Lái xe ô tô ở Nhật: những điểm khác biệt quan trọng và không quá quan trọng trong quy tắc giao thông ở Nhật Bản


Dù phương tiện công cộng như tàu điện, shinkanzen phổ biến tại Nhật nhưng lái xe ô tô cũng là một trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn sống tại đây. Tuy nhiên, để lái xe ô tô tại Nhật không vi phạm các quy tắc thì sau đây là những điểm khác biệt bạn chú ý để hiểu biết thêm về văn hóa giao thông nhé!

Lái xe ở Nhật Bản: Những điểm khác biệt quan trọng

Những điểm chính như hướng di chuyển trên đường cho tới những chi tiết nhỏ hơn như khi nào thì đèn xi nhan bên phải xuất hiện tại các cột đèn giao thông. Đây đều là những chi tiết quan trọng cần phải nhớ nhưng bạn sẽ nhanh chóng thành thạo sau khi lái xe ở đây một vài ngày.

Hướng giao thông

giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban

Giao thông ở Nhật quy định lái xe về bên trái làn đường. Nếu bạn tới từ quốc gia lái xe bên phải như Việt Nam thì bạn cần phải thích nghi với việc lái xe bên trái này. Điều đó có nghĩa là tay lái sẽ nằm ở phía bên phải của xe và việc nháy đèn xi nhan/cần gạt nước cũng bị đảo bên (do đó nên ban đầu có thể bạn sẽ vài lần ấn nhầm nút cần gạt nước). Khi lái xe, rẽ sang trái là khúc cua gần, còn rẽ sang phải là khúc cua xa. 

 

Những quy tắc riêng trên những con đường ở Nhật Bản

1. Dừng lại tại tất cả các đoạn giao cắt với đường sắt 

Khi tới đoạn giao cắt, hãy dừng lại quan sát cả hai chiều tàu chạy, rồi mới đi tiếp. Các tín hiệu đường sắt sẽ cho bạn biết liệu tàu có chạy qua hay không nhưng việc dừng lại này là biện pháp đề phòng trường hợp đèn tín hiệu không hoạt động hoặc bị trục trặc vì lý do nào đó. 

Quy tắc này có vẻ làm các phương tiện giao thông bị chậm lại một cách không cần thiết, nhưng với số lượng tàu và tần suất tàu chạy dày đặc như ở Nhật, việc này sẽ giúp bạn an toàn hơn khi lưu thông qua những đoạn giao cắt này. 

 

2. Không được phép rẽ trái khi đèn đỏ

Tại Nhật Bản khi gặp đèn đỏ bạn không được phép rẽ trái (cũng giống như ở các nước đi đường bên phải không được rẽ phải khi gặp đèn đỏ). Bạn chỉ có thể đi nếu nhìn thấy đèn tín hiệu màu xanh lá hoặc khi có tín hiệu mũi tên rẽ màu xanh, còn khi gặp đèn đỏ có nghĩa là dừng. 

giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 1

Trường hợp ngoại lệ duy nhất bạn có thể rẽ là khi có tín hiệu hình chữ nhật màu xanh nước biển với mũi tên màu trắng chỉ sang trái như hình vẽ dưới đây. Tín hiệu này có nghĩa là bạn được phép rẽ trái mà không cần quan tâm tới đèn tín hiệu giao thông. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, bạn vẫn cần dừng lại quan sát giao thông trước khi rẽ.

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 2

3. Đèn đỏ và những mũi tên xanh lá cây

Thoạt đầu bạn sẽ hơi bỡ ngỡ khi nhìn thấy tín hiệu này. Nếu bạn nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ nhưng có mũi tên xanh lá cây chỉ tới hướng mà bạn muốn đi thì bạn vẫn được di chuyển theo hướng mũi tên đó, còn nếu không có bạn phải dừng lại chờ đèn đỏ. Nói tóm lại, nếu có đèn hiệu mũi tên màu xanh lá cây chỉ theo hướng nào thì bạn được di chuyển theo hướng đó mà không cần quan tâm xem các đèn giao thông còn lại hiện màu gì.

 

Tốc độ

giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 3

Ở Nhật Bản các tài xế lái xe một cách chậm rãi và đôi khi còn rất chậm. Trung bình tốc độ lưu thông xe ở quốc gia này chậm hơn 10 đến 20 dặm/giờ so với ở Mỹ bất kể là đường trong khu dân cư hay quốc lộ. Kể cả khi bạn đi trên đường cao tốc có thu phí thì bạn cũng không được phép đi quá nhanh. Hãy hết sức lưu ý về tốc độ chiếc xe và để ý tới tốc độ di chuyển của các xe xung quanh cũng như các biển báo hạn chế tốc độ nhé.

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 4

Biển tín hiệu ở phía bên trái trong bức hình trên là biển báo tốc độ tối đa, còn biển báo bên phải với dòng kẻ nằm bên dưới con số là biển báo tốc độ tối thiểu (biển báo này hiếm gặp hơn). Việc hạn chế tốc độ tối đa ở Nhật Bản khá phiền toái và rõ ràng sẽ kéo dài thời gian di chuyển trên đường của bạn nhưng điều này là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trên những con đường nhỏ hẹp và ngoằn nghèo ở Nhật. 

Có những đoạn đường cho phép xe lưu thông hai chiều nhưng chỉ đủ rộng cho một xe lưu thông, và còn có những khúc cua gấp với các điểm mù và những hẻm khuất tầm mắt có thể có xe chạy qua. Vì thế, việc hạn chế tốc độ giúp việc lưu thông trên đường trở nên an toàn hơn và bạn sẽ có nhiều thời gian để phản ứng trong các tình huống nguy hiểm. 

 

Các biển báo giao thông ở Nhật Bản

Biển báo dừng

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 5

Đi chậm

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 7

Biển báo không được vào

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 6

Đỗ xe/ Không đỗ xe

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 8

Để tránh nhầm lẫn với các biển báo cấm vào ở trên, biển báo cấm dừng/đỗ xe (hai biển báo bên trái) có thể được phân biệt bởi nền màu xanh dương. Biển báo cho phép đỗ xe màu xanh da trời ở bên phải thì hiếm hơn nhiều. 

Không giống như ở nhiều quốc gia khác, ở Nhật rất hiếm những con phố cho phép đỗ xe trên hè phố ngoại trừ vùng nông thôn. Nói chung, nếu bạn định đỗ xe trong thành phố thì thường phải đỗ ở những bãi xe thu phí. 

Tuy nhiên, nếu bạn thấy tấm biển ở bên phải như bức hình trên, bạn có thể đỗ xe trên phố trong một khoảng thời gian nhất định (trong trường hợp của biển báo này, bạn được phép đỗ xe tối đa 60 phút trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng tới 8 giờ tối).

Đường một chiều

 giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 9

Biển báo phía trên thể hiện đường một chiều. Trên những con phố này, bạn có thể thoải mái lái xe ra giữa đường mà không cần phải lo gặp các phương tiện giao thông ở chiều đối diện (tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng xe đạp thường không phải tuân theo quy định này).

Trên đây là những biển báo quan trọng nhất trên đường mà bạn cần biết, nhưng bạn cũng có thể truy cập website của Hiệp hội ô tô Nhật Bản (JAF) để biết thêm các quy định giao thông chi tiết và chọn mục biển báo giao thông để xem các tín hiệu quan trọng.

 

Những điểm khác biệt không quá quan trọng trong việc lái xe ở Nhật Bản

Tín hiệu rẽ phải tại các cột đèn giao thông sẽ xuất hiện sau cùng chứ không phải đầu tiên

giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 10

Có hai loại trạm xăng

Ở Nhật duy trì cả hai loại cây xăng tự phục vụ và cây xăng có người bán hàng. Nếu tại đó bạn thấy ký tự katakana [セルフ] thì có nghĩa là bạn có thể tự đổ xăng. Nếu bạn muốn tới cây xăng có người phục vụ, người bán hàng sẽ tới cửa kính xe và hỏi bạn về chủng loại và lượng xăng mà bạn mong muốn đổ. Nếu bạn nói “như bình thường” hoặc “đầy bình” hay “mantan” thì họ sẽ đổ đầy bình xăng cho bạn.

 

Bãi gửi xe sẽ khóa ô tô của bạn lại cho đến khi bạn trả phí

giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 10

Nếu bạn đỗ xe ở bất kỳ bãi đỗ xe ngoài trời nào (không phải garage ô tô) ở Nhật Bản, thì chiếc xe của bạn sẽ bị khóa lại cho tới khi bạn trả phí trông giữ xe. Mỗi chỗ đỗ xe có một hệ thống kim loại chờ sẵn, đợi sau khi bạn đỗ xe vào vị trí khoảng 5 phút thì hệ thống này sẽ kích hoạt và một thanh kim loại sẽ chìa ra và khóa chiếc xe của bạn lại. Nếu bạn định lái xe rời đi khi mà thanh kim loại này còn đang chắn xe, bạn sẽ làm hỏng chắn bùn của xe hoặc làm hỏng bộ phận nào đó quan trọng của xe. 

Vậy khi bạn muốn lấy xe ra, hãy tới một quầy ki-ốt tự động nhỏ, ấn số chỗ đỗ xe của mình rồi trả tiền đỗ xe. Khi đó, hệ thống kim loại sẽ hạ thấp xuống và bạn sẽ có một khoảng thời gian nhất định để lấy xe ra ngoài. Bạn nhớ phải đưa xe đi trong khoảng thời gian này vì sau đó một lúc thì hệ thống cảm biến sẽ được kích hoạt trở lại và thanh kim loại sẽ lại được nâng lên.

 

Đường cao tốc có trạm thu phí rất đắt đỏ, đường không có trạm thu phí là dành cho người di chuyển hàng ngày

giao thong nhat ban lai xe oto o nhat ban 11

Ở Nhật Bản lái xe vừa tốn nhiều thời gian mà lại vừa đắt đỏ.

Bạn thử tưởng tượng mà xem, phí cầu đường trên những đường cao tốc có trạm thu phí gần bằng với giá vé đi tàu và thậm chí là vé đi máy bay cho khoảng cách tương đương. Ví dụ, lái xe từ Tokyo đến Osaka sẽ tốn 12,000 yên và mất 5 giờ đồng hồ (đấy là trong trường hợp không bị tắc đường mà điều này thì vô cùng hiếm gặp ở Nhật Bản). Cộng thêm chi phí xăng xe thì tổng chi phí của việc lái xe sẽ còn tốn kém hơn so với việc mua một chiếc vé tàu shinkansen có giá 14,720 yên để đưa bạn tới điểm đến của mình chỉ trong 2 giờ 30 phút.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng phải chọn các con đường có thu phí, vì ở Nhật Bản có khá nhiều đường không thu phí. 

Nếu bạn định lựa chọn các tuyến đường có trạm thu phí, có hai cách để bạn thanh toán phí cầu đường. Cách thứ nhất là mua vé tại chỗ: khi tới trạm thu phí để vào đường cao tốc, bạn hãy đi vào làn đường không có biển ETC, đi qua trạm và lấy vé. Khi bạn ra khỏi đường cao tốc, bạn hãy trả lại vé và trả phí (nhớ đem theo tiền mặt). Cách thứ hai là nếu bạn sử dụng thẻ ETC, thì hãy lái xe của mình vào nơi có biển ETC. Thẻ này là một hệ thống thanh toán tự động được tích hợp vào thẻ tín dụng của bạn, và thường chỉ được sử dụng bởi những người sống ở Nhật Bản lâu dài và có ý định lái xe trên đường cao tốc nhiều lần mà thôi. 

Theo tsunagujapan.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành