Lái xe ô tô ở Nhật: trường hợp khẩn cấp nên làm gì?


Dù phương tiện công cộng như tàu điện, shinkanzen phổ biến tại Nhật nhưng lái xe ô tô cũng là một trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn sống tại đây. Tuy nhiên, để lái xe ô tô tại Nhật không vi phạm các quy tắc thì sau đây là những điểm khác biệt bạn chú ý để hiểu biết thêm về văn hóa giao thông nhé!

Thói quen lái xe

Không giống như những quy định trên đường và các điểm khác biệt lớn nhỏ nêu trên, bạn không bắt buộc phải nhớ những quy tắc dưới đây. Tuy nhiên, đây là những thói quen tốt mà hầu hết các tài xế ở Nhật Bản đều thực hiện khi lái xe trên đường.

Lùi xe vào chỗ đỗ xe

 lui xe vao cho do xe

Người Nhật được dạy cách lùi xe vào chỗ đỗ xe chứ không lái đầu xe vào chỗ đỗ rồi sau đó lùi xe ra ngoài khi lấy xe. Phần đông người Nhật đều làm như thế. Khi đỗ xe ở Nhật Bản, bạn sẽ thường xuyên thấy các chiếc xe đi quá chỗ mình muốn đỗ rồi bất chợt dừng lại và lùi xe vào đó. Nếu bạn không lưu ý điều này thì bạn có thể sẽ bị bất ngờ trong khi đang tham gia giao thông trên đường. 

Nếu bạn không quen lùi xe vào chỗ đỗ xe thì bạn không bắt buộc phải làm điều này. Tuy nhiên, khi đỗ xe ở những nơi đông đúc, nhớ lưu ý rằng các tài xế khác sẽ thực hiện việc lùi xe vào chỗ đỗ xe như vậy.  

 

Nhớ sử dụng phanh tay khi đỗ xe tại Nhật

 su dung phanh tay

Do địa hình đồi núi ở Nhật Bản, mọi người đều được dạy phải kéo phanh tay lên khi đỗ xe trước khi bạn rời khỏi xe. Tương tự như thế bạn sẽ phải hạ phanh tay xuống trước khi khởi động xe.

 

Đèn cảnh báo nguy hiểm có rất nhiều tác dụng

 den canh bao nguy hien

Ở Nhật đèn cảnh báo nguy hiểm được sử dụng nhiều hơn so với các quốc gia khác. Một trong những tác dụng quan trọng nhất của đèn là để cảnh báo tài xế phía sau nếu bạn bất ngờ giảm tốc độ trên đường cao tốc (đây là điều không thể tránh khỏi khi lái xe ở khoảng cách xa vì việc tắc đường là khá phổ biến ở đây). 

Một cách sử dụng phổ biến khác là để thể hiện sự biết ơn của mình với tài xế phía sau bạn. Nếu bạn cho ai đó vượt, tài xế đó sẽ nháy đèn cảnh báo vài lần để bày tỏ sự cảm ơn chứ không chỉ vẫy tay. Đó là cách mọi người thường làm thay lời cảm ơn khi đi ô tô trên đường. Vì thế, nếu ai đó cho bạn vượt, nhớ nháy đèn cảnh báo để cảm ơn họ nhé. 

 

Vượt ở làn bên phải

 vuot lan ben phai

Cùng với việc lái xe bên trái, thì khi đi trên đường có nhiều làn xe chạy thì làn ngoài cùng bên tay phải là khu vực bạn có thể vượt. Bạn có thể lái xe trên làn này để đi với tốc độ cao hơn các phương tiện đi ở các làn bên trong, tuy nhiên việc cứ cho xe chạy suốt trên làn đường này lại là cách lái xe không phù hợp. 

Thay vào đó, sau khi đã vượt lên, bạn hãy cho xe của mình quay về làn đường bên trái. Làn đường bên phải là để cho mọi người cùng sử dụng chứ không chỉ dành riêng cho mình bạn đâu nhé.

 

Gương màu cam là để quan sát các góc cua

 guong mau cam

Điểm này vừa có thể coi là luật vừa có thể xem như một quy tắc bạn cần nhớ khi học lái xe. Một hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấy dọc khắp đường đi của mình là những tấm gương màu cam đặt bên đường. Các con đường ở Nhật Bản thường nhỏ hẹp, ngoằn nghèo, và điều này tạo nên vô số những điểm mù trên đường, góc cua hẹp và những bất trắc dành cho lái xe. 

Vì thế, ở rất nhiều các ngã rẽ và các đoạn giao cắt ở Nhật Bản, người ta sẽ đặt những tấm gương cầu lồi ở các góc cua để giúp lái xe có thể quan sát góc cua và tránh bị giật mình khi thấy xe chạy ở chiều ngược lại. Những tấm gương này đặc biệt hữu dụng khi đi vào những con phố hẹp trong thành phố hoặc những đoạn đường núi với các góc cua gấp và dốc cao dễ làm khuất tầm mắt của bạn. 

 

Người mới lái xe, người cao tuổi, xe ô tô thuê,... tất cả đều dễ dàng nhận biết bằng nhãn dán

Ở Nhật Bản, nhìn vào những chiếc xe là người ta có thể nhận ra ngay đâu là xe do những người mới lái lái, đâu là xe do người cao tuổi, người khuyết tật lái nhờ vào những miếng dán  dán ở phía trước và phía sau xe. Ý tưởng của những miếng dán này là để cảnh báo cho các tài xế khác biết, để họ có thể thông cảm và có thái độ từ tốn hơn với những chiếc xe này (mặc dù tốt nhất là bạn luôn giữ thái độ từ tốn khi lưu thông trên đường cho dù những chiếc xe xung quanh bạn là do ai lái đi nữa). 

Nếu bạn đổi bằng lái xe ở Nhật Bản bằng bằng lái mới lấy chưa được một năm ở một quốc gia khác, bạn cũng phải sử dụng miếng dán dành cho người mới lái trên xe của mình trong suốt năm đầu tiên khi bạn đổi bằng. Các nhãn dán và ý nghĩa của chúng như sau:

 nguoi moi biet lai xe otto

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết những chiếc xe đi trên đường dựa vào biển số xe. Biển số xe ở Nhật Bản gồm một ký tự đặt trước dãy bốn chữ số. Nếu ký tự a わ (wa) đứng ở đầu, điều này có nghĩa đây là xe đi thuê. Nếu có ký tự Y hoặc A thì chiếc xe đó thuộc về một nhân viên quân sự của Hoa Kỳ. 

Thêm vào đó, nếu biển số có nền màu vàng thì chiếc xe đó là loại “kei jidosha” với động cơ xe có dung tích xi lanh nhỏ hơn 600cc. Điều này có thể không phải là thông tin cần thiết, nhưng cũng góp phần giải thích một vài điều mà bạn có thể nhìn thấy trên đường, ví dụ tại sao một số chiếc xe lại lưu thông với tốc độ chậm hơn các xe khác xung quanh nó.

 

Trường hợp khẩn cấp: Bạn phải làm gì nếu gặp rắc rối trên đường?

Làm gì trong trường hợp xảy ra tai nạn?

 tai nan giao thong oto o nhat ban

Việc xử lý một vụ tai nạn ở Nhật Bản cũng tương tự như việc xử lý tai nạn ở các quốc gia khác. Quy trình được thực hiện theo những bước sau:

  1. Đảm bảo tất cả mọi người đều an toàn. Nếu có người bị thương nặng, cần phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, những người điều hành xử lý sẽ kết nối cho bạn với một người nói tiếng Anh, do đó hãy giữ nguyên đường dây khi bạn đang kết nối. 
  2. Thực hiện các bước để ngăn ngừa tai nạn tiếp theo bằng cách bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Nếu xe vẫn có thể sử dụng được, bạn hãy di chuyển xe sang bên trái đường. Đặt những hình tam giác phản quang hoặc pháo sáng (thường có trong cốp xe) sau xe khoảng 50m để cảnh báo những xe lưu thông trên đường tránh xa xe của bạn.  
  3. Gọi cảnh sát. Quay số 110 để báo cáo về tai nạn cho cảnh sát. Với đầu số 119, nếu bạn không nói được tiếng Nhật, hãy đợi cho đến khi tổng đài kết nối bạn với người nói tiếng Anh. Theo quy định của pháp luật, bạn phải liên hệ và chờ cảnh sát trong trường hợp xảy ra tai nạn, vì vậy hãy nhớ đừng bỏ qua bước này nhé. Khi cảnh sát đến, hãy trả lời câu hỏi và làm theo hướng dẫn của họ. 
  4. Trao đổi thông tin với các bên liên quan đến vụ tai nạn. Hãy yêu cầu người lái xe cung cấp tên, địa chỉ, thông tin liên lạc và ghi lại biển số xe của họ. Những thông tin này có thể rất quan trọng khi liên lạc với bên bảo hiểm hoặc nếu bạn cần liên lạc trực tiếp với bên kia trong tương lai.  
  5. Liên lạc với công ty bảo hiểm của bạn hoặc công ty cho thuê xe (trong trường hợp bạn thuê xe) để báo cho họ biết chuyện gì đã xảy ra và chuẩn bị xe tải cứu hộ (nếu cần thiết). 

 

Làm gì khi xe của bạn bị hỏng?

Nếu xe của bạn bỗng nhiên gặp sự cố trên đường, hãy làm theo những bước dưới đây. 

  1. Bật đèn cảnh báo nguy hiểm và tấp xe vào lề đường bên trái
  2. Nếu có lửa phát ra từ capo xe, hãy gọi cứu hỏa ngay lập tức bằng cách gọi số 119
  3. Sắp đặt các hình tam giác phản quang hoặc pháo sáng có trong thùng phía sau xe, cách đuôi xe của bạn 50 m để cảnh báo cho những người lái xe về mối nguy hiểm của xe bạn. 
  4. Liên hệ với công ty bảo hiểm hoặc công ty cho thuê xe (trong trường hợp là xe đi thuê) để báo cho họ biết chuyện gì đã xảy ra và sắp xếp xe cứu hộ.

Theo tsunagujapan.com

Japan IT Works 



Việc làm theo chuyên ngành

Việc làm theo ngành

Việc làm theo tỉnh thành