10 mẹo vứt đồ không cần thiết – Bước quan trọng trong dọn dẹp nhà cửa


Mùa dịch phải ở nhà học tập và làm việc thì bạn không thể làm việc ở một nơi ở không gọn gàng được. Hãy dọn dẹp sạch sẽ thì bạn mới có thể tập trung làm những việc khác được.

Một trong những khâu cực kì quan trọng khi dọn dẹp lại nhà cửa đó chính là vứt bỏ. Chắc chắn rằng bạn có rất nhiều món mà mình không dùng tới, có những thứ không muốn vứt đi dù đã không còn dùng được nữa…

Vậy làm sao để đưa ra được một quyết định thật dứt khoát để quá trình dọn dẹp lại nhà cửa của bạn trở nên nhanh chóng hơn? Hãy cùng học 10 mẹo sau đây mà các chuyên gia Nhật Bản khuyên chúng mình nhé!

 

Mẹo thứ 1: Vứt những thứ mà bạn rõ ràng không cần

Đây là những thứ mà bạn hiển nhiên phải vứt đi không một chút tiếc nuối đó chính là thực phẩm hết hạn, phiếu giảm giá hết hạn, hộp rỗng, tạp chí cũ, v.v.

 

Mẹo thứ 2: Sắp xếp ví của bạn

Trước hết, nên bắt đầu từ một nơi nhỏ mà bạn sử dụng hàng ngày. Vứt bỏ biên lai không cần thiết, thẻ khách hàng thân thiết không sử dụng đến, v.v.

 sap xep vi tri

Mẹo thứ 3: Nếu không biết có nên vứt bộ đồ đó đi không

Hãy mặc thử bộ đồ đó ra ngoài. Nếu như bạn cảm thấy tự tin, vui vẻ khi mặc bộ đồ đó ra ngoài thì chắc chắn bạn nên giữ lại. Nếu không, bạn có thể vứt bỏ.

 

Mẹo thứ 4: Vứt bỏ những thứ bạn không nghĩ là quan trọng

Không phải là có càng nhiều đồ càng tốt. Điều quan trọng là trận trọng từng món đồ của mình dù chỉ là một số lượng nhỏ. Do đó, nếu như bạn thấy thứ gì không thực sự quan trọng hãy vứt bỏ.

 don dep nha cua

Mẹo thứ 5: Vứt đồ mà bạn không cần dù đó là đồ được tặng

Hãy hiểu rằng không phải việc vứt bỏ đồ mà ai đó tặng mình là thất lễ mà chính việc dù bạn không cần, dù bạn cảm thấy món đồ đó chiếm chỗ của mình mà vẫn giữ nó mới là thất lễ. Do đó, không cần phải áy náy, trước khi vứt hãy nói lời cảm ơn với món quà đó rồi vứt đi hoặc cho ai đó.

 

Mẹo thứ 6: Vứt bỏ những thứ không phù hợp với không gian

Dù bạn cần nhưng kích thước của đồ đó quá lớn, không có chỗ đặt để thì cũng nên vứt đi.

 don dep nha cua

Mẹo thứ 7: Không cần làm dồn vào 1 ngày, hãy tập thói quen vứt bỏ hàng ngày

Việc tạo thói quen vứt bỏ một cách dứt khoát là quan trọng. Do đó nếu hôm nay chưa xong, hãy tiếp tục vào ngày nghỉ tiếp theo hoặc vào ngày tổng dọn vệ sinh hàng tháng, hàng năm…

 

Mẹo thứ 8: Không phải là còn có thể dùng được nữa không

Khi quyết định vứt hay không, không căn cứ vào việc còn có thể dùng được nữa hay không (tức là chưa bị hỏng) mà hãy hỏi chính mình là bạn có muốn dùng nó nữa không, bây giờ có dùng tới không. Nếu không hãy vứt bỏ.

 

Mẹo thứ 9: Mục đích không phải là vứt bỏ

Khi thực hiện việc lựa chọn việc vứt bỏ gì đi, hãy nhớ mục đích của công việc này là vứt đi mà là giúp bạn giữ lại những thứ mà bạn thực sự cần.

 don dep nah cua

Mẹo thứ 10: Tìm cách buông bỏ thay vì vứt bỏ

Nếu đồ đó vẫn đang còn dùng được, hãy nghĩ đến việc tặng cho ai đó hoặc mang đi bán, quyên góp… Như vậy bạn vừa giải quyết được vấn đề của mình vừa làm một điều có ích cho người khác hoặc cho môi trường rồi!

Nếu lần tới có phải tổng dọn nhà cửa, đừng quên 10 mẹo này để giúp bạn ra quyết định thật nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Theo locobee.com 

Japan IT Works



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành