21 Sai lầm trong sự nghiệp bạn nên tránh để trở thành lập trình viên giỏi (P2)


Dù là một lập trình viên chỉ vài năm kinh nghiệm, hoặc là một developer guru được mọi người nể phục, chắc hẳn bạn cũng sẽ có những sai lầm mà nếu được quay lại chắc chắn sẽ làm khác.

Hãy đón xem phần trước...

12. Chọn ngay giải pháp đầu tiên

Giải pháp đầu tiên luôn hấp dẫn và có thể là lựa chọn dễ dàng. Thế nhưng, các giải pháp tốt thường được phát hiện một khi bạn bắt đầu thắc mắc về tất cả các giải pháp mà bạn tìm thấy.

Luôn nhớ rằng, bạn là một lập trình viên, công việc của bạn không chỉ là tìm một giải pháp cho vấn đề nào đó. Điều bạn cần làm chính là tìm ra giải pháp đơn giản và tối ưu nhất cho vấn đề đó.

 

13. Không nhận biết được điều gì không nên làm

Những lập trình viên giỏi nhất biết điều gì không nên làm.

Viết lại toàn bộ code từ đầu chỉ để dễ đọc hơn, hoặc chuyển sang framework mới chỉ vì một vài vấn đề gặp phải không phải lúc nào cũng là quyết định tốt. Bạn cần nhìn bài toán và giải pháp tổng thể, và cần quyết định những việc gì nên và không nên làm.

Một ví dụ đơn giản: công ty bạn cần xây dựng một blog cho đội digital marketing và cần bạn tư vấn. Thay vì chỉ cần dùng WordPress và chỉ cần vài ngày để cài đặt, cấu hình bạn lại lên kế hoạch cho việc xây dựng một hệ thống CMS mất 3 tháng. Hoặc khách hàng cần xây dựng một hệ thống e-commerce hoàn chỉnh, thay vì dùng Magento hay CSCart là phù hợp bạn lại tư vấn để xây dựng hoàn toàn từ đầu tiêu tốn nhiều chi phí, nhân lực.

 

14. Không thừa nhận sự thiếu hiểu biết

Điều này rất hay xảy ra với những người làm việc lâu năm. Bạn có thể là một lập trình viên rất giỏi, thế nhưng bạn không thể là người biết hết mọi ngóc ngách của công nghệ. Đơn giản đó là điều không thể.

Tuy vậy, những người non kinh nghiệm hơn bạn  lại có thể nảy ra một giải pháp tốt, hiệu quả cho vấn đề cần giải quyết. Lập trình viên giỏi không phải là người luôn áp đặt các giải pháp của họ và bắt mọi người phải tuân theo. Thay vào đó, họ rất công bằng, biết lắng nghe và giải pháp tốt nhất sẽ giành chiến thắng.

 

15. Không quản lý được áp lực

Một lập trình viên tốt là người biết “giải vây” áp lực. Họ sẽ không tìm cách tự mình hoặc yêu cầu cả team mình giải quyết tất cả mọi vấn đề. Khi bị thúc ép bởi thời hạn hoàn thành và những cam kết không khả thi, họ cần phải có kỹ năng giao tiếp với những người liên quan trong dự án để tìm ra giải pháp và kế hoạch thực tế hơn. Và điều đó giúp cho họ điều chỉnh được kế hoạch một cách hợp lý.

 

16. Không xây dựng mối quan hệ và tạo dựng niềm tin

Lập trình viên có thể làm việc độc lập , tuy nhiên những lập trình viên giỏi cũng rất giỏi trong việc xây dựng các mối quan hệ.

Cách đơn giản nhất để tạo dựng niềm tin và mở rộng các mối quan hệ là hãy giúp đỡ các đồng nghiệp trong tình huống khó khăn. Bạn có thể chủ động trong việc đưa ra lời đề nghị giúp đỡ mà không ngần ngại gì. Tự nguyện giúp đỡ người khác hoàn thành công việc của họ không chỉ giúp phát triển kỹ năng chuyên môn của chính mình mà còn tạo được tầm ảnh hưởng của bản thân những nơi bạn làm việc.

lập trình viên giỏi cũng giỏi xây dựng mối quan hệ

Lập trình viên giỏi cũng giỏi xây dựng mối quan hệ

 

17. Không có cái nhìn toàn cảnh

Hầu hết thời gian làm việc của một lập trình viên chính là code, hoặc là giải quyết các vấn đề phát sinh của code. Điều này không có gì sai trái cả. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một phần của cả tổ chức, có tầm quan trọng hơn bạn cần dành thời gian để tìm hiểu tất cả mọi vấn đề liên quan.

Cách tiếp cận tốt nhất và đơn giản nhất chính là yêu cầu sự giúp đỡ của người hướng dẫn (mentor), hoặc những người kinh nghiệm , người ở vị trí cao hơn. Họ có thể giúp đỡ bạn phát triển kỹ năng nhanh chóng và hỗ trợ bạn có cái nhìn toàn cảnh trong những dự án lớn. Hoặc họ có thể giúp bạn thấy được cả chiến lược của công ty mà bạn là một phần trong đó.

 

18. Làm những điều dư thừa

Lập trình viên giỏi không làm lại những thứ đã có. Họ luôn sử dụng lại và xây dựng các chức năng dựa trên những gì đã có sẵn. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn thừa hưởng được những đặc tính tốt đã có của sản phẩm. Ngoài ra, việc này còn tạo được mối liên kết giữa các developer trong việc chia sẻ, học hỏi.

Trong phần lớn các trường hợp đã có những câu trả lời cho những vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết ở đâu đó rồi. Vì vậy, khi bạn làm gì hãy kiểm tra xem nếu người khác đã giải quyết được vấn đề đó chưa. Đây không phải là lười biếng mà cách khôn ngoan để giảm những nỗ lực không cần thiết.

 

19. Không nắm rõ các quy tắc kinh doanh

Lập trình viên đôi khi cho rằng các các quy tắc kinh doanh là phức tạp và không để ý đến và đó là sai lầm. Nếu bạn không biết rõ về các quy tắc kinh doanh, bạn sẽ không biết làm thế nào để thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, bạn cần phải có tư duy kinh doanh (business mindset) trong khi lập trình để có thể tạo ra một giải pháp hoàn toàn khả thi. Điều đó sẽ đáp ứng các mục tiêu được đặc ra hơn là chỉ tập trung vào một giải pháp kỹ thuật.

 

20. Ít giao tiếp

Không có quy tắc chung trong giao tiếp, tuy nhiên, giao tiếp tốt nơi làm việc là một điều cần thiết.

Bạn cần hiểu rõ về năng lực lẫn hạn chế của các lập trình viên khác khi làm việc cùng. Đi kèm với đó là việc nắm rõ họ yêu thích điều gì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giao tiếp với họ. Ngoài ra, giao tiếp không chỉ gói gọn trong team mà bạn làm việc mà còn là những tập thể khác trong công ty, có liên quan hoặc không liên quan đến công việc của bạn. Các cộng đồng bên ngoài cũng giúp cho sự nghiệp của bạn nếu giao tiếp tốt.

 

21. Không ưu tiên cho sức khỏe

Có sức khỏe là có tất cả. Sức khỏe là nền tảng thúc đẩy mọi thứ trong cuộc sống của bạn, bao gồm sự nghiệp. Nó nâng cao sự sáng tạo, năng lượng, và giúp bạn vượt qua những thăng trầm mà bạn sẽ trải qua.

ưu tiên cho sức khỏe

Sức khỏe của bản thân là quan trọng

Ưu tiên sức khỏe của bạn không chỉ làm một lần. Bạn cần lập kế hoạch và tạo thành thói quen hàng ngày. Hãy đầu tư và luyện tập thường xuyên, ăn ngủ, làm việc điều độ, bỏ các thói quen xấu khác như thức quá khuya, ăn uống vô độ, code không cần biết ngày đêm..

Theo itguru.vn

Japan IT Works 

 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành