10 Điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn xin việc


Trong suốt cuộc phỏng vấn, những gì bạn nói và cách bạn thể hiện là yếu tố quan trọng giúp người phỏng vấn xác định liệu bạn có phải là một ứng viên giỏi, phù hợp với công ty và văn hóa của công ty hay không. Một trong những điều giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho một cuộc phỏng vấn là lập kế hoạch suy nghĩ cẩn thận về những điều bạn không muốn nói, và những điều bạn chắc chắn phải chuẩn bị thật kỹ để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Tại sao những gì bạn nói trong Một cuộc phỏng vấn lại quan trọng đến thế? 

Mọi điều bạn nói xuyên suốt buổi phỏng vấn xin việc đều có khả năng giúp người phỏng vấn hiểu được động cơ xin việc của bạn, cũng như kỹ năng và kinh nghiệm có thể khiến bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất cho vị trí tuyển dụng. Việc duy trì một thái độ tích cực và chuyên nghiệp trong suốt cuộc phỏng vấn có thể khiến nhà quản lý tuyển dụng tin tưởng rằng bạn phù hợp với văn hóa công ty và có khả năng góp phần làm gia tăng giá trị cho công ty.

 

1. Nói về nhà tuyển dụng hoặc công việc trước đây một cách tiêu cực

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn những câu hỏi như "Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?" hoặc "Bạn không thích điều gì ở các vị trí công việc trước đây của mình?" Việc tránh nói bất cứ điều gì tiêu cực về nhà tuyển dụng hoặc công việc cũ khi trả lời những câu hỏi này có thể cho thấy khả năng duy trì tính chuyên nghiệp và tích cực của bạn trong mọi tình huống. 

Những câu trả lời tích cực cũng có thể giúp người phỏng vấn tin tưởng rằng bạn sẽ góp phần dựng xây văn hóa công ty, và trong tương lai, bạn có thể cũng sẽ không nói bất kỳ điều gì tiêu cực về công ty họ. 

Khi trả lời các câu hỏi liên quan đến nhà tuyển dụng trước đây của bạn, hãy cố gắng nhấn mạnh về những điều mà vị trí bạn đang ứng tuyển có thể mang lại cho bạn, trong khi vị trí trước kia không thể.

Ví dụ: "Mặc dù tôi đã rất thích công việc cũ, nhưng tôi thực sự muốn phát huy các kỹ năng và kinh nghiệm mà tôi đã đạt được trong năm năm qua cho vị trí giám sát - nơi tôi có thể giúp những người khác phát triển và gặt hái thành công. Thật không may, không có bất kỳ vị trí giám sát nào ở công ty cũ, và tôi không nghĩ sẽ có vị trí giám sát nào sẽ được thiết lập trong tương lai gần."

khong nen noi khi tham gia phong van xin viec 3

2. "Tôi không biết"

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn một câu hỏi mà bạn chưa kịp chuẩn bị trước, hoặc bạn không có câu trả lời phù hợp. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để bạn chứng minh kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của mình. Bạn có thể thử nói với người phỏng vấn rằng, bạn cần một phút để suy nghĩ về câu trả lời của mình, hoặc yêu cầu họ cung cấp thông tin bổ sung mà bạn cần để đưa ra một câu trả lời chính xác.

Ví dụ: "Đây là một câu hỏi hay. Nếu bạn không phiền, tôi muốn dành một phút để suy nghĩ về nó."

khong nen noi khi tham gia phong van xin viec

3. Thảo luận về quyền lợi, thời gian nghỉ phép và lương

Buổi phỏng vấn là thời điểm bạn muốn tập trung nhấn mạnh lý do tại sao bạn là ứng viên sáng giá nhất để thúc đẩy người phỏng vấn hoặc nhà tuyển dụng đưa ra lời mời làm việc cho bạn. Trừ khi nhà tuyển dụng đề cập trước, bạn nên cố gắng đợi cho đến khi họ đưa ra lời mời làm việc, rồi mới bắt đầu thương lượng các chủ đề về quyền lợi, thời gian nghỉ phép và lương.

Thay vì hỏi rõ ràng về quyền lợi, kỳ nghỉ hoặc lương, bạn có thể đề cập đến vấn đề này vào cuối buổi phỏng vấn. Việc đề cập một cách lịch sự như vậy giúp người phỏng vấn biết bạn vẫn còn thắc mắc về những lợi ích mà vị trí ứng tuyển mang lại nhưng không gây áp lực buộc họ phải trả lời những câu hỏi đó ngay lập tức.

Ví dụ: "Tôi hi vọng có thể tìm hiểu thêm về các lợi ích và chỉ tiêu bồi thường trong cuộc trò chuyện tiếp theo của chúng ta."

 

4. “Điều này đã được đề cập trong sơ yếu lý lịch của tôi."

Tuy câu trả lời cho câu hỏi của người phỏng vấn có thể được viết trong sơ yếu lý lịch của bạn, nhưng bạn vẫn nên diễn giải lại, và cung cấp thêm chi tiết cho câu hỏi phỏng vấn. Nếu câu trả lời của bạn đã có trong sơ yếu lý lịch, có khả năng người phỏng vấn đang tìm kiếm thêm thông tin. Bạn nên trả lời những câu hỏi này bằng các ví dụ cụ thể chứng minh kinh nghiệm hoặc kỹ năng của mình hoặc giải thích bằng cấp của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển như thế nào.

Ví dụ: "Tôi có bằng cử nhân nghiên cứu pháp lý của Đại học Tampa. Tất cả các khóa học chính của tôi đều yêu cầu khả năng nghiên cứu pháp lý sâu rộng và viết ngắn gọn để có thể học tốt trong lớp. Tôi tự hào đã duy trì kết quả cao trong tất cả các khóa học của mình.

Việc nghiên cứu sâu rộng và những bài viết mà tôi đã làm trong các khóa học này đã giúp tôi chuẩn bị tốt cho công việc về mảng tiếp thị nội dung, bằng cách dạy tôi các phương pháp nghiên cứu thích hợp để tìm các nguồn đáng tin cậy và cách viết các bài chất lượng. Các kiến thức học được từ chuyên ngành cũng giúp tôi chuẩn bị cho ngành công nghiệp đặc biệt có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tiếp thị."

khong nen noi khi tham gia phong van xin viec 2

5. Ngôn từ sử dụng không chuyên nghiệp

Việc thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong buổi phỏng vấn là rất quan trọng. Một trong những cách thể hiện sự chuyên nghiệp tốt nhất là sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp. Bạn không cần sử dụng biệt ngữ trong ngành, mà bạn nên cố gắng tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu chuyên nghiệp, bao gồm tiếng lóng, từ tục tĩu và từ đệm ("như" hoặc "ừm").

Bạn có thể tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng phấn khi bạn thả lỏng, hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ đáp như thế nào, và tập trung vào việc diễn đạt rõ ràng. Bạn cũng có thể tránh sử dụng các từ đệm bằng cách dừng lại một chút, hoặc hít thở sâu.

Phần tiếp theo của bài viết này sẽ tiếp tục thảo luận về những điều bạn nên tránh đề cập đến trong cuộc phỏng vấn, kèm các mẹo và ví dụ về những điều bạn có thể nói thay thế.

Hãy chờ đón phần tiếp theo vì sẽ có những câu nói thú vị hơn nữa nhé!

Theo ybox.vn

Japan IT Works






Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành