện chẳng mấy gì quan trọng, nhưng nếu như đối phương trước mắt bạn là sếp hay đối tác hoặc khách hàng quan trọng, thì thật khó để mình là người kết thúc câu chuyện trước đúng không?

Hôm nay sẽ giới thiệu mẹo để kết thúc câu chuyện phiếm một cách tự nhiên mà không mắc lỗi. Chúng tôi đã nhận được lời khuyên từ ông Norihiro Kurihara, đại diện của "Hội thảo giao tiếp Aoyama", nơi đã hướng dẫn cách nói cho hơn 12.000 người.

Điều cần nhớ là tôn trọng đối phương

"Đổ lỗi cho bên thứ ba" là một kỹ thuật phổ biến mà nhiều người đã và đang sử dụng.

「この後、○○担当者とも打ち合わせしないといけないので……」

「次のお客様とのアポイントが入っておりまして……」

「上司から早く戻るようにと言われておりまして……」

"Ngay sau đây, vì tôi phải gặp người phụ trách XX..."

"Tôi có một cuộc hẹn với khách hàng tiếp theo..."

"Sếp bảo tôi quay về sớm..."

Tuy nhiên, đôi khi những lời bào chữa như vậy rất khó sử dụng. Bên cạnh đó, đối phương đang nói chuyện thoải mái sẽ cảm thấy không vui khi lời của mình bị cắt ngang để ưu tiên cho người khác. Cho nên điều quan trọng là "tôn trọng người trước mặt bạn."

1. Kết thúc câu chuyện với phong cách "quan tâm đến người kia"

nhin dong ho

Bất chợt nhìn đồng hồ,

「あれ、もうこんな時間なんですね! お時間、大丈夫でしたか」

「気づかずに長居して、貴重なお時間をいただいてしまって申し訳ありませんでした。お忙しいところありがとうございました」

"Ồ, đã đến lúc rồi! Thời gian của anh ổn chứ?"

"Tôi xin lỗi vì tôi đã ở lại trong một thời gian dài mà không nhận thấy nó và đã có một thời gian quý báu. Cảm ơn vì lịch trình bận rộn của bạn."

Với kiểu phân chia này, bạn có thể có vẻ ngoài "quan tâm đến người kia" và "tôn trọng thời gian của người kia". Ngay cả khi bạn kết thúc nó đột ngột, nó sẽ không để lại một ấn tượng xấu.

2. Đưa ra hứa hẹn "lần tiếp theo" và tạo ra không khí kết thúc

「今のお話、おもしろいですね。次回お会いしたとき、そのエピソードをもっとじっくりお聞きしたいです」

「次回のミーティングは、いつ頃でしたらお時間いただけそうでしょうか」

"Câu chuyện này thật thú vị. Tôi muốn nghe thêm về phần này trong lần gặp mặt sau."

"Khi nào bạn có thời gian cho cuộc họp tiếp theo?"

Bằng cách nói từ "lần sau (次回)" theo cách này, bạn có thể chuyển không khí cuộc trò chuyện thành "sắp kết thúc". 

Nếu bạn nói "Tôi muốn lắng nghe cẩn thận vào lần sau", sẽ thể hiện rằng bạn quan tâm đến chủ đề của người kia và sẽ tiếp tục lắng nghe, vì vậy bạn sẽ không mang lại "cảm giác cắt đứt câu chuyện".

3. "Đóng vở" và "Đóng bút" là dấu hiệu của sự kết thúc

dong vo dong but

Mở sổ tay có dòng chữ "Hẹn gặp lại lần sau (ではまた次回)", thảo luận về lịch trình và đóng sổ tay. Hoặc, đối với thông tin xuất hiện trong câu chuyện của bên kia, nếu bạn mở sổ ghi chép nói "Tốt quá! Tôi sẽ ghi chú lại (それいいですね! メモしておきます)", bạn có thể thay đổi chủ đề bằng cách nói "Nhân tiện, đó là lịch trình trong tương lai ~ (そういえば、今後のスケジュールですが~)" .

Viết xong đóng vở, đóng bút. Bằng cách thể hiện cử chỉ này, có thể mong đợi rằng bên kia cũng sẽ có thể phát hiện ra "thời gian kết thúc". Nhớ là làm điều đó vào đúng thời điểm.

4. Ngắt ngang lời người khác bằng vài phản ứng

Khi người khác đang nói chuyện một cách say sưa, bạn vừa nghe vừa có phản ứng như thế nào? Nếu mà không thể hiện cảm xúc gì thì sẽ làm tâm trạng người đối diện trở nên xấu đi. Cho nên, người biết lắng nghe sẽ vừa nghe vừa làm những cử chỉ mỉm cười và thực hiện các động tác phụ họa (vỗ tay, chắp tay,...). Khi đó tâm trạng của đối phương sẽ trở nên tốt hơn. 

Có một từ mà thường hay sử dụng trong trường hợp này, đó là: ……アレ?; あっ!(Á, ối)

Đây là phản ứng mà ngay cả những người say sưa nói chuyện cũng không thể bỏ qua. Họ sẽ hỏi ngay là: "Hả, sao vậy?". 

Vì vậy, ngay lúc đó hãy nắm lấy nội dung câu chuyện mà đối phương đã nói, rồi tiếp tục câu chuyển theo kiểu:

「いや、今のお話、さすがだなと思ったんですが、それで一つ思い出したことがありまして。実は~~」

「今、お話をお聞きして、そういえば○○さんに聞いていただきたいことがあったのを思い出しました」

"Không có gì, nãy cái anh nói, thì tôi hiểu rồi, nhưng bỗng tôi nhớ ra một điều. Thực ra ..."

"Bây giờ, nghe anh kể, tôi mới nhớ ra là có cái tôi muốn muốn hỏi anh XX..."

để chuyển hướng chủ động trong đối thoại về phía mình.

ket thuc cau chuyen

Bằng cách đó, chính bạn có thể kiểm soát được thời điểm kết thúc câu chuyện. 

Đối phương sẽ nghĩ là câu chuyện mình kể liên kết với đến chủ đề của bạn, vì vậy mạch chuyện vẫn được đảm bảo và sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của đối phương khi bị bạn cắt ngang câu chuyện

Ngoài ra, bạn cũng có thể nói theo kiểu:

「今、○○さんが仰ったので思い出しました。急ぎで対応しなければならない仕事を忘れるところでした。ありがとうございます!」

 "Bây giờ, nghe anh XX nói tôi mới nhớ. Tôi sắp quên mất công việc cần phải giải quyết gấp rồi. Cảm ơn anh!"

rồi lấy sổ ghi chép của mình ra và giả bộ thao tác cho thấy mình đang ghi lại lịch trình.

Trong trường hợp này, nếu bạn tỏ ra biết ơn rằng "Nhờ có anh mà tôi mới nhớ ra việc quan trọng", thì người kia cũng sẽ không cảm thấy tồi tệ. 

Bạn cũng có thể dễ dàng đứng dậy hơn bằng cách nói rằng "Tôi có việc gấp = Tôi phải về nhà sớm (急ぎの仕事がある=早く帰らなくてはならない)"

5. Hít thở sâu vào thời điểm cao trào của đối phương

Những kiểu người có thói quen nói dài bao gồm những kiểu như muốn làm cho mọi người cười bằng một tinh thần phục vụ mạnh mẽ hay nói không ngừng để xả stress. Trong mọi trường hợp, hãy nắm bắt thời gian khi đối phương đạt đến trạng thái MAX (cao trào).

Dù đó là một câu chuyện than vãn hay chuyện hài, thì cũng có lúc đạt đến đỉnh điểm của câu chuyện và khoảnh khắc mà đối phương ngắt nhịp để lấy hơi. Trước khi chủ đề tiếp theo bắt đầu hãy nắm bắt cơ hội và đưa ra dấu hiệu “kết thúc” ngay lập tức.

Nếu bạn đang hào hứng với một chủ đề vui nhộn, hãy cười hết sức có thể và sau đó hít thở thật sâu với một tiếng "ふぅ~っ (phù)". 

Nếu đó là một câu chuyện cằn nhằn, than thở thì hãy thở dài thườn thượt để bạn có thể đồng cảm mạnh mẽ với những cảm giác không vui vẻ gì của đối phương.

「いやー、おもしろかった」

「いやー、考えさせられました」

"Không, nó rất thú vị"

"Không, nó khiến tôi phải suy nghĩ."

... và nói phần kết luận. Trường hợp rẽ ngang hướng khác dù chưa hoàn thành vấn đề chính thì:

「あ、そういえば○○の件をまだお伝えしていませんでした」

「あ、そうそう、最初にご相談した件ですが~」

"Ồ, nhân tiện, tôi vẫn chưa nói với bạn về XX."

"Ồ đúng rồi, đây là điều đầu tiên tôi tham khảo ý kiến."

Trở lại chủ đề chính và chuyển quyền chủ động cho chính mình.

 

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu một số phương pháp làm thế nào để tiếp nhận và sử dụng được, phản ứng đúng với tình hình giao tiếp phù hợp với tính cách của đối phương. Mong có thể giúp được bạn trong quá trình giao tiếp hàng ngày ở Nhật hoặc làm việc tại công ty Nhật.

Theo news.allabout.co.jp

Japan IT Works dịch



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành